Sharkism – Việt Nam Và Philippines, Nước Nào Giàu Hơn ?

4.6. Các Khu Vực Sản Xuất Dưới 3103$ (Chỉ Số GDP Bình Quân Đầu Người Của Philippines Năm 2018)

4.5. Các Khu Vực Sản Xuất Dưới 2566$ (Chỉ Số GDP Bình Quân Đầu Người Của Việt Nam Năm 2018)

Chúng ta hay so sánh giữa Việt Nam và Philippines, nước nào giàu hơn? Bài viết này sẽ cho bạn biết tại sao Việt Nam lại “trông” giàu hơn Philippines và nước nào mới là nước giàu hơn.

viet-nam-va-philippines-nuoc-nao-giau-hon

  • Note 1: Bài dài vãi linh hồn các bác ạ, nên bài sẽ được chia thành 5 phần.
  • Note 2: Không có gì chắc chắn rằng người trả lời sẽ 100% chính xác, ngay trong link gốc cũng có rất nhiều câu trả lời khác nhau. Tuy nhiên, đây là câu trả lời cá nhân mình thấy đầy đủ dẫn chứng, logic nhất hoặc tại vì mình là người Việt <(“). Các bác dân chuyên ngành nếu thấy điểm bất hợp lý có thể nêu ra cho mọi người biết ạ.

1. Thống Kê Hộ Nghèo

Câu trả lời thật ra rất đơn giản: Người dân Việt Nam nói chung giàu có hơn người dân Philippines. Tôi sẽ trình bày một số dữ liệu khô khan ở dưới để có thể thuyết phục các bạn rằng đây chính là thực tế.

Có những lý do cho việc tại sao Philippines lại bị khắc hoạ tiêu cực như một trong những quốc gia nghèo nhất trong khối Đông Nam Á, và tại sao Việt Nam lại đang ngày càng tránh được hình ảnh đó hơn, bất kể việc vừa thoát khỏi một cuộc chiến tương đối gần. Không phải vì sự thiên vị của ‘truyền thông phương Tây’ hay cố tình gây giật gân gì cả. (Note: Khúc này tôi hơi lú các bác ạ).

viet-nam-va-philippines-nuoc-nao-giau-hon

Hình 1: So sánh Sun World ở Việt Nam với Enchanted Kingdom ở Philippines. @quora.com

Xem thêm nhiều hình ảnh so sánh giữa các thành phố của Việt Nam với Philippines tại đây.

Đầu tiên, liệu Việt Nam có thật sự giàu có hơn Philippines hay không là một câu hỏi khó có thể trả lời chính xác vào thời điểm hiện tại, vì nền kinh tế của cả hai có sự cách biệt không đáng kể. Tuy nhiên, việc này không hoàn toàn quan trọng trong việc giải đáp câu hỏi tôi đang trả lời. Chúng ta không thể nhận xét rằng Philippines hay Việt Nam giàu có hơn Qatar, chỉ bởi vì họ có một nền kinh tế lớn hơn. Để có thể chắc chắn rằng chúng ta đánh giá họ một cách công bằng, ta nên dựa vào chính người dân của 2 nước.

Thống Kê Tỉ Lệ Nghèo Quốc Gia

Cả hai quốc gia có những chuẩn nghèo khác nhau, thực tế là Việt Nam đã đi xa hơn và đặt ra những chuẩn nghèo khác nhau dựa trên từng địa phương. Để triệt tiêu hoàn toàn những thiên vị được tạo nên từ sự khác biệt giữa chuẩn nghèo của 2 quốc gia, tôi sẽ sử dụng dữ liệu từ World Bank được phân ra thành 3 tỷ lệ khác biệt.

1.1. Tỉ Lệ Nghèo Cùng Cực

Từ biểu đồ đầu tiên này ta đã có thể thấy một vài điều rất thú vị:

viet-nam-va-philippines-nuoc-nao-giau-hon

Hình 2: Tỉ lệ nghèo bình quân đầu người 1,9$/ngày (2011 PPP) (% dân số). @quora.com

Đúng vậy, khởi đầu của thiên niên kỷ thì người Việt Nam chắc chắn nghèo hơn rất nhiều người Philippines tại thời điểm đó.

Tuy nhiên, tỷ lệ nghèo cùng cực bình quân đầu người của Việt Nam có sự giảm sút đáng kinh ngạc với tỷ lệ 33.8% chỉ trong vòng 8 năm. Sự ‘phát triển’ của Philippines có vẻ nhạt nhoà khi đặt lên bàn cân với Việt Nam. Năm 2009 – 2010 là thời điểm mà Việt Nam chính thức có được tỷ lệ nghèo cùng cực thấp hơn Philippines.

1.2. Tỉ Lệ Nghèo 3.20$/ngày

Biểu đồ thứ hai thể hiện nên sự giảm sút đáng ngạc nhiên hơn nữa của Việt Nam. Điều này biểu hiện rằng đã có rất nhiều người thoát khỏi tỷ lệ nghèo 3.20$/ngày này:

viet-nam-va-philippines-nuoc-nao-giau-hon

Hình 3: Tỉ lệ nghèo bình quân đầu người 3,2$/ngày (2011 PPP) (% dân số). @quora.com

Một lần nữa, sự tiến triển của Philippines lại làm nước này ‘trông’ có vẻ nghèo.

1.3. Tỉ Lệ Nghèo 5.5$/ngày

Sau khi điều chỉnh lạm phát cho tỉ lệ này thì con số tương ứng cho tỉ lệ này là 185 USD/tháng cho một người; Hoặc khoảng 9,388 PHP một tháng một người (số liệu ngày 26/4/2020) Hoặc khoảng 4,332,174 VND một tháng một người (số liệu ngày 26/4/2020)

Đây là một con số cao hơn đáng lưu ý so với tiêu chuẩn cả 2 quốc gia đặt ra khi đánh giá về ‘hộ nghèo’, điều này cũng khiến biểu đồ thứ 3 này hữu ích nhất trong cả 3 khi vượt qua tỉ lệ này đồng nghĩa với việc ‘thoát nghèo’ và bước chân vào tầng lớp trung lưu.

viet-nam-va-philippines-nuoc-nao-giau-hon

Hình 4: Tỉ lệ nghèo bình quân đầu người 5,5$/ngày (2011 PPP) (% dân số). @quora.com

Từ biểu đồ này ta có thể thấy:

  • Công cuộc xoá đói giảm nghèo của Việt Nam có thể được xem như là kỳ tích khi đánh giá vào thời điểm hiện tại. Từ gần 90% dân số sinh hoạt ở tỉ lệ nghèo 5.5$/ngày đã rơi xuống còn 23.6% trong chỉ 16 năm.
  • Philippines lại phải vật lộn khó khăn trong việc giảm tỷ lệ nghèo khi chỉ giảm được 9.2% trong 16 năm.
  • Cả hai quốc gia đều có sự tăng trưởng về dân số, Philippines thực sự có thể bị đánh giá là có một nền kinh tế không bền vững theo bình quân đầu người khi so với khởi đầu của quốc gia này vì sự tiến triển chậm chạp của nó ở mức bình quân đầu người.
  • Philippines có tỷ lệ nghèo gần như gấp đôi Việt Nam khi so với mức chuẩn nghèo này. Hơn một nửa dân số của Philippine đang ở trong tỉ lệ nghèo 5.5$/ngày khi sử dụng mức chuẩn nghèo này. Việt Nam có ít hơn một phần tư.

Ba biểu đồ trên khá là chắc kèo đã tổng kết lại tại sao Việt Nam ‘trông’ có vẻ giàu có hơn người hàng xóm phía Đông của họ, bởi vì tỷ lệ ‘hộ nghèo’ của Việt Nam thấp hơn Philippines rất nhiều.

2. Tầng lớp tinh hoa của đất nước

Những thông tin phía dưới một lần nữa sẽ tái khẳng định thông điệp của phần 1, nhưng cung cấp thêm càng nhiều dữ liệu và phơi bày sự bất bình đẳng trong thu nhập tệ như thế nào. Các dữ liệu đã được ngụy trang và che dấu bởi những “số liệu đơn giản” như GDP bình quân đầu người hay GNI bình quân đầu người ra sao, đặc biệt là ở Philippines. Bạn không nhất thiết phải đọc tiếp, cá nhân tôi rất thích đào sâu vào những chủ đề như thế này và rất sẵn lòng cung cấp góc nhìn của bản thân cho những ai muốn tìm hiểu thêm.

Thống Kê Về Tầng Lớp Tinh Hoa Của Đất Nước

Có một câu tranh luận kinh điển như thế này: Philippines hiện tại có số lượng tỉ phú (dollar) nhiều hơn Việt Nam, vậy nên Philippines có nhiều tập đoàn lớn hơn và được biết đến nhiều hơn ở phương diện quốc tế, trong khi đó các tập đoàn của Việt Nam trở nên lu mờ khi so sánh.

Để có thể giải quyết câu tranh luận này, trước hết tôi xin chỉ ra rằng việc giả định sự giàu có của một công ty bất kỳ là một lập luận không hề công bằng một chút nào; thật sự là phù phiếm khi nói rằng “Những nhân viên của công ty này, và sau đó là cả người dân của quốc gia này giàu có chỉ bởi vì ông sếp của công ty này giàu”

Để loại trừ đi bất kỳ sự thiên vị nào, tôi sẽ trực tiếp so sánh dân số thực tế và sự hiện diện của tầng lớp tinh hoa ở cả hai quốc gia.

2.1. Giới Siêu Giàu

Yup, không có gì để tranh luận ở đây khi Philippines hiện tại có số lượng tỉ phú gấp 3 lần Việt Nam theo số liệu năm 2019.

viet-nam-va-philippines-nuoc-nao-giau-hon

Hình 5: Bảng dữ liệu tỉ phú. @Knight Frank

2.2. Giới Thượng Lưu

Đây là khi mọi thứ bắt đầu trở nên thú vị:

viet-nam-va-philippines-nuoc-nao-giau-hon

Hình 6: Bảng dữ liệu tỉ phú sở hữu khối tài sản trên 30 triệu USD. @Knight Frank

Năm 2014, Philippines có số lượng triệu phú sở hữu khối tài sản trên 30 triệu USD gần như gấp 3 lần Việt Nam trong bảng số liệu trên. Tuy nhiên chỉ trong 4 năm sau, Việt Nam đã thu hẹp lại khoảng cách đó xuống còn 1.2 lần. Năm 2024, Việt Nam được dự đoán rằng sẽ có số lượng triệu phú sở hữu khối tài sản trên 30 triệu USD cao hơn so với Philippines, đảo ngược lại bảng số liệu.

Chú ý một điều rằng điều này đi kèm với sự sụt giảm tỷ lệ nghèo của Việt Nam. Có một khởi đầu tệ hơn Philippines nhưng kết quả Việt Nam lại có sự phát triển tốt hơn sau hai thập kỷ đầu của thế kỷ 21.

2.3. Tầng Lớp Tinh Hoa

Cũng tương tự như mức chuẩn nghèo cao nhất ở phần đầu, ngưỡng cửa thấp nhất để có thể được coi là ‘giàu’ vẽ nên một khung cảnh rất trái ngược so với những gì mọi người tưởng tượng ở Philippines, một nước có chỉ số GDP cao hơn.

viet-nam-va-philippines-nuoc-nao-giau-hon

Hình 6: Bảng dữ liệu tỉ phú sở hữu khối tài sản trên 1 triệu USD. @Knight Frank

Chỉ trong năm 2014, Việt Nam đã có số lượng triệu phú sở hữu khối tài sản trên 1 triệu USD cao hơn so với Philippines; bất kể việc có mức dân số thấp hơn 9.6% so với Philippines.

Năm 2018 và 2019, khoảng cách giữa số lượng trên tiếp tục giãn cách ra nghiêm trọng với cán cân nghiêng về Việt Nam. Việt Nam tại một thời điểm đã trở thành quốc gia đứng thứ 3 trên thế giới về mức độ tăng trưởng triệu phú, Philippines thậm chí còn không vào được top 10.

Năm 2024, Việt Nam được dự đoán sẽ có số lượng triệu phú sở hữu khối tài sản trên 1 triệu USD gấp đôi so với Philippine, bất kể việc dân số Philippines đông hơn khoảng 13%.

Khi tôi tìm thấy bản báo cáo này, tôi ngay lập tức nhận thấy tại sao người dân sinh sống tại các thành phố như Tp.HCM hay Hà Nội, ví dụ, trông phấn khởi hơn so với người dân tại Metro Manila. Cuộc sống cũng rực rỡ hơn. Đơn giản là vì số lượng người giàu của Việt Nam nhiều hơn và số lượng người nghèo của Việt Nam cũng ít hơn.

Nó cũng cho thấy một điều về sự bất bình đẳng về thu nhập ở Philippines. Không chỉ đơn giản là giữa người giàu và người nghèo, mà ngay cả trong tầng lớp tinh hoa của họ cũng có sự chênh lệch lớn về tài sản. Việt Nam không chỉ đưa hàng triệu người thoát nghèo vào khoảng năm 2009. Việt Nam còn chứng kiến sự tăng trưởng mãnh liệt ở tầng lớp trung thượng lưu và thu nhập cao gần đây.

Theo cá nhân tôi, một quốc gia có số lượng 22,129 người/gia đình thuộc tầng lớp tinh hoa nhiều hơn so với quốc gia kia; giàu có hơn một quốc gia có hơn 11 tỉ phú/gia đình, nhưng lại ít hơn hàng chục nghìn triệu phú.

3. Tranh luận về tài sản trung bình quốc gia

Chúng ta đã đánh giá qua tầng lớp siêu giàu và cả những hộ nghèo. Liệu mọi thứ có tiếp diễn nghiêng về Việt Nam ở phần chiếm đa số là tầng lớp trung lưu?

Có thể là Philippines có nhiều hộ nghèo hơn, nhưng tầng lớp trung lưu của họ nói chung lại giàu có hơn tầng lớp trung lưu tại Việt Nam? Hơn nữa, Philippines cũng có GDP bình quân đầu người cao hơn, không phải sao…? Lần này tôi sẽ sử dụng dữ liệu từ Credit Suisse’s Global Wealth Databook vào năm 2019. Một điều đáng ngưỡng mộ là họ bao gồm cả mean wealth per capita (tài sản trung bình bình quân đầu người) và median wealth per capita (tài sản trung vị bình quân đầu người).

Ghi nhớ rằng, đây là về wealth (tài sản) chứ không phải là income (thu nhập). Hơn nữa, bản bảo cáo trên cực kỳ hữu ích khi nó chỉ báo cáo về tầng lớp trưởng thành (adult); loại đi một số lượng lớn những người trẻ tuổi chưa nên đi làm, chưa có khả năng kiếm tiền và tích trữ của cải.

Note: Tôi không biết dịch như thế nào để phân biệt mean wealth (tài sản trung bình) và median wealth (tài sản trung vị) nên sẽ để luôn thuật ngữ Tiếng Anh nhá (phần trong ngoặc đơn là tôi chém đại đấy). Bác nào biết có thể comment hộ tôi.

Tôi đã góp nhặt dữ liệu các quốc gia ASEAN bên dưới: Hãy nhìn vào mục mean wealth (tài sản trung bình) trước:

viet-nam-va-philippines-nuoc-nao-giau-hon

Hình 7: Bảng dữ liệu mean wealth per adult (tài sản trung bình bình quân người trưởng thành) các quốc gia Đông Nam Á. @Credit Suisse’s Global Wealth Databook

Không có quá nhiều bất ngờ ở đây: Việt Nam chỉ ở phía dưới Philippines (khoảng cách chỉ là 351$, một điều quan trọng bạn cần lưu ý). Điều này tương tự với bảng số liệu GDP (PPP) bình quân đầu người và GNI bình quân đầu người. Bất ngờ lớn nhất có lẽ là việc Indonesia có số liệu tệ hơn so với hai quốc gia trên, trong khi đó Lào (quốc gia thường được xem là ngang ngửa với Việt Nam một số lần ở những số liệu đơn giản) lại giảm sút một cách rõ rệt với gần 5000$.

Hãy tái sắp xếp lại bảng trên theo thứ tự của median wealth per adult (tài sản trung vị bình quân người trưởng thành), sẽ cho chúng ta kết quả:

viet-nam-va-philippines-nuoc-nao-giau-hon

Hình 8: Bảng dữ liệu median wealth per adult (tài sản trung vị bình quân người trưởng thành) các quốc gia Đông Nam Á. @Credit Suisse’s Global Wealth Databook

Bây giờ quay trở lại với bảng dữ liệu thứ hai:

  • Nhiều quốc gia đã thay đổi vị trí, và tất cả đều chứng kiến sự sụt giảm khổng lồ trong median wealth (tài sản trung vị) khi so sánh với mean wealth (tài sản trung bình). Điều này đã được đoán trước, khi mà giới siêu giàu chỉ chiếm thiểu sổ đã làm lệch hoàn toàn dữ liệu của hầu hết các quốc gia.
  • Việt Nam (không bất ngờ lắm) out trình Philippines (với khoảng cách khoảng 1000$) và (bất ngờ vãi) out trình Thái Lan một chút. Indonesia thậm chí còn giảm tệ hơn! Đây có thể là một quốc gia đáng để thảo luận sau câu hỏi trên (khi mà Indonesia vốn có GDP bình quân đầu người cao nhất trong cả 3; nhưng trước tiên hãy tập trung vào Việt Nam và Philippines).
  • Lưu ý rằng dân số trưởng thành của Việt Nam nhiều hơn so với Philippines, tuy nhiên quốc gia này vẫn giữ được median wealth (tài sản trung vị) cao hơn.

Vậy nên ta có thể khẳng định rằng giả thuyết ta đặt ra ở trên, là KHÔNG chính xác. Tầng lớp trung lưu của Việt Nam thể hiện rằng họ giàu có hơn, khi so ở mức trung bình với Philippines. Đây là lần thứ 3 ta kết luận Việt Nam ‘hơn’ sau khi đã thảo luận về thống kê của tầng lớp tinh hoa và các hộ nghèo.

Giờ hãy nhìn xem quốc gia nào sẽ có tổn thất nhiều nhất khi lấy mean – median wealth per capita (tài sản trung bình – tài sản trung vị bình quân đầu người) theo phần trăm.

viet-nam-va-philippines-nuoc-nao-giau-hon

Hình 9: Bảng dữ liệu sau khi mean – median wealth (tài sản trung bình – tài sản trung vị) các quốc gia Đông Nam Á. @Credit Suisse’s Global Wealth Databook

Không có gì đáng ngạc nhiên ở đây đối với Philippines và Việt Nam cả. Quốc gia sau vẫn lấy tự hào về việc phân phối tài sản bình đẳng một cách đáng kinh ngạc dù rằng median wealth (tài sản trung vị) có thể được xem là cao.

4. Tranh luận về tổng sản phẩm trên địa bàn

Bạn vẫn không thấy thuyết phục khi nói rằng Việt Nam thật sự là những người giàu có hơn? Tất cả chúng ta có lẽ đều đã sai lầm khi sử dụng GDP bình quân đầu người để phân biệt giữa các quốc gia. Trong mục này, tôi sẽ cho bạn thấy lợi ích của việc nghi ngờ và nghiên cứu kỹ lưỡng dữ liệu tổng sản phẩm trên địa bàn. (Note: Câu này tôi cũng hơi lú)

Một vài điều tôi cần làm rõ về phương pháp luận của tôi:

  • Việt Nam đã đưa ra số liệu về GRDP cho tất cả tỉnh thành và thành phố trực thuộc trung ương vào năm 2018.
  • Philippines chỉ đưa ra số liệu về GRDP cho từng khu vực vào năm 2018, và chưa bao giờ đưa ra dữ liệu của từng tỉnh. Yay cho sự minh bạch này! :v
  • Nó sẽ không công bằng nếu ta chỉ so sánh từng tỉnh của Việt Nam với cả một khu vực của Philippines (một khu vực của Philippines bằng khoảng 4-5 tỉnh của Việt Nam), nên thay vào đó tôi sẽ tính toán thủ công số liệu cho từng khu vực của Việt Nam.
  • Tương tự, nó cũng sẽ thật bất công nếu tính theo từng khu vực chính thức của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam chỉ phân ra 8 khu vực và không hề tách riêng ra Tp.HCM và Hà Nội. Tôi quyết định sẽ điều chỉnh lại các khu vực này, tạo nên tổng cộng 14 khu vực của Việt Nam để so sánh với 17 khu vực của Philippines.

Phía dưới là bảng dữ liệu của Việt Nam, và bản đồ về cách mà tôi phân bố từng khu vực

viet-nam-va-philippines-nuoc-nao-giau-hon-10

Hình 10: Bảng dữ liệu GRDP bình quân đầu người từng khu vực của Việt Nam (2018) và bản đồ phân bố từng khu vực. @quora.com

  • Dữ liệu từ Philippines được lấy từ bản báo cáo của PSA năm 2018. Tôi đã phải chuyển đổi các con số từ PHP sang USD. Àh, và tôi không thay đổi các khu vực của Philippines. Và đây là sneak peak bảng xếp hạng cho các khu vực của 2 nước, được tách riêng ra.

viet-nam-va-philippines-nuoc-nao-giau-hon

Hình 11: Bảng dữ liệu GRDP bình quân đầu người từng khu vực của hai nước (2018). @quora.com

  • Philippines sở hữu khu vực có GRDP bình quân đầu người cao nhất, tính tới hiện tại.
  • Chắc chắn có rất nhiều sự không đồng đều giữa các vùng ở cả hai quốc gia; khu vực nghèo nhất của Philippines có GRDP bình quân đầu người thấp hơn 15 lần so với Metro Manila, khu vực nghèo nhất Việt Nam có GRDP bình quân đầu người thấp hơn 4.7 lần so với Tp.HCM.

Sẽ như thế nào nếu ta so sánh các khu vực giữa hai quốc gia?

viet-nam-va-philippines-nuoc-nao-giau-hon

Hình 12: Bảng dữ liệu so sánh GRDP bình quân đầu người từng khu vực của hai nước (2018). @quora.com

  • Trong tổng cộng 14 vùng có GRDP bình quân đầu người thấp hơn 2000$: 10 khu vực thuộc về Philippines, 4 khu vực thuộc về Việt Nam.
  • Trong tổng cộng 10 vùng có GRDP bình quân đầu người ở giữa 2000$ và 3000$: 6 khu vực thuộc về Việt Nam, 4 khu vực thuộc về Philippines
  • Trong tổng cộng 7 vùng có GRDP bình quân đầu người cao hơn 3000$: 3 khu vực thuộc về Philippines, và 4 khu vực thuộc về Việt Nam

Nhưng chờ đã! Tôi đã đặt ra những mức khác nhau để tạo nên 3 so sánh, bạn có thể tranh luận rằng việc thay đổi những con số của mức trên cũng có thể thay đổi quan điểm của bạn về các dữ liệu này. Bởi vậy tôi đã tạo nên biểu đồ phía dưới để có thể so sánh giữa 2 quốc gia và tránh bất kỳ sự thiên vị nào.

viet-nam-va-philippines-nuoc-nao-giau-hon

Hình 13: Biểu đồ dữ liệu so sánh GRDP bình quân đầu người từng khu vực của hai nước (2018). @quora.com

  • Có 3 khu vực của Philippines không thể tranh cãi nghèo hơn so với tất cả các vùng của Việt Nam.
  • Ở 14 khu vực còn lại, 10 khu vực của Việt Nam có GRDP bình quân đầu người cao hơn các khu vực của Philippines – mặc dù cách biệt là không lớn giữa các khu vực xếp hạng từ 8 -14.
  • Đối với các khu vực từ 5 – 7, các khu vực của Philippines thể hiện tốt hơn so với Việt Nam, mặc dù cách biệt ở cường độ nhỏ hơn so với sự khác biệt giữa các khu vực từ 2 – 4.
  • Đối với các khu vực từ 2 – 4, Việt Nam có GRDP bình quân đầu người cao hơn Philippines khá nhiều. Đây có lẽ là nơi có sự chênh lệch GRDP bình quân đầu người lớn nhất giữa hai quốc gia, ngoại trừ khu vực số 1.

Dù vậy, có một vấn đề lớn với cách phân tích này. Tính đến hiện tại, tôi đã đưa ra các tỷ trọng tương đương cho mỗi khu vực, tuy nhiên mỗi khu vực khác nhau lại có số lượng dân số khác nhau! Đây là khi mọi chuyện trở nên thú vị hơn về số liệu của GRDP.

Đây là một bản thể hiện tốt hơn dữ liệu từng khu vực, nhưng bây giờ số liệu dân số của mỗi nước cũng sẽ được nhấn mạnh…

4.1. Các Khu Vực Sản Xuất Dưới 1000$

viet-nam-va-philippines-nuoc-nao-giau-hon

Hình 14: Biểu đồ so sánh giữa các khu vực sản xuất thấp hơn 1000$ (2018). @quora.com

  • 3.7% dân số Philippines sản xuất dưới mức 1000$.
  • 100% dân số Việt Nam sản xuất vượt trên 3.7% dân số Philippines

4.2. Các Khu Vực Sản Xuất Dưới 1500$

viet-nam-va-philippines-nuoc-nao-giau-hon

Hình 15: Biểu đồ so sánh giữa các khu vực sản xuất thấp hơn 1500$ (2018). @quora.com

  • 16.9% dân số Philippines sản xuất dưới mức 1500$.
  • 5% dân số Việt Nam sản xuất dưới mức 1500$, nhưng 5% dân số Việt Nam vẫn sản xuất hơn 16.9% dân số Philippines.

4.3. Các Khu Vực Sản Xuất Dưới 1750$

viet-nam-va-philippines-nuoc-nao-giau-hon

Hình 16: Biểu đồ so sánh giữa các khu vực sản xuất thấp hơn 1750$ (2018). @quora.com

  • 7 khu vực của Philippines sản xuất dưới mức 1750$. Đồng nghĩa với việc có 27.2% dân số sản xuất dưới 1750$.
  • 2 khu vực của Việt Nam được tính tạo nên 9.4% dân số Việt Nam sản xuất dưới 1750$.

4.4. Các Khu Vực Sản Xuất Dưới 2000$

viet-nam-va-philippines-nuoc-nao-giau-hon

Hình 17: Biểu đồ so sánh giữa các khu vực sản xuất thấp hơn 2000$ (2018). @quora.com

  • 44.3% dân số Philippines sản xuất dưới 2000$. Để so sánh, tỷ lệ dân số Việt Nam sản xuất thấp hơn 2000$ là 25.6%.
  • Không như Philippines, mức sản xuất của hai khu vực Việt Nam vừa được tính vào không quá quan trọng.

4.5. Các Khu Vực Sản Xuất Dưới 2566$ (Chỉ Số GDP Bình Quân Đầu Người Của Việt Nam Năm 2018)

viet-nam-va-philippines-nuoc-nao-giau-hon

Hình 18: Biểu đồ so sánh giữa các khu vực sản xuất thấp hơn 2566$ (Chỉ số GDP bình quân đầu người của Việt Nam) (2018). @quora.com

  • Tôi đã đặt mức giới hạn là GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2018.
  • Không có thêm khu vực nào của Philippines được thêm vào, nên Philippines vẫn giữ nguyên 44.3% tỉ lệ dân số sản xuất thấp hơn 2000$.
  • Ở chiều ngược lại, nhiều khu vực của Việt Nam tụm thành chùm ở mức 2000$, và được thêm ở tầng này. Dân số Việt Nam theo lý thuyết sản xuất thấp hơn mức GDP bình quân đầu người là 59.3%.
  • Các bạn nên lưu ý một điều 55.7% dân số Philippines và 40.7% dân số Việt Nam sản xuất cao hơn mức 2566$. Tuy nhiên những gì diễn ra tiếp theo trở nên rất kỳ lạ.

4.6. Các Khu Vực Sản Xuất Dưới 3103$ (Chỉ Số GDP Bình Quân Đầu Người Của Philippines Năm 2018)

viet-nam-va-philippines-nuoc-nao-giau-hon

Hình 19: Biểu đồ so sánh giữa các khu vực sản xuất thấp hơn 3103$ (Chỉ số GDP bình quân đầu người của Philippines) (2018). @quora.com

  • Tôi đã nâng mức giới hạn lên thành GDP bình quân đầu người của Philippines năm 2018.
  • 5 khu vực của Philippines đã được thêm vào, và tỉ lệ dân số nhảy lên 73.8%. 2 khu vực còn lại của Philippines chiếm 26.2% dân số và cũng là tỉ lệ dân số có mức sản xuất cao hơn mức GDP bình quân đầu người của họ.
  • Chỉ duy nhất 1 khu vực của Việt Nam được thêm vào, tạo nên 65% dân số của Việt Nam sản xuất dưới mức 3103$. Và vẫn còn tới 4 khu vực của Việt Nam chưa được tính vào, tạo nên tới 35% dân số. Nó không kỳ lạ sao khi một tỷ lệ lớn người dân Việt Nam đã sản xuất vượt qua mức GDP bình quân đầu người đầu người của Philippines, thay vì là những người dân của Philippines, với con số cách biệt lên đến gần 10%?

4.7. Các Khu Vực Sản Xuất Dưới 4000$

viet-nam-va-philippines-nuoc-nao-giau-hon

Hình 20: Biểu đồ so sánh giữa các khu vực sản xuất thấp hơn 4000$ (2018). @quora.com

  • Mọi thứ trở nên càng kỳ dị hơn. Hãy đặt hạn mức cao hơn là 4000$.
  • Bây giờ tôi buộc phải đưa khu vực Calabarzon vào, đồng nghĩa với việc đã có 87.8% dân số Philippines được tính tới. Calabarzon là khu vực có GRDP bình quân đầu người cao thứ hai Philippines. Không có bất cứ khu vực nào trong 4 khu vực còn lại của Việt Nam được thêm vào, vì cả 4 khu vực đều có mức sản xuất cao hơn 4000$.
  • Tôi hiện chỉ còn 12.1% dân số Philippines có mức sản xuất cao hơn 4000$, nhưng vẫn còn đến tận 35% dân số Việt Nam có mức sản xuất tương đương.

4.8. Biểu Đồ Tổng Quan

Tôi sẽ thêm các khu vực cuối cùng của mỗi nước vào biểu đồ phía dưới để có cái nhìn cận cảnh hơn. Một điều đáng chú ý tới là sự bất cân xứng giữa các khu vực Philippines còn lại so với Metro Manila. Việt Nam cũng có vấn đề tương tự giữa Tp.HCM và 3 khu vực liền kề còn lại; tất nhiên ít nhất 3 khu vực khác vẫn chưa tới mức thấp hơn Tp.HCM một nửa.

viet-nam-va-philippines-nuoc-nao-giau-hon

Hình 21: Biểu đồ tổng quan GRDP bình quân đầu người từng khu vực của Philippines (2018). @quora.com

viet-nam-va-philippines-nuoc-nao-giau-hon

Hình 22: Biểu đồ tổng quan GRDP bình quân đầu người từng khu vực của Việt Nam (2018). @quora.com

4.9. Đồ Thị Chồng

Có thể bạn vẫn sẽ thắc mắc liệu GRDP tuyệt đối của Metro Manila có lấn áp các điểm mạnh của Việt Nam về ở cả hai phía biểu đồ không (khu vực nghèo nhất và khu vực giàu nhất) (Note: Khúc này tôi hơi lú các bác ạ). Chuyện gì sẽ xảy ra nếu ta chồng hai biểu đồ trên thành một?

viet-nam-va-philippines-nuoc-nao-giau-hon

Hình 23: Biểu đồ chồng so sánh GRDP bình quân đầu người từng khu vực giữa 2 nước (2018). @quora.com

  • Đi từ 0% đến 100%, Việt Nam ‘giàu’ hơn Philippines trong 2 phần 3 quãng đường. Đây còn là khi Việt Nam có GDP bình quân đầu người chính thức thấp hơn 537$ so với Philippines.
  • Nhưng các phần chồng chéo thì như thế nào, nó cũng quan trọng mà đúng không? Để có thể hình dung dễ hơn, tôi đã ghép các phần chồng chéo được tạo ra từ hai quốc gia:

viet-nam-va-philippines-nuoc-nao-giau-hon

Hình 24: Bảng diện tích chồng lấn của Việt Nam và Philippines (2018). @quora.com

  • Một điều dễ nhận thấy là diện tích chồng lấn của Philippines thật sự lớn hơn Việt Nam, điều đã được dự kiến trước. Trước khi cả hai quốc gia tính lại GDP (khoảng cuối năm 2019 đối với Việt Nam, đầu năm 2020 đối với Philippines), tổng nền kinh tế Việt Nam được cho là nhỏ hơn so với Philippines trong năm 2018.
  • Có một hình ảnh đáng lưu ý được thể hiện bởi biểu đồ này. Lý do duy nhất diện tích chồng lấn của Philippines lớn hơn, là vì sự có mặt của khu vực NCR. Thực tế, chỉ riêng diện tích chồng lấn của khu vực NCR là đã đủ để vượt qua diện tích chồng lấn của Việt Nam. Chúng ta có thể thấy sự tập trung khủng khiếp của nền kinh tế Philippines tại Metro Manila (NCR) dù đây không phải là điều lành mạnh cho một nền kinh tế. Điều này đã làm chệch hoàn toàn thống kê dữ liệu của Philippines, mặc dù chỉ được tạo nền từ 12.2% dân số.

Bạn có thể đang thắc mắc tại sao tôi lại vùi dập sự cống hiến của Metro Manila như vậy? Sau tất cả, nó vẫn là một phần của Philippines và nên được bao gồm vào; cho dù nó có bóp méo thống kê quốc gia đi chăng nữa. Theo lý thuyết, nếu người dân ở Metro Manila giàu có hơn một cách đáng kể so với phần còn lại của Philippines thì ấn tượng về việc người Philippines giàu có hơn, ít nhất là tại khu vực đó là một điều chính xác. Đây là khi mà cách dùng GDP bình quân đầu người dần mất tác dụng, thậm chí là GRDP trong trường hợp này.

  • Bất kỳ ai đã từng đến Metro Manila và làm một tour chu du vòng quanh 16 thành phố có thể nhận ra đây không phải thực tế. Nếu một người có thể kiếm được gấp 3 – 10 lần chỉ bằng việc di chuyển từ các tỉnh thành đến Khu vực thủ đô quốc gia: vậy thì rất nhiều người sẽ di cư đến vùng đó, và cũng sẽ không có nhiều OFW (Overseas Filipinos/Người Philippines ở nước ngoài) cần đi xuất khẩu lao động nước ngoài để có thể có được một cuộc sống tươm tất hơn!
  • Việc này cũng diễn ra ở Việt Nam, mặc dù ở một mức độ thấp hơn. Bạn có để ý rằng Hà Nội có chỉ số GRDP bình quân đầu người thấp hơn so với một số tỉnh thành của Việt Nam? Nghe có vẻ lạ, nhưng rất nhiều các công ty nước ngoài đã đặt trụ sở của họ tại các tỉnh lân cận Hà Nội, và điều này cũng đã làm lệch các dữ liệu thống kê ở các tỉnh này.

GRDP bình quân đầu người hoàn toàn không giúp ích gì cho việc thể hiện tình hình thực tế về dân số, đặc biệt là ở hai quốc gia có mức phát triển tương tự nhau. Giá như có một dữ liệu nào tốt hơn để chúng ta sử dụng…

5. Thu nhập bình quân đầu người theo vùng

Một tin tốt lành là cả hai quốc gia đều có những thông tin về thu nhập trung bình mỗi tháng của người dân tại các khu vực khác nhau. Ở đây, tôi muốn lưu ý một vài điểm về việc tôi sẽ trình bày dữ liệu như thế nào. Lần này tôi sẽ sử dụng 17 khu vực hành chính chính thức của Philippines, nhưng chỉ có 6 khu vực của Việt Nam vì đây là các khu vực chính thức được phân bổ trong bản thống kê của họ.

May mắn là Việt Nam có ghi lại dữ liệu về thu nhập bình quân đầu người nên không có các bước tính toán thủ công khác ngoại trừ việc chuyển đổi VND thành USD. Còn với Philippines, họ đã thổi phồng các con số lên bằng cách ghi lại thu nhập bình quân hằng năm của một hộ gia đình. Nên tôi đã phải chuyển các con số này thành thu nhập bình quân đầu người một cách thủ công, bằng cách dùng số liệu tổng các hộ gia đình (được thống kê bởi PSA) theo khu vực và chuyển nó thành USD.

Đây là số liệu cho hai quốc gia:

viet-nam-va-philippines-nuoc-nao-giau-hon

Hình 25: Bảng dữ liệu thu nhập thực tế bình quân đầu người từng khu vực cả hai nước. @quora.com

Trước khi tôi bắt đầu so sánh giữa hai quốc gia, hãy so sánh trước sự khác biệt giữa thu nhập thực tế bình quân đầu người khác như thế nào so với GRDP bình quân đầu người của mỗi quốc gia. Nó là sự khác biệt khổng lồ

viet-nam-va-philippines-nuoc-nao-giau-hon

Hình 26: Bảng dữ liệu so sánh sự khác biệt giữa thu nhập thực tế bình quân đầu người với GRDP bình quân đầu người từng khu vực cả hai nước. @quora.com

  • Philippines, trung bình mất nhiều hơn chỉ số GRDP bình quân đầu người khi chuyển số liệu thành thu nhập thực tế bình quân đầu người.
  • Dân số của Khu vực thủ đô quốc gia mất nhiều nhất chỉ số GRDP bình quân đầu người, với tỉ lệ khổng lồ 76%. Lưu ý rằng thu nhập thực tế bình quân đầu người của khu vực NCR thậm chí còn thấp hơn cả GDP bình quân đầu người của Philippines (3102$)
  • Để ý một điểm là thu nhập của khu vực NCR thậm chí còn không cao gấp đôi được khu vực đứng thứ 2 hay 3 của Philippines. Nhớ lại khi tôi đã nói là không thể nào người dân ở khu vực NCR, trung bình, kiếm được nhiều gấp 3 lần so với các khu vực khác, nếu được thì đã không có nhiều OFWs (Overseas Filipinos/Người Philippines ở nước ngoài) đến vậy. Đây chính là minh chứng.
  • Để ý một điểm nữa là khu vực NCR vẫn giữ nguyên vị trí đứng đầu là khu vực có thu nhập thực tế bình quân đầu người cao nhất cả Philippines; điều này đồng nghĩa với việc TẤT CẢ các khu vực của Philippines có thu nhập bình quân đầu người thấp hơn GDP bình quân đầu người của cả nước. Có vẻ khó tin là điều này có thể xảy ra, nhưng thực sự đây là những gì đang diễn ra lúc này. Giới siêu giàu, chỉ chiếm một nhóm rất nhỏ của Philippines, đã làm lệch đi hoàn toàn dữ liệu của đất nước này.
  • Việt Nam chỉ có duy nhất một khu vực có thu nhập bình quân đầu người vượt qua GDP bình quân đầu người (2566$) và một khu vực khác bám sát theo sau.

Hãy kết hợp các bảng dữ liệu để có cái nhìn trực tiếp hơn:

viet-nam-va-philippines-nuoc-nao-giau-hon

Hình 27: Bảng dữ liệu so sánh thu nhập thực tế bình quân đầu người từng vùng cả hai nước. @quora.com

  • Tất cả các khu vực của Việt Nam đều vượt trội so với 12/17 khu vực của Philippines.
  • Trong top 10, có 5 khu vực của Việt Nam, 5 khu vực của Philippines.
  • Hai khu vực của Việt Nam, có chỉ số thu nhập thực tế bình quân đầu người cao hơn so với Metro Manila. Hoàn toàn trái ngược lại với thực tế rằng GDP bình quân đầu người của khu vực NCR cao hơn so với khu vực Đông Nam Bộ và khu vực Đồng bằng Sông Hồng.
  • Một màn lội ngược dòng ngoạn mục, khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long thực tế lại là một trong những khu vực có thu nhập cao nhất, vượt qua cả khu vực Calbarzon của Philippines. Hồi tưởng lại việc khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long có GRDP bình quân đầu người thấp hơn rất nhiều các khu vực khác của Philippines. Vậy thì chỉ số nào quan trọng hơn đối với người dân, GDP hay thu nhập thực tế của họ?
  • Khu vực Trung du và Miền núi Bắc bộ có thu nhập tốt hơn so với khu vực Davao và khu vực Northern Mindanao. Hai khu vực sau là hai khu vực kinh tế quan trọng nhất tại Mindanao, và cả hai lại có thu nhập thấp hơn so với khu vực nghèo nhất của Việt Nam.

Note: Viêt Nam hiện được phân thành 6 khu vực kinh tế – xã hội: Trung du và Miền núi Bắc bộ (14 tỉnh), Đồng bằng sông Hồng (11 tỉnh, thành phố), Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung (14 tỉnh, thành phố), Tây Nguyên (5 tỉnh), Đông Nam bộ (6 tỉnh, thành phố) và Đồng bằng sông Cửu Long (13 tỉnh, thành phố).

Nhưng khoan đã, tôi vẫn chưa chém xong. Tôi đã xếp loại các khu vực theo cùng một tiêu chí. Nhưng tôi vẫn chưa tính đến tỉ lệ dân số của họ! Liệu nó có thay đối kết quả? Tôi sẽ dùng cách tiếp cận tương tự như việc thống kê GRDP bình quân đầu người; ngoại trừ việc dùng biểu đồ tròn cho lần này. Lưu ý rằng đây chỉ là sự khái quát hoá.

5.1. Tầng Thu Nhập Đầu Tiên

viet-nam-va-philippines-nuoc-nao-giau-hon

Hình 28: Biểu đồ dữ liệu dân số có thu nhập bình quân đầu người dưới 1250$ cả hai nước (%). @quora.com

  • Hơn một nửa dân số Philippines sống dưới mức thu nhập bình quân đầu người 1250$, tổng cộng 12 trên 17 khu vực của Philippines.
  • Không có một khu vực nào của Việt Nam, vậy nên tỉ lệ dân số Việt Nam sống dưới mức thu nhập bình quân đầu người 1250$ là 0%.
  • Điều này có nghĩa là 100% dân số Việt Nam có thu nhập bình quân đầu người cao hơn một nửa dân số Philippines, dù ta chỉ mới ở tầng phân loại đầu tiên.

5.2. Tầng Thu Nhập Thứ Hai

viet-nam-va-philippines-nuoc-nao-giau-hon

Hình 29: Biểu đồ dữ liệu dân số có thu nhập bình quân đầu người dưới 1500$ cả hai nước (%). @quora.com

  • Chỉ duy nhất 1 khu vực từ cả hai quốc gia được thêm vào.
  • 87% dân số Việt Nam có thu nhập bình quân đầu người cao hơn 61% dân số Philippines.
  • Tính đến hiện tại tôi đã bao gồm tỉ lệ dân số Philippines cao gấp 5 lần tỉ lệ dân số Việt Nam. Điều này thật sự rất tệ cho Philippines.

5.3. Tầng Thu Nhập Thứ Ba

viet-nam-va-philippines-nuoc-nao-giau-hon

Hình 30: Biểu đồ dữ liệu dân số có thu nhập bình quân đầu người dưới 1600$ cả hai nước (%). @quora.com

  • Cả hai quốc gia đều có 2 khu vực được thêm vào.
  • Gần 3/4 dân số Philippines có mức thu nhập bình quân đầu người dưới mức 1600$, nhưng chỉ có 40% dân số Việt Nam là có mức thu nhập bình quân đầu người dưới 1600$.
  • Đem lên so sánh, 60% dân số Việt Nam có thu nhập bình quân đầu người cao hơn so với 73.8% dân số Philippines.

5.4. Tầng Thu Nhập Thứ Tư

viet-nam-va-philippines-nuoc-nao-giau-hon

Hình 31: Biểu đồ dữ liệu dân số có thu nhập bình quân đầu người dưới 2000$ cả hai nước (%). @quora.com

  • Mỗi nước đều có thêm một khu vực được thêm vào.
  • Và hiện tại chỉ còn duy nhất một khu vực của Philippines mà tôi chưa thêm vào, đó là Metro Manila. Đây là khu vực duy nhất của Philippines có thu nhập bình quân đầu người cao hơn 2000$. Và chỉ chiếm 12.3% dân số Philippines.
  • Tôi vẫn còn 2 khu vực bên phía Việt Nam, nhưng cả hai khu vực này chiếm đến tận 41% dân số Việt Nam. Có một điều cần lưu ý là hai khu vực kinh tế trọng điểm của Việt Nam chiếm một tỉ lệ dân số đáng kinh ngạc. Khi đem so sánh với Philippines, đó là 12.7% dân số Metro Manila so với 41% dân số của Việt Nam.
  • Vậy nên, trung bình, 41% dân số Việt Nam có thu nhập bình quân đầu người cao hơn so với 87.8% dân số Philippines. Và một lần nữa điều này chứng minh thực tế người dân Việt Nam lại là người kiếm nhiều tiền hơn.

5.5. Tầng Thu Nhập Thứ Năm

viet-nam-va-philippines-nuoc-nao-giau-hon

Hình 32: Biểu đồ dữ liệu dân số có thu nhập bình quân đầu người dưới 2400$ cả hai nước (%). @quora.com

  • Biểu đồ tròn này thể hiện nhiều điều nhất. Tôi đã đặt ngưỡng 2400$ thu nhập bình quân đầu người và điều này xảy ra:
  • 100% dân số Philippines có mức thu nhập bình quân đầu người trung bình dưới mức 2400$. Yup, 100% bao gồm cả Metro Manila!
  • Việt Nam vẫn giữ nguyên. 41% dân số Việt Nam còn lại vẫn sinh hoạt ở khu vực có mức thu nhập bình quân đầu người cao hơn 2400$.
  • Điều này có nghĩa gì? Có nghĩa là 41% dân số Việt Nam thực tế có khả năng có mức thu nhập bình quân đầu người tốt hơn so với 100% dân số Philippines. Một kết quả thật sự gây sốc.
  • Kết luận: Thực tế là người dân Metro Manila hoàn toàn không giàu có hơn người dân Việt Nam như trong những bảng thống kê dữ liệu đơn giản thể hiện.

5.6. Tầng Thu Nhập Cuối Cùng

viet-nam-va-philippines-nuoc-nao-giau-hon

Hình 33: Biểu đồ dữ liệu dân số có thu nhập bình quân đầu người dưới 2400$ cả hai nước (%) thêm vào các khu vực vượt 2400$. @quora.com

  • Tôi sẽ đưa các khu vực còn lại của Việt Nam vào để so sánh, nhưng tôi sẽ loại riêng ra Hà Nội với Tp.HCM.
  • Loại trừ hai thành phố lớn nhất, ta vẫn có 23.9% dân số Việt Nam sinh hoạt ở những khu vực có thu nhập bình quân đầu người cao hơn 100% dân số Philippines. Đây là một điều cực kỳ tốt cho Việt Nam, và là một bức tranh kinh khủng cho Philippines. Các tỉnh thành xung quanh các trung tâm kinh tế lớn của Việt Nam đã phát triển cực kỳ tốt và hơn hẳn khi so với trung tâm kinh tế thực sự duy nhất của Philippines.
  • Tôi sẽ chỉ ra thêm một điều nữa trước khi kết thúc câu trả lời của mình: dân số của Hà Nội và Tp.HCM cùng nhau chiếm 17.7% dân số Việt Nam. Metro Manila chỉ chiếm khoảng 12.7% dân số Philippines. Chúng ta thật sự chắc chắn rằng Philippines là nước đô thị hoá nhiều hơn chứ?

6. Nguồn bài viết

Bài đăng của Khủng Long Tập Sự đăng trên group Maybe You Missed This F***king News vào lúc 08:05 – 18/08/2020.