Satoshi Nakamoto là ai? Nhân vật bí ẩn nhất thế kỷ 21

Satoshi Nakamoto - Một trong những nhân vật bí ẩn nhất của thế kỷ 21Satoshi Nakamoto - Một trong những nhân vật bí ẩn nhất của thế kỷ 21

Năm 2007, nền kinh tế toàn cầu bước vào giai đoạn suy trầm và vụ sụp đổ chấn động thế giới của ngân hàng Lehman Brothers năm 2008 đã châm ngòi cho cuộc khủng hoảng kinh tế đầu tiên trong thế kỷ 21.

Tiếp sau đó là sự lao dốc mất kiểm soát của thị trường chứng khoán và hàng loạt ngân hàng, tập đoàn lớn phá sản theo. Vào thời điểm này, cái tên Bitcoin – Satoshi Nakamoto lần đầu xuất hiện.

Chính xác là vào tháng 10/2007, Bitcoin lần đầu tiên được nhắc đến trong một bài viết về giao thức thanh toán ngang hàng của một nhân vật có tên Satoshi Nakamoto.

Satoshi Nakamoto là ai? Ông là người thật hay một trí tuệ nhân tạo?

Chắc hẳn khi mới nghe qua, bạn sẽ nghĩ ngay đến đây là một người Nhật Bản. Vâng, đây chắc chắn là một cái tên Nhật Bản; nhưng trớ trêu thay, không một ai dám khẳng định “cha đẻ” của Bitcoin là một người Nhật dù chúng ta có được hồ sơ của Satoshi trên trang P2P Foundation.

Satoshi NakamotoSatoshi Nakamoto

Vì sao lại như thế? Trong hồ sơ P2P Foundation, người này tự nhận là một người đàn ông đến từ Nhật Bản, sinh ngày 5/4/1975. Tuy nhiên, một số người đã đưa ra vài điểm khác thường cho thấy người này không giống như đến từ Nhật Bản.

Trước hết, whitepaper và một số bài đăng sau đó được viết bằng tiếng Anh một cách hoàn hảo, như là một người đến từ đất nước sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ mẹ đẻ. Thứ hai, giờ giấc nghỉ ngơi của anh ta rất trái ngược so với một người sống tại Nhật Bản.

Một thành viên trên diễn đàn Bitcointalk.org có tên Stefan Thomas đã chỉ ra các mốc thời gian từ hơn 500 bài đăng của Satoshi. Các mốc thời gian này cho thấy tác giả của Bitcoin không đăng bất cứ điều gì trong khoảng thời gian từ 2 giờ chiều đến 8 giờ tối theo giờ Nhật Bản.

Bên cạnh đó, một số giả thuyết cho rằng nhân vật này thực tế là một AI hay một điều gì đó tương tự như thế. Tuy nhiên, giả thuyết này nhanh chóng bị bác bỏ khi nhiều người chỉ ra các dấu mốc thời gian trên các bài đăng và email của Nakamoto cho  người này rõ ràng đang cư trú ở Vương quốc Anh, Bờ Đông Hoa Kỳ hoặc Bờ Tây khi đăng bài về tiền điện tử.

Vậy vì sao Satoshi Nakamoto lại không công bố danh tính thật? Đây là một câu hỏi khá thú vị; và sau hơn 11 năm kể từ ngày Bitcoin ra đời, đã có nhiều giả thuyết ra đời để trả lời câu hỏi trên.

Vì sao Satoshi Nakamoto lại muốn ẩn danh?

Giả thuyết thứ nhất: Tránh bị chính phủ “sờ gáy”

Trong quá khứ, một trường hợp tương tự thế này đã xảy ra. Vào năm 1991, Phil Zimmermann – một nhà hoạt động muốn cung cấp cho các nhà bất đồng chính kiến ​​một kênh liên lạc không chịu sử quản chế của chính phủ – đã ra mắt phần mềm Pretty Good Privacy (PGP). Phần mềm này cho phép mọi người gửi tin nhắn được mã hóa cho nhau.

Tuy nhiên, chính phủ Hoa Kỳ đã nhận ra tiềm năng của công nghệ này và tịch thu nó. PGP và Zimmermann sau đó trở thành đối tượng của các cuộc điều tra hình sự.

PGPPGP

Điều duy nhất công nghệ này làm được là cho phép hai cá nhân giao tiếp mà không bị nghe lén. Vì vậy, hãy tưởng tượng chính phủ sẽ đối xử với người tạo ra Bitcoin như thế nào khi công nghệ này cho phép chuyển tiền miễn phí mà không cần ngân hàng hoặc bên thứ ba. Một công nghệ giúp tiền tệ thoát khỏi vòng kiểm soát của chính phủ.

Giả thuyết thứ hai: Do quá giàu

Hiện tại, Satoshi được cho là đang sở hữu hơn 1triệu Bitcoin; tức hơn 7 tỷ USD (tính theo giá trị hiện tại).

Đây là một khoản tiền khổng lồ, là miếng mồi ngon trong mắt các chính phủ (vì mục đích thuế) và những tay siêu trộm.

Giả thuyết thứ ba: Do là cha đẻ của một hệ thống đề cao sự ẩn danh

Bitcoin là một hệ thống giao dịch cho phép mọi người có thể giao dịch ẩn danh. Và việc cha đẻ Bitcoin ẩn danh có thể là kế hoạch để quảng bá tính năng đặc biệt này.

Những hoạt động của Satoshi Nakamoto trước khi biến mất

  • Tháng 8/2008: Tên miền trang bitcoin.org được đăng ký bởi Satoshi hoặc đồng nghiệp của ông
  • Tháng 10/2008: Satoshi xuất bản whitepaper của Bitcoin có tên “Dorian Nakamoto”.
  • Tiếp theo, ông đã tạo ra diễn đàn bitcointalk và đăng thông điệp đầu tiên dưới bút danh Satoshi
  • 3/01/2019: Satoshi khai thác khối Bitcoin đầu tiên. Khối này được gọi là Genesis hoặc khối số 0 với phần thưởng khối là 50 BTC.
  • Satoshi đã hợp tác với nhiều nhà phát triển khác để sửa đổi mã nguồn đến giữa năm 2010.
  • Sau đó, ông trao quyền kiểm soát kho lưu trữ mã nguồn và khóa cảnh báo mạng cho Gavin Andresen. Ngoài ra, ông còn chuyển một số tên miền liên quan cho vài thành viên nổi bật trong cộng đồng rồi biến mất.
  • Trong khoảng thời gian trên, ông từng nói rằng mình đã bắt đầu viết mã Bitcoin từ năm 2007.

Những nhân vật được cho là Satoshi Nakamoto

Nhân vật đầu tiên: Bốn ông lớn trong ngành công nghệ

Có thể bạn sẽ thấy điều này khá “hoang đường” và khó xảy ra nhất. Nhưng khi kết hợp tên của những tập đoàn này lại với nhau, bạn sẽ đọc ra tên Satoshi Nakamoto

Satoshi NakamotoSatoshi Nakamoto

Nhân vật thứ hai:

Dorian Nakamoto 

Dorian NakamotoDorian Nakamoto

Dorian Nakamoto được cho là Satoshi Nakamoto nhờ một bài viết hồi tháng 3 năm 2014 của Newsweek.

Bài báo đã gây xôn xao trong cộng đồng tiền điện tử là vì đây là lần đầu tiên, một ấn phẩm chính thống đã cố gắng tìm ra danh tính của người tạo ra Bitcoin.

Cụ thể, nhà báo Leah McGrath Goodman đã xác định Dorian Prentice Satoshi Nakamoto chính là người đã tạo ra Bitcoin. Người đàn ông Nhật Bản này đang sống ở California

Leah đã đưa ra một loạt bằng chứng để chứng minh. Trong số đó, bằng chứng có giá trị nhất là việc cô đã hỏi câu hỏi liên quan đến Bitcoin trong một cuộc phỏng vấn trực tiếp và Dorian đã trả lời rằng:

Tôi không còn liên quan đến điều đó nữa và tôi không thể thảo luận về chúng. Chúng đã được chuyển cho người khác. Bây giờ họ chịu trách nhiệm về chúng. Tôi không còn mối liên hệ nào nữa.

Tuy nhiên sau đó, Dorian đã phủ nhận các mối liên hệ với Bitcoin. Ông nói rằng mình đã hiểu sai câu hỏi của phóng viên và cho biết là chưa từng nghe về loại tiền tệ này trước đó.

Nhưng có một điều bất ngờ, tài khoản của Nakamoto đã đăng thông điệp đầu tiên sau 5 năm, nêu rõ:

Tôi không phải là Dorian Nakamoto.

Một hành động mà sau này, khi nhiều người lên tiếng tự nhận mình là Satoshi Nakamoto thì chủ nhân của tài khoản này đã không xuất hiện để phủ nhận.

Nhân vật thứ ba: nhà khoa học máy tính đã qua đời – Hal Finney

Hal FinneyHal Finney

Được biết Finney là hàng xóm của Dorian Nakamoto. Ông cũng chính là một trong những thành viên đầu tiên của dự án PGP mà Blogtienao có đề cập ở mục“Giả thuyết thứ nhất: Tránh bị chính phủ “sờ gáy””. Điều này làm nhiều người nghi ngờ Finney đã mượn tên của hàng xóm nhằm che giấu danh tính thật.

Bên cạnh đó, ông là một trong những người đầu tiên có cái nhìn tích cực đối với hệ thống tiền tệ Bitcoin; một người theo chủ nghĩa tự do và có cái đầu cực kỳ thông minh…

Theo phân tích của nhà báo Andy Greenberg của Forbes, Finney là nhân vật có khả năng là Satoshi Nakamoto nhất so với tất cả các ứng cử viên.

Tuy nhiên, sau khi được Finney cho xem một số email giữa ông và Nakamoto cùng lịch sử ví Bitcoin (bao gồm cả giao dịch Bitcoin đầu tiên Nakamoto đã gửi cho Finney); Greenberg đã kết luận rằng ông không phải là cha đẻ của Bitcoin.

Hal Finney đã qua đời vào ngày 28/8/2014 do căn bệnh xơ cứng teo cơ một bên (ALS).

Nhưng chính cái chết này làm củng cố thêm quan điểm ông chính là cha đẻ của Bitcoin. Vì kể từ đó, khoảng 1 triệu BTC đã không hề được di chuyển cho đến ngày nay.

Nhân vật thứ tư: Craig Wright

Craig WrightCraig Wright

Có thể nói đây là nhân vật gây ra nhiều ồn ào nhất trong số tất cả các ứng cử viên. Theo hồ sơ trên Wikipedia, Craig Wright là một chuyên gia về máy tính, nhà khoa học và là doanh nhân người Úc.

Mọi chuyện khởi nguồn vào tháng 11/2015. Khi đó, trang Gizmodo đã nhận được email ẩn danh từ một cá nhân; nói rằng Craig Wright chính là người tạo ra Bitcoin.

Sau đó, tờ Wired và Gizmodo đã mở hai cuộc điều tra rồi cùng kết luận rằng Wright có thể là Satoshi.

Tuy nhiên, báo cáo trên đã làm dấy lên sự nghi ngờ về việc Wright thực chất chỉ là kẻ bịp bợm.

Cụ thể, hai giờ sau khi Wright công bố báo cáo trên, cảnh sát Liên bang Úc đã ập vào ngôi nhà của Wright tại Gordon, New South Wales – một phần trong cuộc điều tra của cơ quan thuế Úc.

Đến ngày 2/5/2016, BBC và The Economist đã xuất bản các bài báo cho biết Wright đã ký các tin nhắn kỹ thuật số bằng cách sử dụng các khóa mật mã được tạo ra trong những ngày đầu phát triển Bitcoin.

Các khóa này được liên kết chặt chẽ với các khối Bitcoin đã được “khai thác” bởi Satoshi Nakamoto. Cùng ngày, một bài viết trên trang Craig Wright đã đăng một tin nhắn có chữ ký mật mã kèm theo.

Tuy nhiên, nhà nghiên cứu bảo mật Dan Kaminsky sau đó đã viết trên blog của mình rằng Wright chỉ là kẻ lừa đảo; và nhà phát triển Bitcoin Jeff Garzik cũng đồng ý rằng bằng chứng được cung cấp công khai bởi Wright không chứng minh được bất cứ điều gì.

Wright chỉ đơn giản là sử dụng lại chữ ký cũ từ một giao dịch Bitcoin được thực hiện vào năm 2009 bởi Satoshi.

Trước đó, trong một cuộc phỏng vấn với BBC, Wright đã hứa sẽ đưa ra “bằng chứng phi thường cho một yêu cầu đặc biệt”. Thế nhưng cho đến nay, ông vẫn chưa cung cấp bất kỳ bằng chứng xác thực nào về quyền tác giả của mình đối với whitepaper của Bitcoin.

Một bài đăng khác trên Cointelegraph cũng đã chứng minh rằng Craig Wright không phải là Satoshi Nakamoto. Theo đó, trong những bài viết của mình, Craig đã để lộ điểm yếu về ngữ pháp và từ vựng. Điều này không giống với những gì mà Satoshi đã thể hiện trong Whitepaper Bitcoin.

Nghiêm trọng hơn, những lỗi bảo mật hệ thống cơ bản cũng thường xuyên xuất hiện trong những tuyên bố của ông.

Đến tháng 5/2019, Wright bắt đầu đe dọa sẽ kiện những người nói ông không phải là cha đẻ của Bitcoin và những người đã gọi ông là kẻ lừa đảo. Trong số đó có Vitalik Buterin – nhà sáng lập Ethereum; Roger Ver – người ủng hộ Bitcoin từ rất sớm; và Peter McCormack, một podcaster.

Ngoài những nhân vật trên, vẫn có một số cái tên khác bị nghi ngờ là Satoshi Nakamoto như: Nick Szabo, David Lee Chaum, Vincent van Volkmer hay thậm chí là trí thông minh nhân tạo (AI)

Satoshi Nakamoto hiện đang giữ bao nhiêu Bitcoin?

Dù ẩn danh, nhưng Satoshi thực sự là một trong những tỷ phú của thế giới khi người ta ước tính nhân vật này đang giữ khoảng 1 triệu BTC. Với mức giá ngày nay (tháng 3/2023), có thể giả định rằng Nakamoto sở hữu khoảng 22 tỷ USD.

Tuy nhiên, con số trên chưa bao gồm lượng airdrop sau mỗi sự kiện Bitcoin hardfork mà ông đang sở hữu: Bitcoin Cash, Bitcoin Gold và Bitcoinsv.

Theo một số báo cáo, tính đến năm 2021, lượng Bitcoin Cash của Nakamoto trị giá hơn 650 triệu USD và BitcoinSV tương đương hơn 250 triệu USD. Nhà sáng lập Bitcoin cũng có quyền sở hữu 1,1 triệu Bitcoin Gold và tất cả các loại Bitcoin “anh em” khác nếu ông vẫn giữ khóa riêng (Private Key).

Và với việc nắm giữ 1 triệu BTC, Satoshi Nakamoto chắc hẳn vẫn sẽ là nhân vật được giới truyền thông “ưu ái” nhằm tìm kiếm ra thân phận thật sự của một trong những nhân vật bí ẩn nhất thế kỷ 21 này.

Ảnh hưởng của Satoshi đến Bitcoin và thị trường tiền điện tử

Trong khi cả thế giới đều tò mò về danh tính của Satoshi và luôn mong chờ ngày cánh truyền thông có thể tháo bỏ lớp mặt nạ, thì giới đầu tư tiền điện tử chuyên nghiệp lại cầu mong ngày đó sẽ không diễn ra.

Cụ thể, trong bản cáo bạch gửi cho Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) gần đây, sàn giao dịch Coinbase cảnh báo danh tính thực sự của Satoshi Nakamoto có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường tiền điện tử, khiến giá Bitcoin và Ethereum giảm đáng kể.

Trên thực tế, việc Satoshi che giấu dành tính vì những nguyên nhân đã được đề cập ở trên thì còn một nguyên nhân quan trọng khác nữa, đó chính là nếu danh tính thật của Satoshi Nakamoto được tiết lộ, bản chất tiền điện tử cũng sẽ thay đổi. Khi đó, Bitcoin hay Ethereum không còn phi tập trung như người sáng tạo khẳng định mà sẽ nằm dưới quyền kiểm soát của một cá nhân hoặc nhóm người duy nhất.

Và một khi không còn niềm tin vào tiền điện tử, thị trường tiền điện tử nói chung và Bitcoin nói riêng sẽ đối mặt với hàng loạt vấn đề pháp lý và sự rời bỏ của người dùng. Một thảm họa thực sự.

4.6/5 – (10 bình chọn)