Sáng kiến kinh nghiệm Đặc trưng chủ nghĩa lãng mạn qua những tác phẩm văn học lãng mạn Việt Nam trong chương trình Ngữ văn THPT
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu “Sáng kiến kinh nghiệm Đặc trưng chủ nghĩa lãng mạn qua những tác phẩm văn học lãng mạn Việt Nam trong chương trình Ngữ văn THPT”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Và dù vui hay buồn thì cũng đều là biểu hiện của cùng một cái tôi thiết tha yêu đời Xuân Diệu. => Tóm lại: Vũ Ngọc Phan đã khái quát lên những nét chính của phong cách thơ Xuân Diệu: Thơ Xuân Diệu bộc lộ lòng yêu đời, ham sống mãnh liệt, thể hiện ở: cảm hứng, đề tài, cảm xúc, giọng điệu. * Chứng minh - Phân tích định hướng ba thi phẩm “Vội vàng”, “Thơ duyên”, “Đây mùa thu tới” để làm sáng tỏ nhận định. Lưu ý: Phân tích phải theo đúng đặc trưng của thể loại thơ trữ tình (chú ý vào các phương diện: cấu tứ, hình ảnh, ngôn ngữ, giọng điệu, nhạc điệu, khoảng trống, khoảng trắng trong thơ); đúng phong cách thời đại thơ Mới; đúng đặc trưng của phương pháp sáng tác lãng mạn chủ nghĩa; đúng phong cách tác giả * Bình luận - Đây là một nhận định đúng đắn, đã khái quát lên được những nét đặc sắc của hồn thơ Xuân Diệu. - Chính những nét đặc sắc này đã tạo nên phong cách nghệ thuật độc đáo và sức hấp dẫn riêng của những vần thơ Xuân Diệu. - Thơ Xuân Diệu đã khơi dậy trong ta tình yêu cuộc sống, khát vọng sống mãnh liệt, sống có ý nghĩa trong từng khoảnh khắc -> Chức năng giáo dục của văn học. - Bàn về yêu cầu đối với nhà văn và độc giả. c. Kết bài - Khẳng định lại vấn đề. 1.3.2. Đề bài 2: Nhận xét về bài thơ “Tương tư” của Nguyễn Bính có ý kiến cho rằng: “Giá trị của bài thơ không chỉ ở việc tác giả diễn tả khá mới mẻ cái tôi tha thiết, chân thành, khao khát yêu đương mà điều chủ yếu còn ở chỗ: nó gợi lên được hồn xưa của đất nước, đó là một điều quý giá vô ngần mà người ta không thể hiểu được bằng lí trí.” Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy phân tích bài thơ “Tương tư” để làm sáng tỏ. 1.3.1.1. Xác định đề - Kiểu bài: Phân tích định hướng để làm sáng tỏ một nhận định về một tác phẩm văn học. - Vấn đề cần nghị luận: bài thơ “Tương tư” của Nguyễn Bính không chỉ diễn tả mới mẻ cái tôi chân thành, tha thiết yêu đương; mà còn gợi lên được hồn xưa của đất nước. - Phạm vi tư liệu: Những hiểu biết về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, phong cách nghệ thuật Nguyễn Bính; phong trào thơ Mới, bài thơ “Tương tư” 1.3.1.2. Lập dàn ý a. Mở bài - Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề, trích nhận định. b. Thân bài * Giải thích – Chứng minh (Hướng dẫn học sinh kết hợp giải thích và chứng minh theo hai luận điểm lớn) ● Luận điểm 1: - Nguyễn Bính là gương mặt xuất sắc trong phong trào thơ Mới. Thơ ông hội tụ đầy đủ những đặc điểm của thơ Mới, mà tiêu biểu nhất là khát khao bày tỏ tình cảm của cái tôi cá nhân. Trong bài thơ “Tương tư”, nhà thơ đã bày tỏ được những sắc thái tình cảm muôn thuở, nhưng mới mẻ của con người trong tình yêu: nhớ nhung, trách móc, giận hờn, ước ao và đọng lại là nỗi buồn da diết. Những cung bậc tình cảm ấy được bộc lộ một cách đằm thắm, chân thành và tha thiết. - “Tương tư” đã trở thành một đề tài quen thuộc trong thơ ca đông – tây – kim – cổ: + Ca dao: “Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ”, “Nhớ ai hết đứng lại ngồi”. Nhưng nếu như ca dao thường là những bài lục bát ngắn, thì bài thơ “Tương tư” lại khá dài, có dáng dấp của lục bát trường thiên hiện đại, để diễn tả được những cung bậc cảm xúc phong phú của nhân vật trữ tình. Và mỗi bài thường là những mảnh tâm trạng, những khoảnh khắc cảm xúc, thì Nguyễn Bính lại diễn tả được mạch phong phú, trọn vẹn. + Truyện Kiều: “Sầu đong càng lắc càng đầy. Ba thu dọn lại một ngày dài ghê” +Thơ ca Trung Quốc: “Quân tại Tương giang đầu Thiếp tại Tương giang vĩ Tương tư bất tương kiến Đồng ẩm tương giang thủy” -> Cũng viết về đề tài này, nhưng bài thơ “Tương tư” của Nguyễn Bính vẫn mang một dấu ấn riêng đặc sắc: Tương tư thường là nỗi nhớ của hai người, nhưng ở đây là nỗi nhớ đơn phương của một chàng trai trong thế bị động ngồi thở than, kể lể - So sánh với Xuân Diệu: “Bữa nay lạnh mặt trời đi ngủ sớm Anh nhớ em, em hỡi! Anh nhớ em” (Tương tư chiều) Nếu như nỗi nhớ trong thơ của “ông hoàng thơ tình” mãnh liệt, nồng nàn; thì nỗi nhớ trong thơ Nguyễn Bính đằm thắm, nhưng không kém phần tha thiết. - Phân tích diễn biến tâm trạng tương tư của chàng trai: từ nhớ thương, giận hờn, trách móc, ước ao, mơ tưởng, và kết lại bằng khát vọng về tình yêu bền vững, gắn liền với hôn nhân. -> Tiểu kết: Nguyễn Bính đã bày tỏ một cách mộc mạc, hồn nhiên cái tôi cá nhân. Qua đó, chúng ta cũng cảm nhận được dấu ấn tâm hồn của cả một thế hệ thanh niên trí thức tiểu tư sản, với đời sống tâm hồn phong phú, nhạy cảm, khao khát yêu đương, và khát khao được sẻ chia, đồng điệu. ● Luận điểm 2: bài thơ còn gợi lên được hồn xưa của đất nước - “Hồn xưa của đất nước”: Nếu như Đoàn Văn Cừ, Bàng Bá Lân, Anh Thơ là những thi sĩ của cảnh quê, thì Nguyễn Bính lại là nhà thơ của hồn quê, thơ Nguyễn Bính đã lưu giữ mảnh hồn xưa của đất nước. Vì vậy, tác giả của “Tương tư” đã “đánh thức người nhà quê vẫn ẩn náu trong lòng ta” (Hoài Thanh). - Bài thơ là bản nhạc lòng của một chàng trai đang yêu, nhưng ở tầng sâu của nó đã đem lại cho người đọc những rung cảm tinh tế, sâu sắc về một cái gì rộng lớn và thiêng liêng hơn. Bởi mối nhân duyên của đôi trai gái này gắn liền với khung cảnh và tạo vật thôn quê từ bao đời nay. Tình cảm của chàng trai giăng mắc cả không gian thôn làng (thôn Đoài – thôn Đông), đò giang, đầu đình, vương vấn trong những hình ảnh sóng đôi thân thuộc, gần gũi của làng quê: hoa bướm, giàn trầu, hàng cau. Điều này tạo nên không gian quê kiểng cho nhân vật trữ tình bày tỏ nỗi tương tư; đồng thời cũng là phương tiện để nhà thơ bộc lộ lòng mình một cách tự nhiên, kín đáo, ý nhị. Đó chính là hồn quê quyện trong mối duyên quê và cảnh quê. - Sự thể hiện “hồn xưa của đất nước” trong lối suy nghĩ, xúc cảm gắn với đất trời, cây cỏ thiên nhiên: + Cách tính thời gian: “Ngày qua ngày lại qua ngày. Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng” + Cách tính không gian của người dân quê: “Bảo rằng cách trở đò giang. Không sang là chẳng đường sang đã đành. Nhưng đây cách một đầu đình. Có xa xôi mấy mà tình xa xôi” + Thể hiện khát vọng: “Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào”. - “Hồn xưa đất nước” lắng đọng trong nghệ thuật thể hiện: đậm đà phong vị ca dao: - Giọng kể lể của điệu lục bát dân gian được sử dụng nhuần nhuyễn với những cách nói, cách ví von bóng gió mà sâu sắc. - Cách bộc lộ tình cảm, tâm trạng kín đáo bằng lối nói vòng thông qua những hình ảnh cặp đôi đậm chất quê hương. - Nghệ thuật dùng chất liệu ngôn từ dân gian: địa danh (thôn Đoài – thôn Đông), cách đo đếm thời gian rất quê, số từ, thành ngữ được sử dụng nhuần nhuyễn - Thể thơ lục bát điệu nói dân gian nhẹ nhàng, mà đằm thắm, da diết, giàu dư vị. -> Nguyễn Bính đã dùng những hình thức dân gian để chuyển tải nội dung thẩm mĩ của thơ Mới. Với cái tôi độc đáo và sự cách tân nghệ thuật, Nguyễn Bính đã làm cho vườn hoa thơ Mới thêm giàu hương sắc bởi phong cách nghệ thuật độc đáo của riêng mình. * Bình luận - Nhận định rất tinh tế và sâu sắc, đã làm nổi bật được hồn cốt riêng của thơ Nguyễn Bính, vừa rất hiện đại trong việc thể hiện trực tiếp cái tôi thơ Mới khao khát yêu đương, vừa rất truyền thống khi khơi dậy được “hồn xưa của đất nước”. Điều đó đã tạo nên giá trị và sức hấp dẫn của thơ Nguyễn Bính. - Bàn về quy luật kế thừa và cách tân trong văn học. - Yêu cầu với nhà văn: “Trách nhiệm của nhà thơ là thể hiện rõ bản sắc của dân tộc mình trước thế giới” (Tagor) - Yêu cầu với độc giả. c. Kết bài - Khẳng định lại vấn đề. 2. Đề mang tính chất văn học sử về phong trào thơ Mới Trong kiểu bài này, người ra đề đưa ra một ý kiến hoặc một nhận định mang tính chất văn học sử về phong trào thơ Mới. Để giải quyết tốt vấn đề, yêu cầu học sinh phải nắm vững đặc trưng của thơ Mới lãng mạn; làm sáng tỏ được những đặc trưng đó qua việc phân tích các tác phẩm tiêu biểu của những tác giả xuất sắc. Như vậy, kiểu bài này vừa có tác dụng rèn luyện cho các em khả năng khái quát tổng hợp, vừa có kỹ năng cảm thụ, có cái nhìn bao quát, toàn diện, song không thoát ly những văn bản cụ thể. Hơn nữa, điều thiết yếu quyết định thành công của bài viết là học sinh phải có tư duy so sánh, đối chiếu để tìm ra sự khác biệt của phong trào thơ Mới so với thơ ca trung đại hoặc thơ cách mạng 1945 – 1975 2.1. Một số đề bài 2.1.1. Đề 1: “Được giải phóng khỏi tính quy phạm chặt chẽ và hệ thống ước lệ có tính phi ngã, mỗi nhà thơ bằng giác quan của chính mình như lần đầu tiên khám phá ra thế giới. Thế giới muôn màu sắc của ngoại cảnh, và thế giới phong phú, tinh vi của nội tâm con người.” Bằng hiểu biết của em về thơ Mới, hãy làm sáng tỏ nhận định trên. 2.1.2.Đề 2: Từ việc phân tích, so sánh cảnh thu, tình thu, lời thơ trong bài “Thu vịnh” (Nguyễn Khuyến) và “Đây mùa thu tới” (Xuân Diệu), anh chị hãy nêu nhận biết của mình về sự khác biệt giữa thơ trung đại và thơ Mới. 2.1.3. Đề 3: “Phong trào thơ Mới không chỉ là cuộc cách mạng về cảm xúc thơ, thể thơ, mà còn là cuộc cách mạng về lời thơ. Màu sắc cá thể của cảm xúc in rất đậm trong mọi khía cạnh của ngôn từ như vốn từ, cá phép tu từ hay ngữ điệu, giọng điệu riêng. Lời thơ được tổ chức theo hình thức gần với chuỗi lời nói tự nhiên của cá nhân hơn, không câu nệ vào những quy định gò bó về số lượng từ, về âm thanh, về vần, về luật, về niêm” (Ngữ văn 11, SGK thí điểm, Ban KHXH và NV, bộ 1, trang 68) Anh (chị) hiểu nhận định trên như thế nào? Hãy phân tích bài thơ “Vội vàng” để làm sáng tỏ? 2.2. Cách thức thực hiện a. Mở bài - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận, dẫn dắt vào nhận định (trích nguyên văn), phạm vi tư liệu. b. Thân bài - Bước 1: Giải thích nhận định: Đây đều là nhận định mang tính chất văn học sử về đặc trưng, đóng góp, hay thành tựu của phong trào thơ Mới. Vì vậy, học sinh cần vận dụng kiến thức lý luận về đặc trưng của chủ nghĩa lãng mạn, đặc điểm của phong trào thơ Mới; so sánh đối chiếu với văn học trung đại.... để giải thích; rút ra vấn đề cần nghị luận. - Bước 2: Chứng minh: Chọn những gương mặt tiêu biểu làm nên “cuộc cách mạng trong thi ca”, với những thi phẩm xuất sắc để làm sáng tỏ vấn đề. Chú ý nguyên tắc: phân tích theo đúng đặc trưng thể loại thơ trữ tình, đúng phong cách tác giả, thời đại văn học và đặc điểm của trào lưu lãng mạn. Đặc biệt, học sinh phải biết cách phân tích định hướng để làm sáng tỏ vấn đề cần nghị luận. - Bước 3: Bình luận: + Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận. + Đưa ra phản đề: Nên có sự đối sánh với văn học trung đại để đưa ra phản đề nếu có. Tránh xu hướng để ca tụng thơ Mới, lại phủ định sạch trơn mọi thành tựu của thơ trung đại. + Mở rộng, nâng cao vấn đề. c. Kết bài - Khẳng định lại vấn đề. 2.3. Ví dụ 2.3.1. Đề bài 1: “Được giải phóng khỏi tính quy phạm chặt chẽ và hệ thống ước lệ có tính phi ngã, mỗi nhà thơ bằng giác quan của chính mình như lần đầu tiên khám phá ra thế giới. Thế giới muôn màu sắc của ngoại cảnh, và thế giới phong phú, tinh vi của nội tâm con người.” Bằng hiểu biết của em về thơ Mới, hãy làm sáng tỏ nhận định trên. 2.3.1.1. Xác định đề - Kiểu bài: Phân tích định hướng để làm sáng tỏ một nhận định về văn học sử. - Vấn đề cần nghị luận: đặc điểm của phong trào thơ Mới là giải phóng cái tôi cá nhân. Cái tôi cá thể hóa trong việc bộc lộ cảm xúc và khám phá thế giới. - Thao tác: giải thích, chứng minh, bình luận, - Phạm vi tư liệu: Đặc điểm của phong trào thơ Mới, thi pháp trung đại, một số bài thơ mới đã học và đọc thêm. 2.3.1.2. Lập dàn ý a. Mở bài - Giới thiệu vấn đề, trích dẫn nhận định và phạm vi tư liệu. b. Thân bài * Giải thích - Giới thiệu khái quát về sự ra đời của phong trào thơ Mới: đáp ứng nhu cầu thẩm mĩ mới của một tầng lớp thanh niên, trí thức tiểu tư sản đã thức tỉnh ý thức cá nhân, khao khát được sống thành thực với chính mình và tắm trong bầu không khí của văn hóa Pháp. - Thơ Mới được hiểu là thơ đổi mới cả về nội dung lẫn hình thức thơ, đổi mới cả tư duy và thi pháp thơ. Thơ Mới là thơ của cái tôi cá nhân cá thể lần đầu tiên xuất hiện trên thi đàn Việt Nam. - So sánh với văn học trung đại: Tính quy phạm, hệ thống ước lệ, phi ngã là một trong những đặc điểm của thi pháp văn học trung đại – nền văn học phi ngã, gò bó về niêm, luật, đối, số câu, số chữ, vần điệu, nhịp điệu. Thơ Mới đã thoát khỏi hệ thống thi pháp của thơ ca trung đại. Tinh thần thơ Mới là ở cái tôi cá nhân. Thơ mới đã làm cho cái tôi bộc lộ phong phú, hấp dẫn. + Lần đầu tiên trong lịch sử thi ca Việt Nam xuất hiện một cái tôi cá thể hóa trong cách cảm thụ thiên nhiên và thế giới với cái nhìn mới mẻ, khác lạ, đầy ngỡ ngàng, ngây ngất. + Cái tôi thơ Mới nói lên một nhu cầu lớn về giải phóng tình cảm, khao khát được bộc lộ trực tiếp những cung bậc cảm xúc tinh tế, phức tạp của nội tâm con người. - Lý giải tại sao thơ Mới ra đời lại đem đến những đổi mới như vậy: + Cuộc sống biến đổi, đòi hỏi văn học cũng phải vận động. + Bản chất của lao động nghệ thuật là sự sáng tạo. + Phong cách riêng của mỗi nhà thơ. * Chứng minh - Học sinh nên chọn hai thi phẩm tiêu biểu để chứng minh . Chú ý phân tích để làm sáng tỏ cái tôi cá nhân của tác giả, với cái nhìn đầy mới mẻ về thế giới và sự giãi bày thành thực những nỗi lòng sâu kín. * Bình luận - Nhận định đúng đắn, sâu sắc: chỉ khi thoát khỏi hệ thống thi pháp của văn học trung đại, thơ ca mới có khả năng diễn tả sự vô tận của thế giới ngoại cảnh và nội tâm con người. - Phản đề: Thơ Mới không chỉ đổi mới về cảm xúc, nội dung tư tưởng, mà còn đổi mới cả thi pháp thơ: thể thơ tự do, hiệp vần linh hoạt, hình ảnh tươi mới, ngôn ngữ gợi cảm, giàu nhạc điệu, + Nói như vậy, không phải thơ mang tính quy phạm là thiếu sáng tạo. Văn học trung đại vẫn có những tác giả tài năng có cá tính độc đáo đã phá vỡ tính quy phạm, đem đến tiếng nói nghệ thuật riêng: tiếng thơ dân dã mà duyên dáng, đáo để của Hồ Xuân Hương, tiếng thơ tài hoa uyên bác của Nguyễn Du, - Có được những thành tựu đó là do công lao rất lớn của các nhà thơ Mới: nhiệt huyết, tình yêu tiếng Việt và tài năng, công phu lao động nghệ thuật c. Kết bài - Khẳng định lại vấn đề. 2.3.2. Đề 2: “Phong trào thơ Mới không chỉ là cuộc cách mạng về cảm xúc thơ, thể thơ, mà còn là cuộc cách mạng về lời thơ. Màu sắc cá thể của cảm xúc in rất đậm trong mọi khía cạnh của ngôn từ như vốn từ, cá phép tu từ hay ngữ điệu, giọng điệu riêng. Lời thơ được tổ chức theo hình thức gần với chuỗi lời nói tự nhiên của cá nhân hơn, không câu nệ vào những quy định gò bó về số lượng từ, về âm thanh, về vần, về luật, về niêm” (Ngữ văn 11, SGK thí điểm, Ban KHXH và NV, bộ 1, trang 68) Anh (chị) hiểu nhận định trên như thế nào? Hãy phân tích bài thơ “Vội vàng” để làm sáng tỏ? 2.3.2.1. Xác định đề - Kiểu bài: Phân tích định hướng để làm sáng tỏ một nhận định về văn học sử. - Vấn đề cần nghị luận: Những đóng góp và thành tựu của phong trào thơ Mới cả về cảm xúc và hình thức nghệ thuật. - Thao tác: giải thích, chứng minh, bình luận, - Phạm vi tư liệu: thi phẩm “Vội vàng” của Xuân Diệu. 2.3.2.2. Lập dàn ý a. Mở bài - Giới thiệu vấn đề, trích dẫn nhận định và phạm vi tư liệu. b. Thân bài * Giải thích nhận định: Đánh giá công lao, thành tựu lí luận và thực tiễn to lớn của phong trào thơ Mới (1932-1945) trong công cuộc hiện đại hóa thơ tiếng Việt, đưa thơ tiếng Việt vào quỹ đạo văn học thế giới, mới về cảm xúc, thể thơ, mới về lời thơ, phủ định những yếu tố gò bó của thơ trung đại nhưng không phải không tiếp thu những tinh hoa của thơ cổ điển. Thơ Mới mang dấu ấn của cái Tôi cá nhân của nhà thơ so với thơ trung đại là cái ta cộng đồng, gò bó về niêm, luật, đối, hạn chế ngặt nghèo về câu chữ, vần điệu, nhịp điệu. - Nguyên nhân: + Do sự trỗi dậy mạnh mẽ của ý thức cá nhân. + Sự ảnh hưởng của văn hóa văn học phương Tây, đặc biệt là văn hóa, văn học Pháp. + Sức sống mãnh liệt của lòng yêu nước,tinh thần dân tộc trong huyết quản của các nhà thơ Mới. * Chứng minh: - Phân tích bài thơ “Vội vàng” trên các phương diện: cảm hứng thời gian mới, cấu tứ mới mẻ, thể thơ mới mẻ, bố cục mới mẻ, lời thơ mới mẻ, các biện pháp tu từ mới mẻ, thi pháp mới, điệu thơ nói mang cái gấp gáp, vội vàng của hơi thở nồng đượm tình yêu cuộc sống tất cả mang đậm dấu ấn Xuân Diệu - nhà thơ của khát khao giao cảm với đời sống, sống cuống quýt, hối hả, vội vàng. Không gian là mảnh vườn tình ái thắm sắc, đượm hương, thời gian như một đại lượng tiêu cực làm tiêu ma những giá trị sự sống, yêu thiên nhiên, yêu cuộc đời như là tình tự với thiên nhiên, ái ân với cuộc sống * Bình luận - Nhận định đúng đắn, đã khái quát được những đóng góp mới mẻ của phong trào thơ Mới, có ý nghĩa to lớn thúc đẩy thơ ca Việt Nam cách tân theo hướng hiện đại. - Bàn về quy luật sáng tạo và quy luật kế thừa – cách tân trong văn học. - Yêu cầu với nhà thơ và độc giả. c. Kết bài - Khẳng định lại vấn đề. **************** Chủ nghĩa lãng mạn trong văn học có vai trò to lớn, thúc đẩy sự phát triển của văn học nhân loại. Khác với chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa lãng mạn có những đặc trưng riêng: đề cao tình cảm của cá nhân con người; thế giới nhân vật với những con người đơn độc nhưng đầy kiêu hãnh, kiểu nhân vật tướng cướp, nhân vật nổi loạn Các nhà lãng mạn chủ trương xây dựng những tính cách phi thường trong những hoàn cảnh phi thường; phát huy tối đa hiệu quả của nghệ thuật tương phản, phóng đại để tô đậm những cái khác thường, dị biệt ngay trong những cái bình thường. Với nguyên tắc mĩ học đó, các tác giả đã xây dựng được những tác phẩm bất hủ, kết tinh khát vọng về một xã hội tốt đẹp, lý tưởng cho con người. Chủ nghĩa lãng mạn với những đóng góp tích cực đã trở thành động lực của thời đại. Tìm hiểu đặc trưng của chủ nghĩa lãng mạn không phải là một vấn đề mới. Những gì chúng tôi trình bày ở sáng kiến kinh nghiệm này chỉ là ý kiến nhỏ của bản thân, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý giá của quý thầy cô và bạn bè đồng nghiệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đặng Anh Đào (cùng các tác giả khác), Văn học phương Tây, NXBGD, H.2002. 2. Phan Cự Đệ (cùng các tác giả khác), Văn học Việt Nam 1900 – 1945, NXBGD, H.2003. 3. Lê Bá Hán (chủ biên), Tinh hoa thơ Mới thẩm bình và suy ngẫm, NXBGD. H.1998. 4. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, Từ điển thuật ngữ văn học, NXB ĐHQG, H.2000 5. Phương Lựu (chủ biên) NXBGD, HN. 2002. 6. Nguyễn Đăng Mạnh, Những bài giảng về tác gia văn học tập 1, NXB ĐHQG, H.1999. 7. Nguyễn Đăng Mạnh (Chủ biên), Phân tích bình giảng tác phẩm văn học lớp 11 nâng cao, NXBGD, H.2007. 8. Lữ Huy Nguyên (tuyển chọn), Xuân Diệu thơ và đời, NXBVH, H.1998. 9. Chu Văn Sơn, Ba đỉnh cao thơ Mới, NXBGD, H.2003. 10. Trần Đình Sử (Tổng chủ biên), Ngữ văn 11 nâng cao, tập 1, NXBGD, H. 2007. 11. Trần Đình Sử (Tổng chủ biên), Ngữ văn 11 nâng cao, tập 2, NXBGD, H. 2007. 12. Trần Đình Sử, Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại, NXBGD, H.1999. 13. Hoài Thanh – Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học, H.1999. MỤC LỤC I. Tên sáng kiến.1 II. Tác giả..1 III. Nội dung sáng kiến.1 1. Giải pháp cũ thường làm...1 2. Giải pháp mới cải tiến...2 IV. Hiệu quả kinh tế xã hội dự kiến đạt được...2 V. Điều kiện và khả năng áp dụng....2 PHẦN PHỤ LỤC Chương 1: Khái quát chung về văn học lãng mạn.........3 1. Cơ sở hình thành ...3 1.1. Cơ sở xã hội....3 1.2. Cơ sở ý thức3 2. Giới thuyết về khái niệm: chủ nghĩa lãng mạn trong văn học..5 Chương 2: Những nguyên tắc mĩ học của chủ nghĩa lãng mạn6 1. Đề cao tình cảm của cá nhân con người6 2. Nhân vật trung tâm......12 2.1. Kiểu nhân vật cô độc12 2.2. Kiểu nhân vật tướng cướp - nhân vật nổi loạn.14 3. Mối quan hệ giữa tính cách và hoàn cảnh.......16 4. Nghệ thuật tương phản17 4.1. Tương phản trong xây dựng hình tượng nhân vật18 4.1.1. Tương phản trong một nhân vật18 4.1.2. Tương phản giữa hai nhân vật.......18 4.1.3. Tương phản giữa nhân vật và hoàn cảnh...19 4.2. Tương phản trong nghệ thuật dựng cảnh..20 4.3. Tương phản giữa các chi tiết22 4.4. Tương phản giữa những tư tưởng.24 Chương III: Hướng dẫn học sinh thực hành làm văn về đặc trưng của chủ nghĩa lãng mạn..26 1. Đề bài về các tác giả, tác phẩm thơ Mới.26 1.1. Một số đề bài....26 1.2. Cách thức thực hiện .28 1.3. Ví dụ.....28 2. 2. Đề mang tính chất văn học sử về phong trào thơ Mới........35 2.1. Một số đề bài35 2.2. Cách thức thực hiện .36 2.3. Ví dụ. ...36 TÀI LIỆU THAM KHẢO..42