Sáng kiến kinh nghiệm Văn hóa lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên, xúc tiến quảng bá du lịch và vai trò của nó đối với phát triển du lịch tỉnh Gia Lai trong tương lai

Bạn đang xem tài liệu “Sáng kiến kinh nghiệm Văn hóa lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên, xúc tiến quảng bá du lịch và vai trò của nó đối với phát triển du lịch tỉnh Gia Lai trong tương lai”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

 trụ. Những ngày Lễ bỏ mả thực sự là những ngày hội văn hóa tưng bừng đầy chất nghệ thuật. Trong những ngày này, người sống ăn bữa ăn cộng cảm cuối cùng với người chết để rồi lưu luyến tiễn đưa người chết về thế giới bên kia bằng bài nhạc cồng chiêng, bằng những con rối...    Sau khi làm lễ giải phóng, người sống không còn ràng buộc gì với người thân đã chết. Họ có thể lấy vợ, lấy chồng, có thể dự những cuộc vui của dân làng. Đến đây lễ bỏ mả chấm dứt, ngôi nhà mồ cũng bị bỏ luôn, không còn được chăm sóc.  
Xét dưới góc độ tôn giáo tín ngưỡng thì Lễ bỏ mả là một nghi thức tang ma. Thế nhưng nhìn ở khía cạnh văn hóa thì Lễ bỏ mả của người Tây Nguyên mà điển hình nhất của người Jrai và người Bahnar ở tỉnh Gia Lai là đỉnh điểm của những hoạt động văn hóa truyền thống. Đương nhiên thông qua lễ hội, chủ lễ nhằm giải quyết mối quan hệ giữa con người với con người và giữa con người với thế giới tự nhiên.
Có thể nói, Lễ bỏ mả là một trong những đặc trưng văn hóa tiêu biểu nhất của các dân tộc tỉnh Gia Lai. Đến với Lễ bỏ mả, du khách còn được chiêm ngưỡng nghệ thuật kiến trúc nhà mồ, điêu khắc tượng nhà mồ - những giá trị có một không hai của đất nước Việt Nam.
  2.3. Tượng nhà mồ
Lên Tây Nguyên đến các làng của người Bahnar, Jrai đến những khu nghĩa địa chúng ta như lạc vào cả rừng tượng gỗ, có những ngôi mộ mới thì tượng vẫn còn nguyên vẹn nhưng có những ngôi mộ cũ thì tượng nhà mồ đã bị bỏ ngổn ngang và biến thành rừng. Đó là hình ảnh nhà mồ của người dân bản địa Gia Lai. 
Nhà mồ được dựng lên cho người chết, để hàng ngày người thân của người chết đem cơm nước đến và quét dọn như khi còn sống. Tượng nhà mồ chỉ xuất hiện khi họ tổ chức lễ bỏ mả cho người chết, tại lễ bỏ mả người ta khắc tượng và trang trí xung quanh nhà mồ. Tượng nhà mồ phản ánh cuộc sống hiện thực của người dân bản địa. 
Theo lời kể của tộc người Bahnar thì tượng nhà mồ là để đưa tiễn người sang thế giới xa xăm. Bởi vậy, khi sống cuộc đời ra sao thì khi chết đi, con người chỉ đi xa nhưng cũng là một cuộc sống không khác gì thế giới bên này. Họ có kiếp sống của sinh thành, giao hoan, có giải trí và đương nhiên, những súc vật cũng cần mang theo. Đến lễ hội Bỏ mả (lễ hội Pơ thi), chúng ta ngập trong rừng tượng. Tượng nhà mồ hiện lên sống động quanh những nhà mồ, thể hiện một nền nghệ thuật cổ, rực rỡ.
Tượng nhà mồ có thể xếp làm 3 lớp. Đó là thế giới sinh thành con người, có bào thai trong bụng mẹ, có giao hoan, giao phối âm dương, có bụng mang dạ chửa. Con người thuở nguyên sơ, phô bầy trong dáng khỏa thân, minh chứng sức mạnh truyền đời của loài người với nét đẽo khô ráp nhưng được cường điệu những bộ phận người cần được phô trương, bởi thế đường nét mạnh mẽ, gây ấn tượng rất mạnh, rất khác thường. Nhóm tượng thứ hai là những con vật gần gũi với người như voi, chó, trâu, bò... và nhóm thứ ba là những sinh hoạt cộng đồng như thể thao, săn bắn. Nhưng khi đến nhà mồ, lớp tượng cổ sơ nhất vẫn là tiêu biểu cho nghệ thuật tượng nhà mồ Tây Nguyên.
Nghệ nhân đẽo tượng bằng chiếc rìu cứng cáp. Chỉ trên một khúc gỗ, không phác thảo và ngày này sang ngày khác, những cây gỗ to sù sì cứ hiện dần lên những dáng dấp, hình người, những tư thế cùng những chi tiết đa dạng của người đàn ông, đàn bà, trẻ nhỏ... dường như tất cả đã nằm trong đầu nghệ nhân. Họ lặng lẽ từng nhát chắc chắn bổ xuống để nên hình, nên tượng, nên hồn.
Những bức tượng thực đó mà cũng hư hư huyền huyền đó như chính cõi "tối tăm" âm thế. Bởi thế mà trong ngôn ngữ người Bahnar các tượng mồ được gọi là "Mêu" với người Jrai gọi là "Rup", nghĩa là hình tượng, chứ không gọi là hình ảnh, cũng không gọi rõ là tượng, nó cụ thể quá.
2.4. Lễ hội cơm mới   
Các dân tộc sống ở vùng Tây nguyên sau mùa thu hoạch sẽ tổ chức lễ ăn cơm mới, đây cũng là lễ hội đặc trưng của người Bahnar và Jrai được tổ  chức để tạ ơn thần lúa, mừng mùa thu hoạch mới, cầu mong cho ruộng nương ngày càng nhiều thóc lúa. Dân làng cúng thần lúa bằng heo, gà... lễ ăn cơm mới được tổ chức ở nhà rông hoặc nhà riêng. Việc tổ chức lễ ăn cơm mới tuỳ thuộc vào khả năng thu hoạch nhiều hay ít của từng gia đình. Đây là cơ hội để chủ nhà mời bà con, họ hàng, bạn bè các buôn làng lân cận đến chung vui, ăn uống, nhà nào đông khách được coi là một vinh dự lớn. Trong ngày vui này người ta đánh cồng chiêng, trống vui chơi ca hát cho đến khi tiệc tàn. 
2.5. Lễ cầu mưa  
Đồng bào Tây Nguyên thường làm lễ cầu mưa khi sắp bước vào mùa trồng tỉa. Nhưng cũng có lúc đồng bào cầu mưa khi cây trồng đang trong thời kỳ sinh trưởng mà Yang (ông trời) quên đem mưa tưới xuống rẫy nương, hay vì tức giận mà không cho mưa đến một vùng nào đó. Tuỳ theo từng tộc người, lễ cầu mưa của các dân tộc có thể được tổ chức ở từng gia đình, tổ chức theo cộng đồng. Một bộ phận cư dân có hẳn người đại diện Yang tại mặt đất chuyên lo việc cầu mưa. Thông thường lễ cầu mưa được tổ chức tại bến nước. Đồng bào đắp một đám đất bằng chiếc mâm, tượng trưng cho đám rẫy, trong đó đặt các lễ vật gồm: một ghè rượu, một chiếc gùi có treo thịt quanh vành gùi, 2 khúc lồ ô cắt ngắn đựng rượu đặt bên ngoài chân đế gùi. Ngoài ra, còn có 2 chiếc lá đựng thịt cũng đặt trên mâm đất và 3 ống nứa dựa 3 phía thân gùi tượng trưng cho những công cụ chứa nước mưa. Lễ cầu mưa do Pơtao Apui đảm nhận. 
Lễ cầu mưa là một hiện tượng tín ngưỡng dân gian, phản ánh nguyện vọng của một bộ phận cư dân nông nghiệp. Ở Tây Nguyên nó tồn tại song hành cùng hình thái kinh tế trồng lúa rẫy và hiện chỉ còn thấy ở vùng xa, bởi sự hiện diện ngày càng nhiều các công trình thuỷ lợi có sức tưới hàng chục nghìn ha làm cho mưa không còn là nhu cầu bức thiết của dân cư, vì thế lễ cầu mưa ngày một thưa vắng dần, chỉ còn là mối quan tâm của những người yêu mến nền văn hoá cổ truyền Tây Nguyên. 
2.6. Lễ cúng bến nước 
Đây là một trong những hình thức sinh hoạt văn hoá cộng đồng mang nhiều ý nghĩa tích cực trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc Êđê ở Tây Nguyên. 
Nếu Lễ cầu mưa diễn ra hàng năm vào đầu mùa trồng tỉa (khoảng tháng 4 dương lịch), thì Lễ cúng bến nước được tổ chức hằng năm sau mùa thu hoạch để cầu cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no hạnh phúc. 
Theo đúng phong tục, buổi lễ cúng bến nước thường diễn ra như một ngày hội của buôn làng. Sau một hồi chiêng ngân dài sâu thẳm và trang nghiêm, lễ cúng bến nước được bắt đầu bằng lễ cúng ông bà tổ tiên để thông báo cho ông bà về sự có mặt đông đủ của con cháu trong làng, tiếp đó thầy cúng mới làm lễ cúng Yang cầu mưa. Kết thúc buổi lễ những cô gái trong trang phục truyền thống, lưng đeo gùi, cùng mọi người theo bước chân thầy cúng về bến nước đầu làng. Những bầu nước mát ngọt được những người con của buôn làng gùi về trong niềm vui hân hoan. Mọi người lại quây quần bên nhau uống rượu cần trong âm hưởng rộn ràng của cồng chiêng Tây Nguyên
3.KHÔNG GIAN VĂN HOÁ CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN:
UNESCO:
 tổ chức lễ công nhận cồng chiêng Tây Nguyên là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại. Trong dịp này, trên các kênh thông tin, các vấn đề liên quan đến văn hóa cồng chiêng đã được đăng tải với mật độ dày. Bên cạnh niềm vui lớn là nỗi lo chung về thực tiễn bảo tồn: nghệ thuật cồng chiêng chính thống ngày càng rời xa không gian thiêng của nó khibước vào lĩnh vực dịch vụ du lịch. Và như thế, nguy cơ lai tạp, thậm chí mai một là rất cao. Bài viết này xin trình bày một cái nhìn khác về bảo tồn cồng chiêng. 
Số người am hiểu thấu đáo nghệ thuật cồng chiêng rất ít. Công trình nghiên cứu nghệ thuật cồng chiêng, văn hóa cồng chiêng càng ít hơn. Đó là một sự thực. Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Chí Bền, Viện trưởng Viện Văn hoá thông tin cho biết đến nay chưa có một công trình sưu tầm, nghiên cứu nào về cồng chiêng xứng tầm với giá trị thực có của văn hóa cồng chiêng, thậm chí chưa có một công trình tổng hợp đầy đủ về những dàn cồng chiêng của các dân tộc thiểu số. Khi xây dựng hồ sơ trình lên UNESCO, Viện tập hợp tất cả các bài nghiên cứu đã xuất bản lâu nay mà “bề dày” vẫn chưa lấp đầy 300 trang in! 
 Từ trước 1945, có một số học giả phương Tây quan tâm đến cồng chiêng của Việt Nam. Nhưng những bài viết của họ chỉ dừng lại ở miêu tả, không đi sâu vào nhạc học, cũng không nêu được đầy đủ bản sắc văn hóa của cồng chiêng Việt Nam. Nói cách khác, họ tiếp cận cồng chiêng với phương pháp và mục đích dân tộc học mà thôi. Ngay như giáo sư Trần Văn Khê cũng thừa nhận rằng nhờ Tổ chức UNESCO giao nhiệm vụ đánh giá bộ hồ sơ cồng chiêng của Việt Nam mà ông có điều kiện tăng bổ kiến thức về loại hình nghệ thuật, văn hóa này. Những nhận định về tình hình nghiên cứu cồng chiêng của ông không khác với tiến sĩ Nguyễn Chí Bền. Rằng khi mới đọc qua bộ hồ sơ trình UNESCO ông nhận thấy các bài nghiên cứu chưa làm rõ nét độc đáo của cồng chiêng Tây Nguyên so với cồng chiêng các nước khác, yếu tố cơ bản để được công nhận là “kiệt tác”. Từ đó mới thấy vì sao cồng chiêng Tây Nguyên của Việt Nam đã vượt qua được các ứng viên nặng ký khác như cồng chiêng Indonesia hay Philippines để được công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.
Như vậy, một lần nữa, có thể nói ngay trên cái nôi của mình, nghệ thuật và văn hóa cồng chiêng đã không có nhiều đất sinh tồn, phát triển. Trong khi đó, phần lớn bài viết trên các kênh truyền thông gần đây nhấn mạnh một thực tế: Cồng chiêng vốn là vật thiêng, là phương tiện để con người thông linh với trời-thần, hiện đang bị tục hóa, chẳng khác một nhạc cụ bình thường. Hơn thế, nghệ thuật cồng chiêng của đồng bào Tây Nguyên đang dần tách khỏi các nghi thức thờ cúng thần linh, tham gia vào hoạt động dịch vụ văn nghệ, nên đã đánh mất phần “hồn”, chỉ còn là “hình thức” mà thôi. 
Thực ra, một khi bản thân nếp sống văn hóa, kinh tế của đồng bào Tây Nguyên có những thay đổi lớn lao theo dòng phát triển đương đại, giảm hẳn vai trò quyết định của thế giới thần linh trong năng suất sản xuất, trong lễ tục thì tần suất diễn tấu cồng chiêng như phương tiện giao đãi với thần linh giảm theo, kéo theo sự giảm thiểu số lượng các dàn cồng chiêng là tất yếu (hiện nay chỉ còn khoảng 2000 dàn so với khoảng 6000 dàn trước năm 1980). Và như thế, địa vị của cồng chiêng trong đời sống tâm linh của đồng bào Tây Nguyên, đặc biệt đối với lớp trẻ, cũng không được như xưa.
Cho nên, ở một cách nhìn khác, phần “hình thức” cũng quan trọng và cần thiết. Nó là nhịp cầu để quảng bá nghệ thuật cồng chiêng ra một không gian rộng lớn hơn bên ngoài buôn làng, bên ngoài thời gian thiêng của lễ tế thần linh của đồng bào Tây Nguyên. Không nhất thiết phải lên Tây Nguyên, vào buôn làng, đợi tới dịp lễ hội mới được tiếp xúc văn hóa cồng chiêng. Phải từ chỗ làm quen với nghệ thuật cồng chiêng, công chúng yêu nghệ thuật sẽ tiếp cận với văn hóa cồng chiêng sau đó. Quảng bá không phản trắc với bảo tồn, nếu quảng bá mang sẵn ý thức bảo tồn. Như không thể chấp nhận các dàn cồng chiêng được điều chỉnh thang âm theo “đồ-rê-mi” của phím đàn piano, mà phải giữ nguyên thang âm gốc Tây Nguyên: “bố-mẹ-con-cháu”... Mặt 
56khác, các cơ quan chức năng phải đầu tư lớn cho công tác bảo tồn thuần tuý, bởi một khi UNESCO đã công nhận cồng chiêng Tây Nguyên là “kiệt tác”, là nghệ thuật đỉnh cao, thì không được phép biến cải. 
Và quảng bá, bảo tồn nghệ thuật cồng chiêng không chỉ dừng lại ở các buổi biểu diễn để mở rộng kiến văn của công chúng. Mà phải đưa vào không gian học đường, đặc biệt là các trường trung cấp, đại học nghệ thuật, trước tiên là đại học Tây Nguyên. Nếu không được học, tuổi trẻ Việt Nam không thể phân biệt cồng khác... chiêng thế nào, chứ chưa nói đến việc phân biệt dàn cồng chiêng các nước khác tổ chức gần như cố định về số lượng trong khi một dàn cồng chiêng Tây Nguyên có thể từ 2 chiếc đến... 15 chiếc. Hoặc ở các nước khác, người chơi trong dàn cồng chiêng phải ngồi yên tại vị trí cố định thì ở Việt Nam người chơi luôn di chuyển, và có những động tác uyển chuyển biểu lộ cảm hứng cá nhân như nghiêng mình, khom lưng... 
Mở rộng không gian cho nghệ thuật cồng chiêng cũng là tích cực bảo tồn không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên.
CHƯƠNG III VĂN HOÁ LỄ HỘI CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN VỚI XÚC TIẾN VÀ QUẢNG BÁ DU LỊCH
1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG
UNESCO tổ chức lễ công nhận cồng chiêng Tây Nguyên là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại. Trong dịp này, trên các kênh thông tin, các vấn đề liên quan đến văn hóa cồng chiêng đã được đăng tải với mật độ dày. Bên cạnh niềm vui lớn là nỗi lo chung về thực tiễn bảo tồn: nghệ thuật cồng chiêng chính thống ngày càng rời xa không gian thiêng của nó khibước vào lĩnh vực dịch vụ du lịch. Và như thế, nguy cơ lai tạp, thậm chí mai một là rất cao. Bài viết này xin trình bày một cái nhìn khác về bảo tồn cồng chiêng. 
Số người am hiểu thấu đáo nghệ thuật cồng chiêng rất ít. Công trình nghiên cứu nghệ thuật cồng chiêng, văn hóa cồng chiêng càng ít hơn. Đó là một sự thực. Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Chí Bền, Viện trưởng Viện Văn hoá thông tin cho biết đến nay chưa có một công trình sưu tầm, nghiên cứu nào về cồng chiêng xứng tầm với giá trị thực có của văn hóa cồng chiêng, thậm chí chưa có một công trình tổng hợp đầy đủ về những dàn cồng chiêng của các dân tộc thiểu số. Khi xây dựng hồ sơ trình lên UNESCO, Viện tập hợp tất cả các bài nghiên cứu đã xuất bản lâu nay mà “bề dày” vẫn chưa lấp đầy 300 trang in! 
Thông tin của ông Viện trưởng có thể kiểm chứng dễ dàng. Bởi số tác giả chuyên tâm với nghệ thuật cồng chiêng hiện nay chỉ đếm trên đầu ngón tay. Từ trước 1945, có một số học giả phương Tây quan tâm đến cồng chiêng của Việt Nam. Nhưng những bài viết của họ chỉ dừng lại ở miêu tả, không đi sâu vào nhạc học, cũng không nêu được đầy đủ bản sắc văn hóa của cồng chiêng Việt Nam. Nói cách khác, họ tiếp cận cồng chiêng với phương pháp và mục đích dân tộc học mà thôi. Ngay như giáo sư Trần Văn Khê cũng thừa nhận rằng nhờ Tổ chức UNESCO giao nhiệm vụ đánh giá bộ hồ sơ cồng chiêng của Việt Nam mà ông có điều kiện tăng bổ kiến thức về loại hình nghệ thuật, văn hóa này các bài nghiên cứu chưa làm rõ nét độc đáo của cồng chiêng Tây Nguyên so với cồng chiêng các nước khác, yếu tố cơ bản để được công nhận là “kiệt tác”. Cho đến khi đọc đến phần nghiên cứu của Bùi Trọng Hiền trong mục "Tư liệu tham khảo" của hồ sơ ông mới tìm thấy những phân tích có thực tế điền dã, có tính khoa học của nhạc học, phần nào chỉ ra được đâu là nét độc đáo trong thang âm, điệu thức, tiết tấu của cồng chiêng Tây Nguyên mà cồng chiêng các nước khác không có. Từ đó mới thấy vì sao cồng chiêng Tây Nguyên của Việt Nam đã vượt qua được các ứng viên nặng ký khác như cồng chiêng Indonesia hay Philippines để được công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.
Như vậy, một lần nữa, có thể nói ngay trên cái nôi của mình, nghệ thuật và văn hóa cồng chiêng đã không có nhiều đất sinh tồn, phát triển. Trong khi đó, phần lớn bài viết trên các kênh truyền thông gần đây nhấn mạnh một thực tế: Cồng chiêng vốn là vật thiêng, là phương tiện để con người thông linh với trời-thần, hiện đang bị tục hóa, chẳng khác một nhạc cụ bình thường. Hơn thế, nghệ thuật cồng chiêng của đồng bào Tây Nguyên đang dần tách khỏi các nghi thức thờ cúng thần linh, tham gia vào hoạt động dịch vụ văn nghệ, nên đã đánh mất phần “hồn”, chỉ còn là “hình thức” mà thôi. 
Thực ra, một khi bản thân nếp sống văn hóa, kinh tế của đồng bào Tây Nguyên có những thay đổi lớn lao theo dòng phát triển đương đại, giảm hẳn vai trò quyết định của thế giới thần linh trong năng suất sản xuất, trong lễ tục thì tần suất diễn tấu cồng chiêng như phương tiện giao đãi với thần linh giảm theo, kéo theo sự giảm thiểu số lượng các dàn cồng chiêng là tất yếu (hiện nay chỉ còn khoảng 2000 dàn so với khoảng 6000 dàn trước năm 1980). Và như thế, địa vị của cồng chiêng trong đời sống tâm linh của đồng bào Tây Nguyên, đặc biệt đối với lớp trẻ, cũng không được như xưa.
Cho nên, ở một cách nhìn khác, phần “hình thức” cũng quan trọng và cần thiết. Nó là nhịp cầu để quảng bá nghệ thuật cồng chiêng ra một không gian rộng lớn hơn bên ngoài buôn làng, bên ngoài thời gian thiêng của lễ tế thần linh của đồng bào Tây Nguyên. Không nhất thiết phải lên Tây Nguyên, vào buôn làng, đợi tới dịp lễ hội mới được tiếp xúc văn hóa cồng chiêng. Phải từ chỗ làm quen với nghệ thuật cồng chiêng, công chúng yêu nghệ thuật sẽ tiếp cận với văn hóa cồng chiêng sau đó. Quảng bá không phản trắc với bảo tồn, nếu quảng bá mang sẵn ý thức bảo tồn. Như không thể chấp nhận các dàn cồng chiêng được điều chỉnh thang âm theo “đồ-rê-mi” của phím đàn piano, mà phải giữ nguyên thang âm gốc Tây Nguyên: “bố-mẹ-con-cháu”... Mặt khác, các cơ quan chức năng phải đầu tư lớn cho công tác bảo tồn thuần tuý, bởi một khi UNESCO đã công nhận cồng chiêng Tây Nguyên là “kiệt tác”, là nghệ thuật đỉnh cao, thì không được phép biến cải. 
Và quảng bá, bảo tồn nghệ thuật cồng chiêng không chỉ dừng lại ở các buổi biểu diễn để mở rộng kiến văn của công chúng. Mà phải đưa vào không gian học đường, đặc biệt là các trường trung cấp, đại học nghệ thuật, trước tiên là đại học Tây Nguyên. Nếu không được học, tuổi trẻ Việt Nam không thể phân biệt cồng khác... chiêng thế nào, chứ chưa nói đến việc phân biệt dàn cồng chiêng các nước khác tổ chức gần như cố định về số lượng trong khi một dàn cồng chiêng Tây Nguyên có thể từ 2 chiếc đến... 15 chiếc. Hoặc ở các nước khác, người chơi trong dàn cồng chiêng phải ngồi yên tại vị trí cố định thì ở Việt Nam người chơi luôn di chuyển, và có những động tác uyển chuyển biểu lộ cảm hứng cá nhân như nghiêng mình, khom lưng... 
Mở rộng không gian cho nghệ thuật cồng chiêng cũng là tích cực bảo tồn không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên.
2.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRÊN NỀN DU LỊCH LỄ HỘI
Tuy nhiên để du lịch phát triển, chúng ta cần phải đảm bảo một nguồn lực- một tài nguyên phong phú nhằm tạo ra những sản phẩm du lịch hấp dẫn, mang tính đặc thù của địa phương. Bên cạnh những ưu đãi của môi trường tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, Gia Lai được biết đến là một tỉnh có nguồn lực phát triển du lịch văn hóa, đặc biệt là bảo tàng, di tích và các hoạt động lễ hội đậm đà bản sắc dân tộc của cư dân bản địa.
Chùa Minh Thành - Gia Lai
Là “ngành công nghiệp không khói”, ngành Du lịch đang phát triển với tốc độ nhanh chóng, đạt hiệu quả cao đối với nền kinh tế của đất nước nói chung. Chính hoạt động du lịch đã góp phần tôn vinh và khai thác có hiệu quả các giá trị của di sản văn hóa dân tộc, nó không chỉ tạo ra diện mạo mới cho các hoạt động văn hóa địa phương mà còn góp phần thu hút nguồn du khách trong nước và quốc tế, góp phần phát triển kinh tế, cải thiện đời sống của nhân dân.
Trong xã hội đương đại, bảo tàng, di tích và lễ hội là những nơi bảo lưu các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc và là những minh chứng trực tiếp, xác thực dễ cảm nhận, đáp ứng được sự tìm hiểu thực tại của khách tham quan. Gia Lai với sự hiện diện của hai dân tộc bản địa Bahnar và Jrai có nhiều hoạt động trong đời sống cộng đồng còn bảo lưu được các yếu tố cổ truyền đặc sắc, thực sự kích thích sự tìm hiểu của du khách.
Những năm gần đây, Gia Lai đã từng bước thành công trong việc khai thác các giá trị di sản văn hóa dân tộc bằng con đường phát triển du lịch. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 4 bảo tàng đang hoạt động, hơn 35 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 15 di tích được công nhận xếp hạng cấp tỉnh và cấp quốc gia, cùng hàng chục địa điểm dấu tích khảo cổ mang dấu ấn về xã hội loài người cổ xưa trên vùng đất này cũng như các hoạt động lễ hội mang đậm dấu ấn cổ truyền thường xuyên diễn ra trên địa bàn. Tuy nhiên, hiện nay để việc khai thác và sử dụng nguồn lực di sản văn hóa tốt hơn trong phát triển du lịch văn hóa, tạo ra một sản phẩm du lịch đặc thù hấp dẫn khách tham quan chúng ta cần quan tâm một số vấn đề sau:
Trước hết về cơ sở hạ tầng. Phần lớn các di tích trên địa bàn tỉnh hiện nay chưa đáp ứng nhu cầu của khách tham quan, vì vậy cần tập trung nguồn vốn Trung ương và địa phương, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức kinh tế- xã hội và tất cả người dân để từng bước nâng cấp, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại các khu di tích, tổ chức các lễ hội với quy mô lớn, các hoạt động trưng bày có chiều sâu tại bảo tàng.