Sinh học 12

Tổ Sinh, trường THPT Phan Ngọc Tòng, năm 2017
Phần năm. DI TRUYỀN HỌC
CHƯƠNG IV. ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC

Bài 20. TẠO GIỐNG MỚI NHỜ CÔNG NGHỆ GEN
ĐỀ 1

  • CÂU 1. Quy trình tạo ra những tế bào hoặc sinh vật có gen bị biến đổi, có thêm gen mới, từ đó tạo ra các cơ thể với những đặc điểm mới được gọi là
  • A. công nghệ tế bào.
    B. công nghệ sinh học.
    C. công nghệ gen.
    D. công nghệ vi sinh vật.

  • CÂU 2. Khâu đầu tiên trong quy trình chuyển gen là việc tạo ra
  • A. vectơ chuyển gen.
    B. biến dị tổ hợp.
    C. gen đột biến.
    D. ADN tái tổ hợp.

  • CÂU 3. Enzim nối sử dụng trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp có tên là
  • A. restrictaza.
    B. ligaza.
    C. ADN-pôlimeraza.
    D. ARN-pôlimeraza.

  • CÂU 4. Plasmít là ADN vòng, mạch kép có trong
  • A. nhân tế bào các loài sinh vật.
    B. nhân tế bào tế bào vi khuẩn.
    C. tế bào chất của tế bào vi khuẩn.
    D. ti thể, lục lạp.

  • CÂU 5. Kĩ thuật chuyển một đoạn ADN từ tế bào cho sang tế bào nhận bằng thể truyền được gọi là
  • A. kĩ thuật chuyển gen.
    B. kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp.
    C. kĩ thuật tổ hợp gen.
    D. kĩ thuật ghép các gen.

  • CÂU 6. Trong công nghệ gen, kĩ thuật gắn gen cần chuyển vào thể truyền được gọi là
  • A. thao tác trên gen.
    B. kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp.
    C. kĩ thuật chuyển gen.
    D. thao tác trên plasmit.

  • CÂU 7. Một trong những đặc điểm rất quan trọng của các chủng vi khuẩn sử dụng trong công nghệ gen là
  • A. có tốc độ sinh sản nhanh.
    B. dùng làm vectơ thể truyền.
    C. có khả năng xâm nhập và tế bào.
    D. phổ biến và không có hại.

  • CÂU 8. Vectơ chuyển gen được sử dụng phổ biến là
  • A. E. coli.
    B. virút.
    C. plasmít.
    D. thực khuẩn thể.

  • CÂU 9. Công nghệ gen được ứng dụng nhằm tạo ra
  • A. các phân tử ADN tái tổ hợp.
    B. các sản phẩm sinh học.
    C. các sinh vật chuyển gen.
    D. các chủng vi khuẩn E. coli có lợi.

  • CÂU 10. Trong công nghệ gen, ADN tái tổ hợp là phân tử lai được tạo ra bằng cách nối đoạn ADN của
  • A. tế bào cho vào ADN của plasmít.
    B. tế bào cho vào ADN của tế bào nhận.
    C. plasmít vào ADN của tế bào nhận.
    D. plasmít vào ADN của vi khuẩn E. coli.

    1c2d3b4c5a6b7a8c9c10a

    Phần năm. DI TRUYỀN HỌCCHƯƠNG IV. ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌCBài 20. TẠO GIỐNG MỚI NHỜ CÔNG NGHỆ GENĐỀ 1

    Xổ số miền Bắc