Silic (Si) là gì ? Tính chất, điều chế và ứng dụng của silic
Silic (Si) là gì ? Tính chất, điều chế và ứng dụng của silic
Hóa Học
Mục lục bài viết
Silic (Si) là gì ? Tính chất, điều chế và ứng dụng của silic
Silic (Si) là gì ? Tính chất, điều chế và ứng dụng của silic là gì ? Nếu bạn đang muốn tìm hiểu kĩ hơn về chất hoá học đầy quen thuộc này thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kĩ hơn qua bài viết sau.
Xem thêm
Silic (Si) là gì ?
– Silic là nguyên tố phổ biến thứ hai trong tự nhiên. Si chiếm 1/4 khối lượng vỏ trái đất.
– Si không tồn tại ở dạng đơn chất mà chỉ ở dạng hợp chất. Chúng tồn tại nhiều là cát trắng, đất sét ( cao lanh ).
- Kí hiệu hoá học : Si
- Nguyên tử khối : 28
- ô : 14
- nhóm : IVA
- chu kỳ : 3
Tính chất vật lý của Si
– Silic có 2 dạng chính là silic tinh thể và silic vô định hình:
- Si tinh thể có màu xám, có ánh kim, có cấu trúc giống kim cương nên có tính bán dẫn. Silic tinh thể có thể nóng chảy ở nhiệt độ 1420 độ C. Ở nhiệt độ thường, Silic có tính dẫn điện thấp nhưng khi nhiệt độ tăng, độ dẫn điện sẽ tăng lên. Tinh thể Si tinh khiết là chất bán dẫn.
- Silic vô định hình là chất bột màu nâu, không tan trong nước nhưng có thể tan trong kim loại nóng chảy.
- Silic là phi kim hoạt động hoa học yếu hơn cacbo,clo.
Tính chất hoá học của Silic
Tính khử
– Tác dụng với phi kim
Phương trình hoá học
Si + 2O2 → SiO2 ( Phản ứng xảy ra trong nhiệt độ từ 400-600 độ C)
Si + 2F2 → SiF4 (Phản ứng xảy ra ở nhiệt độ thường)
Tác dụng với dung dịch kiềm:
Phương trình hoá học
Si + 2NaOH + H2O → Na2SiO3 + 2H2
Tác dụng với axit:
Phương trình hoá học
4HNO3 + 18HF + 3Si → 3H2SiF6 + 4NO + 8H2O
Tác dụng với H2 trong hồ quang điện:
PTHH :
Si + H2 → SiH4 + Si2H6 + Si3H6 + …
Tính oxi hoá
– Silic có thể tác dụng với nhiều kim loại ở nhiệt độ cao.
2Mg + Si → Mg2Si
– Si không oxi hóa được H2 như C nhưng có thể khử một số chất có tính oxi hóa mạnh như HNO3 hay H2SO4 (đặc nóng).
Điều chế Silic
Trong phòng thí nghiệp
Silic được điều chế bằng cách dùng chất khử mạnh mẽ như magie, nhôm, cacbon hay silic dioxit ở nhiệt độ cao:
SiO2 + 2Mg → 2MgO + Si (có thể thay Mg bằng Al)
SiO2 + C (Than cốc) → 2CO + Si (18000C)
Trong công nghiệp
– Có thể bằng cách nung nóng silica siêu sạch trong lò luyện bằng hồ quang với các điện cực cacbon. Ở nhiệt độ trên 1900 °C, Silic lỏng được thu hồi ở đáy lò, sau đó nó được tháo ra và làm nguội.
Ứng dụng của Si
- Silic là nguyên tố vô cùng cần thiết trong nhiều ngành công nghiệp. Một số hợp chất Silic như SiO2 ở dạng cát và đất sét, đó là thành phần chính để sản xuất bê tông và gạch hay là sản xuất xi măng.
- Si còn là một thành phần quan trọng trong một số loại thép.
- Gốm, men, sứ là vật liệu chịu lửa được sử dụng trong sản xuất các vật liệu chịu lửa. Gốm men sứ được sản xuất chủ yếu từ silicat.
- Silica còn được sử dụng như vật liệu cơ bản trong sản xuất cửa kính, sứ và nhiều loại đồ vật khác…
Mong rằng những chia sẽ về ” Silic (Si) là gì ? ” sẽ giúp cho bạn một phần nào đó trong việc học tập của mình. Xin chân thành cảm ơn bạn khi đã xem hết bài viết này. Để có thể xem thêm nhiều bài viết hơn nữa hãy truy cập vào trang: bluefone.com.vn