Senior Developer là gì? Những điều thú vị về Senior Developer | TopDev
Senior Developer là gì? Có gì khác so với Junior Senior hay Fresher? Tuyển dụng IT đã có những tên gọi riêng nhằm phân loại các vị trí khác nhau. Senior Developer là một trong số đó. Tuy nhiên, bạn đã có cách hiểu chính xác về thuật ngữ này chưa? Cùng TopDev tìm hiểu tất tần tật về Senior Developer qua bài viết sau!
Nhiều định nghĩa đã được đưa ra về cách hiểu Senior Developer? Vậy Senior Developer thật sự là gì? Trước hết hãy cùng tìm hiểu sơ lược về thế nào là Senior?
Senior là gì? Senior được biết đến là một thuật ngữ mô tả các cá nhân sở hữu nhiều kinh nghiệm (cả về kỹ năng chuyên môn và trải nghiệm thực tế). Theo quá trình, năng lực của họ được nâng cao hơn từ nền tảng cơ sở thông qua các giai đoạn tiền phát triển trước đó như Intern, Fresher, Junior,…
Senior Developer là thuật ngữ được quy chiều đến đối tượng là các lập trình viên cấp cao. Một thực tế là họ dễ dàng nắm bắt và làm tốt mọi thứ trong bất kỳ một giai đoạn nào của công việc ngành IT. Nắm rõ quy trình thực hiện, các khâu có liên quan; tất tần tật đều được họ điều phối và vận hành một cách trơn tru, chuyên nghiệp nhất. Đặc biệt hơn, họ lại có khả năng kết nối, trao đổi để tìm ra các mong muốn của khách hàng.
Điểm nổi trội của Senior nằm ở nền tảng tư duy, năng lực nhận biết về quá trình thực hiện, giải quyết các nhiệm vụ. Đồng thời, họ vẫn song song tự hoàn thiện và phát triển mình lên một mức cao hơn (có thể là Senior Manager). Chính điều này kích thích họ luôn thử sức, rèn luyện bản thân để có những trải nghiệm phong phú hơn.
Một Senior “cừ khôi” sẽ phát huy tốt óc sáng tạo, năng lực thích ứng, các kỹ năng của mình một cách thuần thục. Các lập trình viên cấp cao phải có khả năng quản lý các project, lập kế hoạch, đặt ra định hướng; dẫn dắt, hướng dẫn, hỗ trợ team để đạt được các mục tiêu đề ra.
Một Senior Developer chắc chắn sẽ phải trải qua nhiểu áp lực. Biết đâu những thời gian đầu, bạn đã gặp lại các thất bại. CV cho sinh viên IT mới ra trường (CV IT student) hoặc CV IT Developer của bạn không tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng. Hoặc khi đi làm, bạn chịu sự áp lực từ sếp, từ đồng nghiệp,…Đôi khi nó nhiều đến mức khiến bạn bị stress.
Áp lực từ nhiều phía và rất nhiều sự mâu thuẫn sẽ nảy sinh. Đó cũng chính là lúc bạn rơi vào trạng thái phức tạp. Ai cũng thích sự đơn giản. Nếu đã là một Senior Developer, bạn phải sống trong áp lực tổn tại của ngành lập trình.
Xây dựng phần mềm cần có sự kết nối giữa trình độ (tức vận dụng lý thuyết khoa học chuyên ngành, trải nghiệm thực tiễn) và nhu cầu, mong muốn của khách hàng. Bên cạnh đó, sự kết nối này sẽ trở nên chặt chẽ hơn nhờ vào sự ảm hiểu các công cụ; tinh thần đồng đội, sự quản lý vận hành của tổ chức. Do đó, mỗi Senior Developer cần tìm ra sự kết nối trong mọi quy trình làm việc. Có thể mỗi sản phẩm, mỗi dự án, mội thành quả sẽ mang lại những giá trị tương xứng.
Đây được xem là tố chất quan trọng. Vì nó không những giúp hình thành nên một Senior Developer giỏi mà còn quyết định đến sự phát triển nghề nghiệp.
Một Senior Developer phát triển độc lập, họ có thể làm bất cứ điều gì. Thế nhưng, để phát triển họ cần cộng tác với team. Bản thân họ tự hiểu rằng để thực hiện các nhiệm vụ lớn, họ cần một team luôn hổ trợ nhau. Một Senior Developer cần có trách nhiệm dẫn dắt đồng đội; luôn phấn đấu để cải thiện trình độ – kỹ năng của chính bản thân mình. Họ sẽ biết cách tạo điều kiện để bản thân và team của mình có thể phát triển tốt nhất.
Có thể nói, Senior Developer là một người dẫn đầu với năng lực toàn diện được thể hiện ở tất cả các khía cạnh. Mọi quy trình đều được họ nắm bắt, điều tiết và quản lý một cách tốt nhất. Họ có sự cầu tiến, do vậy họ thật sự tỉ mỉ và chỉn chu trong việc tổ chức thực hiện các giai đoạn công việc.
Đối với Senior Developer, họ không quá khó để khai thác và kết nối chính xác với nhu cầu của khách hàng. Dựa trên những trải nghiệm, họ biết đâu là những cách thức phù hợp để tìm ra sự phụ ứng với mong muốn từ các khách hàng khó tính nhất.
Mỗi người sẽ có một thời điểm phù hợp để phát triển sự nghiệp của mình. Đỉnh cao sự nghiệp là do mỗi cá nhân tự thỏa mãn. Và việc so sánh hoặc áp đặt lộ trình thăng tiến là điều hạn chế. Vì đơn giản mọi thứ đều có tính chất tương đối.
Fresher chỉ những sinh viên mới ra trường. Sự va chạm chưa nhiều và có thể nói, họ đều là những “lính mới” của giới lập trình viên. Lợi thế của họ là sự chuẩn bị gần như là kỹ lưỡng về hành trang do quá trình dài rèn luyện tại giảng đường.
Nếu bạn đang apply vị trí Mobile App Developer tại một doanh nghiệp thì chiếc CV IT Developer chuẩn có thể giúp các newbie nâng cao khả năng ghi điểm của mình. Tuy nhiên, để thành công và nhanh chóng hòa nhập môi trường lập trình chuyên nghiệp, họ cần phải nỗ lực rất nhiều.
Với số năm kinh nghiệm ít ỏi, cái họ nó là nền tảng trải nghiệm; những bước đi đầu trong việc tiếp cận thế giới lập trình. Họ sẽ bắt đầu đi sâu hơn vào việc phân tích lập trình ứng dụng dựa vào thực tế nhiều hơn. Hiểu biết về cơ sở dữ liệu, lưu trữ và xuất dữ liệu, nắm bắt các chức năng là những họ cần phải phát huy.
Bạn có thể tự hào đôi chút khi bản thân được công nhận là một Senior Developer chính hiệu. Bạn hoàn toàn có thể xử lý các vấn đề; chịu trách nhiệm đảm nhận các dự án lớn; quản lý, áp dụng, thực hiện và giải quyết nhiệm vụ phức tạp nhất. Một điểm nhấn quan trọng của Senior Developer chính là mức độ am hiểu sâu sắc về cơ sở dữ liệu và các dịch vụ ứng dụng,…
Tìm ngay việc làm IT phù hợp tại AXON Company
Để đạt được level này, tất nhiên sẽ phụ thuộc vào sự cố gắng của bạn. Bạn dường như đào sâu hơn trong chính chuyên môn của mình. Bạn là người đưa ra các quyết định quan trọng về cách thức thực hiện của một hoặc nhiều dự án. Vì đơn giản, bạn hiểu rõ về cơ chế hoạt động, sự liên kết giữa các công cụ công nghệ,… Bạn dần trở thành một chuyên gia quản trị con người, quản lý một quy trình phát triển phần mềm hơn là một người đội trưởng hướng dẫn đồng đội.
Hai chức danh quan trọng thường sẽ là Product Manager hoặc Project Manager. Ở giai đoạn này, bạn sẽ có vai trò lớn trong việc quy định về chuẩn chất lượng/đầu ra mà một sản phẩm nào đó thông qua nghiên cứu, phân tích.
Bạn từng nghe về CTO hoặc CEO chưa? Vâng, chính xác là nó. Bạn không chỉ đơn thuần là một chuyên gia về lập trình, một người hiểu sâu rộng về công nghệ, mà bạn còn là người truyền cảm hứng; tạo động lực, vạch ra các chiến lược phát triển và dẫn dắt các leader theo một sứ mệnh, tầm nhìn nào đó. Điều này có nghĩa, bạn đang là nhân tố quyết định đến số phẫn thành hay bại của một tổ chức.
Nhiều kỹ năng quan trọng có thể chi phối đến quá trình phát triển của một Senior Developer. TopDev sẽ chỉ ra một số kỹ năng ảnh hưởng trực tiếp đến sự thăng tiến của một Senior Developer.
Chuyên nghiệp trong việc viết code đôi khi khó thể hiện toàn diện năng lực của một Dev. Thế nhưng, nếu xét trên khía cạnh kỹ năng, Junior chỉ cần viết code cho chạy là được. Còn nếu là Senior, bạn không chỉ đơn thuần viết đúng hạn deadline, mà việc viết code phải tinh gọn, nhanh chóng. Yếu tố quyết định chính là khả năng bảo trì code. Đó cũng là điều mọi Senior Developer cần nhớ.
Khi là một Senior Developer, bạn cần phải tiếp cận với các task lớn hơn. Điều đó đồng nghĩa, bạn phải am hiểu nhiều công cụ hơn. Senior Developer sẽ chia nhỏ thành từng task khác nhau. Đồng thời, phải quan tâm đến vấn đề đánh giá, phân tích mức độ khả thi, tính hiệu quả của các giải pháp. Điều này cho thấy họ phải là người hiểu rõ về cơ chế hoạt động của doanh nghiệp. Đó là cơ sở quan trọng để Senior tìm ra các mấu chốt, cách thức giải quyết phù hợp – khả thi nhất cho mọi vấn đề.
Nếu bạn đã giỏi, hãy làm cách nào đó để mình trở nên giỏi hơn. Senior Developer có thể tự học thêm vì mọi kiến thức đều có thể được cập nhật mới hơn mỗi ngày. Là một Senior, bạn cần phải hỗ trở nhiều đàn em khi họ có những vấn đề chưa giải quyết được; trực tiếp góp ý kiến, đưa ra các phán đoán trước những quyết định. Thái độ cầu thị và giúp đỡ; tính trách nhiệm với mỗi thứ mình làm đều góp phần tạo ra chân dung của một Senior Developer chuyên nghiệp.
Mức lương phụ thuộc rất nhiều vào trình độ và số năm kinh nghiệm mà mỗi cá nhân sở hữu. Và tùy vào từng công ty, mức độ chênh lêch về lương có thể rơi vào các mức sau đây:
+ Dưới 1 năm kinh nghiệm: 5 – 10M
+ Từ 1-3 năm kinh nghiệm: 12 – 24M
+ Từ 3- 5 kinh nghiệm: 20 – 35M (Senior Developer)
+ Trên 5 kinh nghiệm: 30M – 100M (tuỳ thuộc trình độ chuyên môn)