So Sánh Dây Cáp Điện Lõi Đồng Và Lõi Nhôm – Nên Dùng Loại Nào?
Hiện nay, dây dẫn lõi đồng và lõi nhôm là 2 loại dây dẫn điện phổ biến nhất . Dây dẫn điện lõi đồng hay lõi nhôm có chất lượng tốt hơn đây là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm. Trong các loại kim loại dẫn điện tốt nhất, đồng đứng ở vị trí số 2 sau đó tới nhôm. Nhưng khi ứng dụng trong thực tế, tùy theo nhu cầu và điều kiện mà ứng dụng loại dây khác nhau. Sau đây, Autorobot sẽ giúp bạn so sánh dây điện lõi đồng và nhôm.
Dây dẫn nhôm
- Điện trở suất: 0.083 – 0280 Q.mm2/m
- Nhôm (Al) có khả năng dẫn điện kém hơn đồng
- Vât liệu dẫn điện nhôm có đặc điểm là nó rất khó hàn. Nếu hàn được thì mối hàn cũng sẽ không chắc chắn
- Nhôm càng tinh khiết thì điện trở suất của dây càng lớn, cho khả năng chống ăn mòn tốt hơn. Nói cách khác, độ tinh khiết của nhôm có sự tác động, ảnh hưởng nhất định tới sản phẩm.
Ưu điểm của vật liệu nhôm
- Nhẹ hơn đồng: nhôm nhẹ hơn 2.5 lần so với đồng
- Bền bỉ: trong không khí, nhôm có chỉ số hóa học ăn mòn thấp thì nó khác bền vững.
- Nhôm có giá rẻ hơn so với những vật liệu khác
- Điện dẫn suất của nhôm bằng 60% so với đồng nên nó có thế dẫn dễ dàng được trên cùng 1 độ dài, cùng 1 dòng điện.
- Nhôm dễ kiếm (tại việt Nam có nhiều quặng boxit để luyện nhôm)
Yêu cầu đối với vật liệu nhôm
- Độ tinh khiết: 99.5%
- Độ bền kéo: với nhôm cứng là 160 N/m2, còn với nhôm mềm đó là 80N/mm2
- Đối với nhôm trần, khi muốn tăng độ bền thì nhà sản xuất thường thiết kế với lõi thép (1 sợi thép ở giữa có nhiệm vụ chịu lực kéo). Các dây nhôm được bện xung quanh có nhiệm vụ là làm vỏ dẫn điện.
- Dây cáp nhôm lõi thép thường được sử dụng để làm dây dẫn điện trên không.
Ứng dụng của dây nhôm
Các sản phẩm dây điện, cáp điện lõi nhôm ( ví dụ: dây điện 3 pha lõi nhôm) thường được ứng dụng trong điện lực, nó có tác dụng truyền tải điện năng. Giá dây điện lõi nhôm 3 pha nói riêng và dây điện lõi nhôm nói chung có giá cả hợp lý, phù hợp với nhu cầu của các chủ nhà thầu công trình.
Dây dẫn đồng
- Đồng là vật liệu dẫn điện tốt thứ 2 chỉ sau bạc (Ag)
- Khi sản xuất, đồng được cán mỏng và kéo thành các sợi đồng, các sợi đồng cứng này được sử dụng làm dây đồng trần.
- Các sợi đồng cứng khi được tôi thành sợi mềm thì sẽ được sử dụng làm dây bọc
- Điện trở suất: với đồng cứng là 0.017 – 0.018 Q.ĩĩim2 s/m, với sợi đồng mềm là 0.173 Q. ĩĩim2 s/m.
Ưu điểm của vật liệu đồng
- Đồng kiếm dễ hơn bạc, giá đồng rẻ hơn bạc.
- Độ bền kéo tốt: đối với đồng cứng là 300 – 400 N/mm2, đối với đồng mềm là 180 – 220 N/mm2.
- Bên cạnh đó, đồng có thể chịu được những tác động từ môi trường bên ngoài.
Ứng dụng của vật liệu dẫn bằng đồng
Là 1 trong những vật liệu có nhiều ứng dụng trong thực tế, đồng không những được sử dụng để làm lõi dẫn mà nó còn là nguyên liệu để tạo nên những chi tiết máy quan trọng. Trong những bộ phận không thể thiếu của thiết bị điện, máy móc, trang thiết bị công nghiệp..
Ngoài ra, nó còn được ứng dụng trong các thiết bị điện dân dụng trong gia đình.
Việc nối dây đồng với dây nhôm
Với kỹ thuật hiện đại ngày nay cùng những trang thiết bị công nghệ tiên tiến, các đơn vị sản xuất dây cáp điện uy tín tại Việt Nam đã có thể sản xuất được hàng loạt mối nối đồng – nhôm
Việc nối dây đông với dây nhôm có nhiều tác dụng, hiệu quả khi ứng dụng trong hệ thống điện Việt Nam.
Kết luận: đối với những sản phẩm có yêu cầu cao về chất lượng thì chúng ta nên sử dụng dây cáp điện lõi đồng. Ngược lại, trong ngành điện lực, thì dây cáp điện lõi nhôm là sự lựa chọn hợp lý.
Tiêu chí đánh giá dây dẫn
Khi đánh giá và lựa chọn dây dẫn điện có tốt hay không, người dùng thường quan tâm đến 5 tiêu chí sau đây:
-
Tính dẫn điện: Đây là tiêu chí vô cùng quan trọng khi chọn dây dẫn. Khả năng dẫn điện của dây càng cao thì càng ít gây ra hao tổn về điện năng.
-
Độ tinh khiết: Trong quá trình sản xuất, không phải dây dẫn nào cũng được làm từ kim loại có độ tinh khiết 100% mà thường lẫn tạp chất trong đó. Những tạp chất này sẽ ảnh hưởng đến độ bền và tính dẫn điện của dây. Vì vậy, nên chọn loại dây được sản xuất từ vật liệu có độ tinh khiết cao nhất có thể.
-
Độ bền: Nên ưu tiên chọn những loại dây có độ bền cao để tối ưu chi phí sửa chữa và đảm bảo an toàn trong khi sử dụng.
-
Trọng lượng: Những loại dây có trọng lượng lớn sẽ cần những cột điện to hơn khiến cho đầu tư chi phí tăng.
-
Giá thành: Nên chọn những đơn vị cung cấp dây dẫn có giá thành hợp lý nhưng vẫn phải có chất lượng sản phẩm tốt.
Dây dẫn đồng
So sánh dây dẫn đồng và dây dẫn nhôm
Nhờ khả năng dẫn điện tốt nên dây dẫn đồng và dây dẫn nhôm là 2 loại dây được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, 2 loại dây này có sự khác biệt, mỗi dây đều có những ưu và nhược điểm riêng, cụ thể như sau:
1. Tính dẫn nhiệt
Đồng là kim loại có khả năng dẫn điện rất tốt chỉ đứng sau bạc. Điện trở suất của đồng là 0.173 Q.mm2 s/m đối với đồng mềm và 0.017 – 0.018 Q.mm2 s/m đối với đồng cứng. Do vậy, dây dẫn điện bằng đồng có tính dẫn nhiệt vô cùng cao. Dây dẫn nhôm thì dẫn điện kém hơn đồng, điện trở suất vào khoảng 0.083 – 0.280 Q.mm2 s/m.
2. Độ tinh khiết
Vật liệu đồng dùng làm dây dẫn thường có độ tinh khiết 99.99%. Trong khi đó, nhôm dùng để làm dây dẫn chỉ cần độ tinh khiết là 99.5%. Qua đó có thể thấy dây dẫn đồng được làm từ vật liệu có độ tinh khiết cao hơn nên đảm bảo được khả năng dẫn điện tốt hơn.
3. Độ bền của dây dẫn
Dây điện đồng có độ bền cao. Đối với đồng cứng thì có độ bền kéo là 300 – 400N/mm2, còn đồng mềm là 180 – 220N/mm2. Còn dây dẫn nhôm có độ bền thấp hơn đồng với độ bền kéo là nhôm cứng 160N/mm2 và nhôm mềm là 80N/mm2.
4. Trọng lượng của dây dẫn
Dây điện đồng khá nặng, nặng hơn nhôm 2.5 lần. Chính vì vậy, khi thi công đòi hỏi phải sử dụng cột điện to hơn thì mới có thể chịu tải được. Do đó, sử dụng dây dẫn nhôm sẽ giúp tối ưu chi phí trong quá trình thi công.
5. Giá thành của 2 loại dây dẫn
Đồng được coi là một kim loại khá quý nên dây dẫn điện lõi đồng sẽ có giá thành cao hơn dây nhôm. Bên cạnh đó, ở nước ta có rất nhiều quặng boxit nên nhôm rất dễ kiếm vì thế giá của dây nhôm khá rẻ.
Dây dẫn điện Trần Phú
Nên lựa chọn dây dẫn đồng hay dây dẫn nhôm?
Qua việc so sánh 2 loại dây này thì có thể thấy dây dẫn lõi đồng sở hữu nhiều ưu điểm hơn so với dây nhôm nhưng lại có giá thành khá cao khiến người dùng phải suy nghĩ để tối ưu chi phí thi công. Vì vậy, việc lựa chọn dây còn phụ thuộc vào loại công trình, mục đích sử dụng và môi trường.
Dây dẫn đồng thường được lựa chọn sử dụng trong các thiết bị điện, các hộ gia đình hay các công trình dân dụng đòi hỏi chất lượng cao. Điều này giúp đảm bảo tối ưu nhất về khả năng dẫn điện và độ bền. Còn dây dẫn điện bằng nhôm thường được lựa chọn ứng dụng nhiều trong ngành điện lực để truyền tải điện năng nhằm tối ưu chi phí cho đường truyền tải điện.