Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng viết văn miêu tả cây cối cho học sinh Lớp 4
Bạn đang xem
20 trang mẫu
của tài liệu “Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng viết văn miêu tả cây cối cho học sinh Lớp 4”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ây cam do ông nội em trồng rất lâu, lá cam màu xanh, bà em hái lá cam để nấu nước gội đầu. Cánh hoa nhỏ li khi hoa cam rụng bằng hạt đậu bằng quả cam bằng quả bóng bàn. Bà bảo em mang cam sang biếu nhà hàng xóm Nhiều em muốn bắt chước cho bài văn hay hơn đã sử dụng biện pháp so sánh, nhân hoá một cách tuỳ tiện. Ví dụ: Em chưa dám trèo cây đa một lần nhưng em và hơn chục bạn lần đi vòng quanh gốc mà ôm không xuể. Như vậy, ta thấy bài văn miêu tả cây cối của học sinh mắc rất nhiều lỗi. Tuỳ theo các mức độ khác nhau. Ở đây đặt ra một vấn đề cấp thiết là dạy học sinh viết văn sao cho mạch lạc, giàu hình ảnh, tái hiện được cụ thể, sinh động đối tượng miêu tả. Làm sao cho người đọc thấy được cây cối như hiện ra trước mắt một cách sống động, gần gũi thân thương. 3. Nội dung và hình thức của giải pháp. a. Mục tiêu của giải pháp. Giải quyết các tồn tại trong giáo viên, khắc phục những nhược điểm của học sinh khi viết một bài văn miêu tả cây cối. Đưa ra một số biện pháp, giải pháp để viết văn miêu tả cây cối sinh động và giàu cảm xúc. Giáo viên tích cực chủ động hơn trong giảng dạy, giúp học sinh học tốt hơn trong khi học Tập làm văn. Giúp học sinh tự mình làm được một bài văn miêu tả cây cối có hình ảnh và từng bước nâng cao dần trong việc quan sát để tạo ra một bài văn có hồn, chân thật và trong sáng, tạo tiền đề cho học sinh học tốt hơn phân môn Tập làm văn. Phát triển hoạt động nhận thức của học sinh, giúp các em biết liên tưởng, tích hợp, tập cho các em có thói quen tham khảo tài liệu, đọc sách báo và phát triển nhu cầu tự học. Đó là phương tiện tốt nhất để các em giao tiếp, ứng xử trong mọi trường hợp. Giúp học sinh tích lũy kiến thức Tiếng Việt trong mỗi giờ học nhiều hơn, sâu sắc hơn, nâng cao cả về mặt kiến thức lẫn các kĩ năng ngôn ngữ. b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp. Để khắc phục tình trạng trên và tổ chức tiết dạy - học Tập làm văn miêu tả cây cối có chất lượng hơn, phù hợp với học sinh đang dạy. Tôi đã thực hiện nội dung và các cách thức thực hiện giải pháp rèn bài văn miêu tả cây cối cho học sinh gồm 3 bước: Bước 1: Phân loại đối tượng học sinh. Bước 2: Tích lũy kiến thức. Bước 3: Phương pháp làm bài. Sau đây tôi sẽ đi chi tiết vào từng bước cụ thể. Bước 1. Phân loại đối tượng học sinh. Để thực hiện giải pháp của mình, đầu tiên tôi tiến hành nắm bắt đối tượng và khả năng tiếp thu của học sinh. Việc phân loại học sinh đã giúp tôi phân hóa các đối tượng học sinh trong từng tiết học tốt hơn, từ đó có các biện pháp thích hợp đối với các em học sinh. Với các em có mức tiếp thu chậm hơn tôi hướng dẫn cho các em quan sát cây cối theo trình tự đi đúng bố cục bài văn sau đó mới dùng một vài hình ảnh so sánh, nhân hóa lồng vào bài văn. Khi viết bài các em chỉ cần giới thiệu bài trực tiếp và kết bài không mở rộng. Những học sinh có kiến thức kĩ năng vượt trội hơn hẳn những em khác tôi đi sâu vào hướng dẫn cho các em cách dùng các biện pháp tu từ, cảm xúc của mình khi miêu tả. Hướng dẫn cho các em cách mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng. Ví dụ: Viết mở bài cho bài văn miêu tả cây tre. + Đối với học sinh chưa hoàn thành hoặc hoàn thành tôi chỉ cần hướng dẫn cho các em mở bài trực tiếp như: “Nhà em có trồng một bụi tre trước nhà”. Những với học sinh hoàn thành kiến thức môn học hay vượt trội môn học tôi hướng dẫn các em cách viết gián tiếp như sau: Nói đến Cu Ba người ta nói đến mía. Nói đến Cam –pu – chia người ta nghĩ ngay đến thốt nốt. Nói đến miền Nam nước Việt các em hát ngay câu hát quen thuộc “Miền Nam em nhiều dừa”. Và người Việt miền Bắc không thể không nhắc đến cây tre. Với phần kết bài cũng vậy tôi hướng dẫn cho các em có kiến thức kĩ năng tốt sử dụng kết bài mở rộng: Thế đấy cây tre đã đi vào đời sống của người dân Việt Nam. Từ những sinh hoạt thường ngày đến những cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước, cây tre luôn có mặt. Cây tre luôn đồng hành cùng dân tộc. Chả thế mà cây tre đã trở thành biểu tượng cho phẩm chất của con người Việt Nam ta. Theo cách kết bài này học sinh nêu được sự gắn bó của cây tre đối với con người Việt Nam và cây tre là tượng trưng cho phẩm chất của người Việt Nam. Bước 2.Tích lũy kiến thức. Để làm được bài văn miêu tả cây cối hay thì việc tích lũy kiến thức thực tế là rất cần thiết. Muốn có được nguồn kiến thức ấy các em phải tập quan sát thực tế, ghi chép vào kí ức và vào sổ tay để có thể làm bài tốt. Về kiến thức trong sách, phải chọn lựa, ghi chép, học thuộc để có thể tái hiện khi làm bài. Kiến thức mà các em tích lũy trong môn tiếng việt còn là kiến thức về từ ngữ, ngữ pháp trong phân môn luyện từ và câu hay kể chuyên Thông qua các chủ điểm các em sẽ chọn lọc được các từ ngữ và mở rộng vốn từ của mình. Ngoài ra cuối mỗi tiết tập đọc tôi thường cho học sinh tìm những câu văn hay trong bài, những câu văn mang tính nghệ thuật cao để các em cảm nhận được biết cách sử dụng nó để đưa vào văn bản của mình. Ví dụ: “Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang đuột - lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại tưởng như lá héo. Khi trái chín hương tỏa ngào ngạt, vị ngọt đến đam mê”(Sầu riêng SGK trang 34 Tiếng việt 4 tập 2 - Mai Văn Tạo) Về kiến thức ngoài sách việc đọc sách, đọc báo thêm ngoài chương trình sẽ bổ sung cho các em những hiểu biết về thực tế cuộc sống, về kiến thức văn học và các nội dung cần diễn đạt. Với học sinh có kiến thức kĩ năng tốt việc đọc sách, báo là hết sức quan trọng nâng tầm cao suy nghĩ tưởng tượng và khả năng thể hiện trong bài làm của các em. Để giúp cho việc tích lũy kiến thức của các em được tốt tôi hướng dẫn các em hình thành cuốn: “Sổ tay văn học về cây cối” Trong cuốn sổ đó các em sẽ ghi những từ ngữ hay những câu danh ngôn, châm ngôn, những câu văn, những đoạn văn hay về cây cối. Sắp xếp như vậy khi làm bài các em sẽ dễ lấy tư liệu. Kiến thức thực tế và kiến thức sách vở đã giúp cho tâm hồn chúng em phong phú và là nguồn tư liệu dồi dào để các em lựa chọn và làm bài. Ví dụ: Sau khi học xong bài tập đọc “Sầu riêng” Tiếng Việt 4 tập 2/34 Học sinh cần tích lũy từ: ngọt ngào, quyến rũ, quyện. Bước 3. Phương pháp làm bài: b.3.1. Tìm hiểu chung: a) Khác với tả đồ vật văn miêu tả cây cối cần phải đi theo trình tự nhất định: các em có thể chọn một trong hai trình tự sau: - Miêu tả theo trình tự thời gian của cây. + Mùa: miêu tả theo trình tự bốn mùa trong năm (xuân- hạ - thu- đông). + Miêu tả theo trình tự các buổi trong ngày (sáng- trưa- chiều - tối). + Miêu tả theo trình tự phát triển của cây (khi còn bé đến lúc cây trưởng thành, ra hoa kết trái) - Miêu tả theo trình tự không gian: trên - dưới - xa - gần, từ khái quát đến cụ thể. b) Trong bài văn miêu tả cây cối các em cần sử dụng các giác quan vào bài văn miêu tả. + Thị giác: nhìn (màu lá xanh tươi mới, thân nâu trầm ấm) + Thính giác: nghe (tiếng lá rơi xào xạc, những tán cây lao xao khi gió về) + Khứu giác: ngửi thấy (mùi hoa thơm ngát..) + Vị giác: mùi vị (quả mọng và ngọt như mía lùi) + Xúc giác: cảm nhận thấy (thân cây xù xì nhưng ấm áp như bàn tay mẹ) b. 3.2. Rèn kĩ năng phân tích đề bài. Việc tìm hiểu đề bài có ý nghĩa rất quan trọng. Đây là bước định hướng cho cả quá trình làm bài. Định hướng đúng hay sai sẽ quyết định làm bài sai hay đúng. Muốn tìm hiểu đề bài phải đọc đề bài nhiều lần, xác đinh thể loại và kiến thức cần huy động để làm bài. Tìm hiểu đề bài là một bước rất quan trọng các em cần chú ý để tránh xa đề, lạc đề, giúp cho định hướng bài viết của mình tốt hơn. Một đề bài đưa ra cho học sinh thường ẩn chứa đến ba yêu cầu: Yêu cầu về thể loại (kiểu bài); yêu cầu về nội dung; yêu cầu về trọng tâm. Ví dụ: Đề bài: Mùa xuân đến, trăm hoa đua nở, em hãy tả lại một cây hoa mà em yêu thích. Với đề bài trên, ẩn chứa ba yêu cầu sau: Yêu cầu về thể loại của đề là: Miêu tả một cây hoa. Yêu cầu về nội dung là: Mùa xuân. Yêu cầu về trọng tâm: Cây hoa em thích. Trong thực tế, không phải đề bài nào cũng xác định đủ ba yêu cầu. Chẳng hạn: Với đề bài: Tả một cây có bóng mát mà em yêu thích. Với đề này chỉ có yêu cầu về thể loại và trọng tâm. Việc xác định đúng trọng tâm của đề bài giúp cho bài viết thu hẹp nên các em có được ý cụ thể, chính xác, tránh viết tràn lan, lung tung. b. 3.3. Rèn kĩ năng quan sát và tìm ý. Quan sát là xem xét để thấy, để biết rõ sự vật, hiện tượng nào đó (quan: xem, xem xét - sát: xét - thẩm xét). Khi làm văn miêu tả cây cối nhất thiết phải cho học sinh tiếp xúc và quan sát kĩ cái cây mà mình tả bằng nhiều giác quan: mắt thấy, tai nghe, tay sờ... Điều quan trọng là học sinh được ngắm cây thật và quan sát nhiều lần, quan sát tỉ mỉ ở nhiều góc độ, nhiều khía cạnh. Trong quá trình quan sát đó, chúng ta còn hướng dẫn học sinh tìm ra những nét chung, nét tiêu biểu của cái cây mà mình tả. Các em cần phải tìm ý đúng với đề bài và trọng tâm của bài. Đây là dịp để các em huy động những hiểu biết do quan sát, ghi chép ở thực tế và sách vở. Muốn tìm hiểu ý các em phải đặt ra câu hỏi: đề bài yêu cầu chúng ta miêu tả cây gì? Loại cây gì? Vào thời gian nào? Để làm được bài văn miêu tả cây cối này các em cần viết những ý nào? Ý nào có trong sách, ý nào quan sát từ thực tế đời sống? Ý nào lấy ở sổ tay văn học? b. 3.4. Lập và hoàn thiện dàn ý chi tiết. Để lập được dàn ý cho một bài văn hay thì việc đầu tiên các em phải tìm ý đúng với đề bài. Có ý rồi chúng ta sẽ sắp xếp ý thành một dàn ý rõ ràng cụ thể, hợp lí sẽ giúp các em làm tốt bài văn hơn. Dàn ý có thể chỉ là những nét chính, ý chính. Dàn ý cũng có thể chi tiết, tùy theo yêu cầu và thời gian làm bài. Chẳng hạn khi quan sát theo một trong hai trình tự trình tự thời gian hoặc không gian. Một cái cây cụ thể, có thể là cây bóng mát, cây ăn quả, cây hoa. Cây đó là cây được trồng ở khu vực trường em hoặc nơi em ở, ghi chép lại những gì mình đã quan sát được vào giấy nháp, sau đó tôi tiến hành hướng dẫn các em lập dàn bài chi tiết. Ví dụ: Lập dàn bài chi tiết chung cho bài văn miêu tả cây cối thường đi theo các bước sau. 1. Mở bài: Giới thiệu cây (hoặc tả bao quát về cây). Có thể mở bài bằng một trong những cách sau: Giới thiệu ngay cây cần tả (mở bài trực tiếp) b) Nói về những chuyện có liên quan để dẫn giới thiệu cây cần tả (mở bài gián tiếp) 2. Thân bài: Tả từng bộ phận của cây hay tả từng thời kỳ phát triển của cây. Tả bao quát. - Tả tầm cao tán lá đặc biệt nổi bật của cây khi mới nhìn hoặc nhìn từ xa. b) Tả chi tiết từng bộ phận của cây khi mới nhìn hoặc tả từng thời kỳ phát triển của cây. - Tả lần lượt từng bộ phận của cây (từ trên xuống dưới hoặc từ dưới lên trên) + Rễ cây có đặc điểm gì? + Gốc cây to hay nhỏ? + Chiều cao của thân cây? Vỏ cây như thế nào? + Lá hình dáng, màu sắc? Tán lá có mấy tầng lá dày hay thưa? + Hoa: màu sắc, những nét đặc biệt về hình dáng hoa và các hoa? + Quả (nếu có) những nét đặc biệt về hình dáng màu sắc của quả, chùm quả. - Hoặc tả từng thời kì phát triển của cây (Ra lá - Trưởng thành - Đơm hoa - Đậu quả) - Tả cảnh vật hoặc các yếu tố liên quan đến đời sống của cây như gió, sương, chim chóc, sinh hoạt của con người - Kể một kỉ niệm đáng nhớ về cây. 3. Kết bài: Có hai kiểu kết bài. - Nêu cảm nghĩ về cây là kết bài không mở rộng. - Sau khi kết thúc việc miêu tả, em có thể bình luận thêm về lợi ích của cây, tình cảm hoặc ấn tượng đặc biệt của người viết đối với cây (Kết bài mở rộng). b. 3. 5. Hình thành câu - đoạn - bài văn: Sau khi lập được dàn ý cho đối tượng cần miêu tả. Giáo viên giúp học sinh biết chọn từ, chọn câu văn và biết sử dụng nghệ thuật tu từ trong bài để bài văn có hình ảnh, có cảm xúc, gây ấn tượng với người đọc. Rõ ràng trong thực tế giảng dạy muốn có một bài văn hay thì phải có đoạn văn hay, muốn có đoạn văn hay cần có câu văn hay, có hình ảnh, mang sức gợi cảm, gợi tả, phản ánh đúng yêu cầu đề bài đặt ra. Song muốn có những câu văn có sức nặng như thế là yêu cầu học sinh biết dùng từ đúng nghĩa, sát nghĩa. Đây là điều quan trọng mà mỗi giáo viên không thể bỏ qua, phải coi đây là một khâu quyết định thành công hay thất bại của bài viết của học sinh. Từ → Câu → Đoạn → Bài b. 3.5.1. Rèn kĩ năng sử dụng từ chính xác. Muốn viết được câu văn hay thì các em phải có kĩ năng sử dụng từ chính xác, lựa chọn từ ngữ nào hay nhất để làm cho câu văn có hồn. Muốn dùng được từ hay các em phải luôn có sự liên tưởng sự vật với nhau để lựa chọn được từ ngữ có hình ảnh và gợi cảm. Vì vậy trong tiết luyện tập viết đoạn văn tôi thường xuyên cho các em củng cố về từ ngữ qua dạng luyện từ dễ đến khó. Ví dụ: Điền từ để câu văn giàu hình ảnh: Hoa mai đẹp (rực rỡ) cánh hoa vàng (óng), mịn màng (như lụa). Cánh mai vàng (rung rinh) trước gió. Những (hạt nắng) (đan) vào cánh mai (lung linh). Sau mỗi lần để học sinh chọn điền từ, tôi cũng để học sinh khác bình luận, nhận xét xem câu nào hay hơn. Trong tất cả các bài tập dùng từ đặt câu, tôi luôn hướng dẫn các em đặt một câu văn đủ ý, có hình ảnh để các em so sánh. Các em học chưa tốt môn văn có thể học hỏi được nhiều từ, câu của các bạn. Giáo viên nên khuyến khích và động viên học sinh dù là tiến bộ nhỏ. Nếu những câu quá khó giáo viên có thể gợi ý. b. 3.5.2. Rèn kĩ năng viết những câu văn sinh động, gợi tả, gợi cảm, giàu hình ảnh và nhạc điệu. Câu văn là một bộ phận của bài văn. Vì vậy, muốn có đoạn văn hay thì phải có câu văn hay. Để viết được những câu văn hay mang tính nghệ thuật trước tiên học sinh phải nắm được các dạng câu đã được học: Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì? ...Câu khiến, câu hỏi, câu cảm. Khi dạy những kiểu câu này ta chỉ cần hướng dẫn tốt qua tiết Luyện từ và câu. Xác định các yêu cầu cơ bản học sinh phải nắm được và thường xuyên củng cố thật nhiều. Câu phải có hai bộ phận chính: chủ ngữ và vị ngữ. Ví dụ: Đặt câu và phân tích: Hoa hồng thơm/ ngọt ngào lan tỏa khắp khu vườn. Chủ ngữ Vị ngữ Mít chín/ thơm nồng, ngọt sắc như vị của trứng gà quyện với mật ong già. Chủ ngữ Vị ngữ Cứ như vậy, luyện tập nhiều sẽ giúp học sinh có một kiến thức vững chắc về câu. Nếu một bài văn chỉ viết bằng một loại câu thì sẽ gây ra đơn điệu, không hấp dẫn người đọc. Khi viết ta nên thay đổi chủ thể của câu. Ví dụ: Trước mắt em là thảm lúa xanh bao la. Có thể đổi lại: Thảm lúa xanh như mở rộng dần ra trước mặt em. Hay các em cũng có thể sử dụng câu có nhiều chủ ngữ, vị ngữ. Ví dụ: Hoa mai, hoa cúc, hoa đào đua nhau khoe sắc đón xuân. Bằng cách làm này, bài văn sẽ không lặp lại từ và bớt đi sự cứng nhắc khô khan, kể lể. Học sinh viết câu văn hấp dẫn hơn. Sau khi được luyện tập nhiều, học sinh có thói quen kết hợp ý để diễn đạt. Từ đó giúp học sinh có ý thức viết văn ngày càng chặt chẽ về ý, bài văn thêm sinh động, giàu xúc cảm, từ đó giúp các em thêm hứng thú học tập môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng. Sau đây là một số ví dụ (bài tập) về cách dùng từ, viết câu văn sinh động: Bài tập 1: Từ những câu văn đã cho, viết lại cho sinh động, gợi cảm xúc bằng cách thêm biện pháp nghệ thuật. Bông hoa hồng xinh đẹp. Có thể viết lại như sau: Bông hoa hồng xinh đẹp đang tươi cười và thì thầm toả hương thơm. (Biện pháp nhân hoá). Bài tập 2: Em có thể chọn một trong các từ sau: (âu yếm, mơn trớn, ôm ấp) Điền vào chỗ chấm để tạo thành những câu văn gợi tả, gợi cảm. Ví dụ: Nàng cúc .. những giọt sương, cô vô tư để chúng .lưng trên những cánh hoa vàng diễm lệ. Có thể viết lại như sau: Nàng cúc ôm ấp những giọt sương, cô vô tư để chúng ngả lưng trên những cánh hoa vàng diễm lệ Bài tập 3: Diễn đạt lại những câu văn sau đây bằng cách thêm các từ ngữ, các biện pháp nghệ thuật cho sinh động, gợi cảm. Tán cây bàng xoè ra rất rộng. Có thể viết lại như sau: Tán cây bàng xoè ra rất rộng như một chiếc ô vững chãi che chở cho chúng em khỏi bị mưa gió. b. 3.5.3. Rèn kĩ năng sử dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật tu từ. Biện pháp so sánh: Sau mỗi bài học tôi yêu cầu học sinh tìm những câu văn trong bài có sử dụng biện pháp so sánh rồi chỉ ra cái hay, cái đẹp của biện pháp so sánh qua từng trường hợp cụ thể. Ví dụ: Với những cánh tay quều quào xòe rộng, nó như con quái vật già nua, cau có và khinh khỉnh giữa đám bạch dương tươi cười. (Cây sồi già - Lép Tôn - xtôi) - Học sinh chỉ ra được hình ảnh so sánh trong câu là cành của cây được ví như những cánh tay quều quào xòe rộng. Hình ảnh nhân hóa: con quái vật già nua, cau có và khinh khỉnh giữa đám bạch dương tươi cười Để học sinh học tập được cách sử dụng nhân hóa và so sánh trong khi viết văn. Ngoài ra tôi giới thiệu để các em nắm chắc biện pháp so sánh, nhân hóa bằng các cách sau: Ví dụ: Tả hình dáng của một cây bàng cổ thụ, tôi đưa ra hai câu: Câu 1: Thân cây to, cao. Câu 2: Thân cây to, cao, nhìn xa như một chiếc ô khổng lồ. Tôi cho học sinh nhận xét câu nào hay hơn (100% học sinh trả lời câu hai hay hơn vì nó tạo cho người đọc hình ảnh rất cụ thể nó to, cao đến chừng nào) Để học sinh vận dụng tốt biện pháp này thì học sinh phải được luyện tập thường xuyên, vì nếu không luyện tập thì các kiến thức đó cũng mai một dần. Sau đây là một vài dạng bài tập mà tôi đã xây dựng trong tiết “Luyện tập xây dựng đoạn văn”. Điền từ thích hợp vào chỗ trống tạo thành câu văn có hình ảnh so sánh gợi tả. Ví dụ: 1. Nhìn từ xa, cây bàng một chiếc ô khổng lồ lợp bằng lá xanh tươi. 2. Những chiếc gai những chú lính đứng trang nghiêm gác cho nàng công chúa hoa hồng. Ở dạng bài này hướng dẫn các em chọn các từ sau để điền: “như, giống như, tựa, tựa như, tựa hồ, như là, giống hệt” vào 2 câu tạo câu văn hay hơn. Hãy thêm vế câu để được hình ảnh so sánh thích hợp vào mỗi chỗ trống để mỗi dòng dưới trở thành câu văn có ý nghĩa mới mẻ, sinh động. Lá cọ tròn xòe ra nhiều phiến nhọn dài, trông xa như (bàn tay vẫy hoặc một mặt trời mới mọc). Với dạng bài này tôi giúp học sinh thường xuyên luyện tập chọn từ điền thoải mái, không áp đặt. Sau đó nhận xét tìm ra từ ngữ hay nhất, khen học sinh chọn từ để cho học sinh hứng thú học văn. Biện pháp nhân hóa: Các em được tiếp xúc biện pháp nhân hóa từ khi còn trong vòng tay bế bồng của mẹ qua những lời ru cái cò, cái ốc. Rồi những câu chuyện cổ tích của bà, của cô giáo, các em đã được tiếp xúc với cả một thế giới phong phú của nghệ thuật nhân hóa. Để học sinh thấy được sự ưu việt của biện pháp nghệ thuật này, tôi đã cho các em so sánh các cặp ví dụ cụ thể: Thân chuối màu đen khô ráp vì nắng gió. (1) Chị chuối thật giản dị trong bộ áo đen khô ráp vì nắng gió. (2) Gốc hồng màu đen xám. (1) Gốc hồng như một người mẹ già đi trong bộ áo xám đen nhường sắc non xanh cho hoa, cho lá. (2) Không khó khăn cho học sinh trong việc lựa chọn, tất cả đều có chung một câu trả lời: Câu văn thứ hai hay hơn câu văn thứ nhất. “Nó hay hơn vì sao?” Nhiều học sinh lúng túng trước câu hỏi này. Tôi nghĩ giáo viên cần lí giải: Câu thứ hai hay hơn vì đã sử dụng biện pháp nhân hóa: Câu văn trở nên sinh động, đáng yêu vì đã có những suy nghĩ, tính cách của con người. Sau khi các em nắm bắt được tác dụng của biện pháp này, tôi giới thiệu cho các em cách nhân hóa sự vật, gọi tên sự vật. Gắn suy nghĩ, tính cách, hoạt động của người vào sự vật. Ta cho các em luyện tập ngay một số dạng bài tập: Tập nhân hóa cây cối bằng cách 1 hoặc cách 2. Nêu tâm trạng của các loài hoa vào mùa xuân. Có thể gợi ý cho học sinh như sau: Hồng nhung lộng lẫy trong chiếc áo đỏ thắm mịn màng khoe xuân. Cúc vàng ủ rũ nhìn các bạn đi chơi hội xuân. Nó không còn bộ quần áo nào lành lặn cả. Bằng cách luyện tập này thì việc vận dụng biện pháp nhân hóa vào bài tiến bộ rõ rệt. Cảm xúc của người viết: Một bài văn hấp dẫn, gây ấn tượng với người đọc không thể thiếu “cảm xúc” của người viết. Cảm xúc không chỉ có phần kết luận. Nó phải được thấm đậm trong từng câu, từng lời của bài văn. Đối với học sinh nhỏ thì điều này thật trìu tượng. Bởi vậy ta không nên đòi hỏi các em một cách chung chung. Các em lồng được tình cảm của mình vào từng ý văn, giáo viên nên gợi ý cụ thể như sau: Hoa hồng đẹp đến khó tả được. Khi ngắm nhìn hoa em cảm thấy như thế nào? (Hoa đẹp lộng lẫy say đắm lòng người). Hương chuối chín thơm lừng gợi cho em cảm giác như thế nào? (Thèm được ăn ghê lắm). Được ăn trái ngon em có suy nghĩ gì về người trồng cây? (Biết ơn người đã trồng). Kết hợp được 3 yếu tố trên: Nội dung, nghệ thuật, cảm xúc thì bài văn của học sinh cũng đạt tới