Say tàu xe uống thuốc gì?
Say tàu xe là một chứng bệnh xảy ra khi đi ô tô, máy bay, tàu hỏa, thuyền… Các triệu chứng say tàu xe phổ biến bao gồm buồn nôn, chóng mặt, đổ mồ hôi lạnh và nôn mửa. Sự xáo trộn của tai trong và xung đột giữa chuyển động cảm nhận và thực tế gây ra cảm giác khó chịu này.
Say tàu xe là tương đối phổ biến. Bất cứ ai cũng có thể bị say tàu xe, nhưng phụ nữ, trẻ em và những người bị đau nửa đầu… là những người dễ bị chứng này nhất.
Các loại thuốc không kê đơn như thuốc kháng histamine hoặc thuốc kê đơn ở dạng viên uống hoặc miếng dán có thể hữu ích hơn cho việc điều trị. Không có cách chữa khỏi chứng say tàu xe, nhưng những lựa chọn điều trị này có thể giúp giảm hoặc ngăn ngừa các triệu chứng của bạn.
Các triệu chứng say tàu xe phổ biến bao gồm buồn nôn, chóng mặt…
Uống thuốc chống buồn nôn (chống nôn) trước khi đi du lịch có thể giúp giảm nguy cơ bị ốm. Thuốc kháng histamine và thuốc kháng cholinergic là những loại thuốc phổ biến nhất được sử dụng để điều trị triệu chứng.
Mục lục bài viết
1.1 Thuốc kháng histamine
Thuốc kháng histamine đã được sử dụng trong việc kiểm soát chứng say tàu xe trong nhiều thập kỷ, dùng một mình hoặc kết hợp với các biện pháp can thiệp khác. Thuốc kháng histamine H1 có sẵn dưới dạng các chế phẩm không kê đơn cũng như theo đơn. Để kiểm soát chứng say tàu xe, các đường dùng và liều lượng sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại thuốc cụ thể được sử dụng.
Các thuốc thường dùng như: Dimenhydrinate, diphenhydramine, promethazine, meclizine… đều có dưới dạng viên uống, dễ sử dụng, được uống trước khi lên xe từ 30 -60 phút.
Các tác dụng phụ có thể xảy ra của thuốc kháng histamine bao gồm buồn ngủ, khô miệng và mờ mắt… và thường hết khi ngừng thuốc.
1.2 Thuốc kháng cholinergic
Thuốc kháng cholinergic hoạt động bằng cách ngăn chặn acetylcholine, một chất dẫn truyền thần kinh gây ra các chức năng không tự chủ của cơ thể, bao gồm tiêu hóa và tiết nước bọt. Thuốc kháng cholinergic phổ biến nhất được sử dụng để điều trị say tàu xe là miếng dán scopolamine.
Scopolamine là một miếng dán dùng dán sau tai ít nhất bốn giờ trước khi đi du lịch và có thể để lại trong tối đa ba ngày (72 giờ). Hệ thống thẩm thấu qua da làm giảm buồn nôn, nôn mửa và các triệu chứng khác.
Các tác dụng phụ thường gặp của thuốc bao gồm khô miệng, buồn ngủ và nhìn mờ (mờ mắt), kích ứng da do miếng dán… Nếu bạn gặp tác dụng phụ nghiêm trọng với miếng dán chống say tàu xe, nên hỏi ý kiến bác sĩ.
Miếng dán chống say tàu xe có thể gây kích ứng da.
2. Các biện pháp khắc phục chứng say tàu xe không dùng thuốc
Một số cách tự nhiên có thể giúp giảm cảm giác nôn nao, chóng mặt khi đi tàu, xe… Những phương pháp điều trị thay thế này bao gồm các biện pháp khắc phục tại nhà, phương pháp tiếp cận tự nhiên và điều chỉnh lối sống mà bạn có thể thử trước khi đi du lịch.
Một số biện pháp khắc phục chứng say tàu xe tốt nhất bao gồm:
-
Giảm chuyển động – ngồi ở phía trước ô tô hoặc ở giữa thuyền
-
Nhìn thẳng về phía trước tại một điểm cố định, chẳng hạn như đường chân trời
-
Hít thở không khí trong lành nếu có thể, ví dụ bằng cách mở cửa sổ ô tô
-
Nhắm mắt và thở chậm trong khi tập trung vào hơi thở của bạn
-
Đánh lạc hướng trẻ bằng cách nói chuyện, nghe nhạc hoặc hát các bài hát
-
Thử dùng với các sản phẩm từ gừng: Kẹo gừng, trà gừng, nước gừng…
-
Uống trà hoa cúc
-
Nghỉ ngơi đầy đủ trước khi đi du lịch
Một số điều không nên làm:
-
Không đọc sách, xem phim hoặc sử dụng các thiết bị điện tử khi đang chuyển động
-
Không nhìn vào các vật thể chuyển động, chẳng hạn như ô tô đang đi qua…
-
Không ăn các bữa ăn nặng, thức ăn cay, giàu chất béo hoặc uống rượu ngay trước, trong khi đi du lịch… vì
c
ó
th
ể
làm tr
ầ
m tr
ọ
ng thêm c
ả
m giác bu
ồ
n nôn do say tàu xe.
Cách điều trị say tàu xe tốt nhất tùy thuộc vào từng người, vì những gì hiệu quả nhất đối với một số người có thể không hữu ích đối với những người khác.
3. Một số lưu ý khi dùng thuốc chống say tàu xe
– Không nên uống rượu khi đang dùng các thuốc chống say tàu xe, vì điều này có thể làm tăng nguy cơ gặp các tác dụng phụ bất lợi.
– Một số loại thuốc chống say tàu xe có thể tương tác bất lợi với các thuốc khác như: Thuốc hạ sốt, giảm đau như: Tylenol (acetaminophen) hoặc advil (Ibuprofen).
Tham khảo ý kiến của bác sĩ để kiểm tra bất kỳ nguy cơ tiềm ẩn nào về tương tác thuốc dựa trên loại thuốc cụ thể mà bạn đang sử dụng.
Mời độc giả xem thêm video:
WHO cảnh báo các nước không nên xem nhẹ Covid-19