‘Sao không được như con nhà người ta’

Nhiều đứa trẻ nghĩ mình kém cỏi, ám ảnh khi phải lớn lên cùng những lời so sánh của cha mẹ với ‘con nhà người ta’.

Từ rất lâu, “con nhà người ta” đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều đứa trẻ. Đây là hình tượng mà nhiều bậc phụ huynh thường dùng để nói về một đứa trẻ ngoan ngoãn, học giỏi, thậm chí là hoàn hảo về mọi mặt… nhằm mục đích răn đe, đốc thúc con mình cố gắng. Thế nhưng, việc so sánh giữa đứa trẻ này với đứa trẻ khác không chỉ gây bất lợi cho sức khỏe, tinh thần của trẻ mà nó còn là bóng ma tâm lý đè nặng lên tâm trí trẻ suốt quãng đời còn lại.

Từng rơi vào hoàn cảnh bị cha mẹ đem ra so sánh với “con nhà người ta”, nhiều độc giả chia sẻ:

>> Con nhà người ta

Cụm từ”con nhà người ta”có lẽ là cơn ác mộng với tất cả trẻ em. Dù biết rằng mọi so sánh đều là khập khiễng nhưng các bậc làm cha làm mẹ vẫn không dằn được lòng mình mà so sánh con mình. Từ cân nặng, chiều cao cho đến điểm số… cái gì cũng có thể trở thành mục tiêu để các bậc phụ huynh đặt lên bàn cân so sánh. Nhiều cha mẹ “ngây thơ” nghĩ rằng, so sánh là cách để con nhìn lại bản thân đang yếu kém ở đâu mà phấn đấu. Nhưng thực tế có phải như vậy?

Đã có những bậc phụ huynh nhận ra sai lầm khi so sánh trẻ nhỏ và không bao giờ áp dụng cách dạy dỗ đó lên con mình:

>> Dạy con kiểu ‘thợ mộc’

Ngày nay cha mẹ thích lấy những đứa trẻ khác làm chuẩn mực cho con cái của họ, cho dù đó là trong thể thao hay học tập. Điều đó mang đến một ám ảnh tâm lý cho con rằng cha mẹ sẽ luôn nhìn thấy điểm tốt của con người ta và nhìn thấy điểm yếu của mình. Để nuôi dưỡng sự tự tin của con – một yếu tố quan trọng cho sự thành công của trẻ trong tương lai, nhiều độc giả cho rằng cha mẹ cần động viên thay vì so sánh, chê bai con:

Lê Phạm tổng hợp

>> Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.

Xổ số miền Bắc