So Sánh Gỗ Sồi Và Gỗ Lim – Đặc Điểm, Ứng Dụng, Giá Bán

Hình ảnh So Sánh Gỗ Sồi Và Gỗ LimHình ảnh So Sánh Gỗ Sồi Và Gỗ Lim

So Sánh Gỗ Sồi Và Gỗ Lim – Đặc Điểm, Ứng Dụng, Giá Bán

So sánh gỗ Sồi và gỗ Lim? Có thể nhiều người bảo rằng gỗ sồi và gỗ lim thì có gì để so sánh, nghe tên thôi thì mọi chuyện đã rõ ràng rồi bởi một loại gỗ tự nhiên nhóm VII và một loại gỗ tự nhiên nhóm II chưa cần so sánh đã biết câu trả lời là gỗ nhóm II chắc chắn phải hơn hẳn, ăn đứt gỗ nhóm VII chứ còn gì nữa.

Tuy vậy, TOPnoithat vẫn chia sẻ về so sánh gỗ sồi và gỗ lim bởi đôi khi so sánh 2 thứ với nhau không chỉ để xem cái nào hơn cái nào, mà còn từ việc so sánh đó, ta biết được cái nào phù hợp với ta hơn. Cũng như vậy, trên thực tế vẫn có nhiều khách hàng thắc mắc, muốn so sánh gỗ sồi và gỗ lim, họ muốn xem rằng gỗ nào phù hợp với mục đích sử dụng gỗ cũng như món đồ nội thất tương ứng và nhu cầu của mình, của không gian hơn. Vậy thì, câu trả lời sẽ có ngay sau đây, xin mời quý vị và các bạn hãy cùng TOPnoithat tìm hiểu ngay nhe!!!

*** Xem thêm: Gỗ Tự Nhiên là gì? TOP 30 loại gỗ tự nhiên được dùng nhiều nhất hiện nay.

So sánh gỗ Sồi và gỗ Lim với 3 yếu tố quan trọng

Gỗ Sồi và gỗ Lim đều là 2 loại gỗ vừa nhập khẩu nước ngoài vừa có ở lãnh thổ Việt Nam. Vậy nên, khi so sánh gỗ sồi và gỗ lim một cách chi tiết, cụ thể và khách quan nhất, ta sẽ dựa vào 3 yếu tố cũng như tiêu chí đánh giá một loại gỗ tự nhiên đó là: 1- Nguồn gốc đặc điểm, đặc tính vật lý, 2- Tính thẩm mỹ, 3- Giá bán và ứng dụng. Cụ thể như sau:

Hình ảnh So Sánh Gỗ Sồi Và Gỗ LimHình ảnh So Sánh Gỗ Sồi Và Gỗ LimSo Sánh Gỗ Sồi Và Gỗ Lim – Đặc Điểm, Ứng Dụng, Giá Bán

1- Nguồn gốc, đặc điểm hình thái, đặc tính vật lý

+/ Gỗ Lim: Gỗ Lim là gỗ tự nhiên nhóm II – Nhóm gỗ nặng, cứng bao gồm các loài có tỷ trọng lớn, sức chịu lực cao.

  • Tên thường gọi: gỗ lim, đây là tên gọi khái quát để chỉ một nhóm các sản phẩm gỗ lấy từ một số loại lim như: lim xanh, lim xẹt (lim vang), hoặc các giống lim nhập khẩu từ nước ngoài như: lim Lào (nhập khẩu từ Lào), lim Nam Phi ( nhập khẩu từ Nam Phi ), lim Ghana, v.v..
  • Người Việt gọi gỗ lim nhằm chỉ loài lim xanh, thuộc họ Fabaceae, chi Erythrophleum, đây là một trong bốn loại gỗ thuộc nhóm tứ thiết: định, lim, sến, táu của người Việt. Trên thị trường Việt Nam gỗ lim được biết đến với hai loại phổ biến nhất: lim Lào và Lim Nam Phi gỗ lim xanh.
  • Cây lim là cây gỗ lớn là cây gỗ lớn, cao từ 30m trở lên, đường kính thân cây từ 70cm – 1.5m. Thân thẳng, tròn, gốc có bạnh nhỏ, vỏ màu nâu có nhiều nốt sàn mà nâu nhạt sau bong mảng hoặc vẩy lớn, lớp vỏ trong có màu nâu. Cây mọc và phát triển khá chậm. Cây ưa ánh sáng, lúc còn non chịu bóng. Cây thường sống trên các loại đất như đất sét, ở những nơi có khí hậu nhiệt đới mưa mùa.

Hình ảnh Cây gỗ lim trong tự nhiên và màu sắc đường vân gỗHình ảnh Cây gỗ lim trong tự nhiên và màu sắc đường vân gỗCây gỗ lim trong tự nhiên và màu sắc đường vân gỗ

  • Tỷ trọng của gỗ nhóm 2 dao động từ 850 – 1400 kg/m3, của gỗ lim là 950 kg/m3. Cây lim là loài cây gỗ rất cứng, chắc, nặng, không bị mối mọt tấn công, chúng có màu hơi nâu đến nâu thẫm, lim có khả năng chịu lực nén rất tốt. Vân gỗ dạng xoắn khá đẹp, nếu để lâu hay ngâm dưới bùn thì mặt gỗ có màu đen.
  • Lim có độ bền cực kỳ cao, dù ngâm trong bùn hay trong nước nhiều năm vẫn không hề bị thấm nước hay mục nát. Cấu trúc bên trong vô cùng vững chắc, nên gỗ này có thể chịu được va đập và tác động từ bên ngoài rất tốt. Gỗ cũng có khả năng chống mối mọt cao.

Hình ảnh Gỗ Lim dạng gỗ tròn vừa khai thácHình ảnh Gỗ Lim dạng gỗ tròn vừa khai thácGỗ Lim dạng gỗ tròn vừa khai thác

+/ Gỗ Sồi: Gỗ Sồi là gỗ tự nhiên nhóm VII – Nhóm gỗ tự nhiên có trọng lượng nhẹ, dễ uốn cong. Xem thêm: Bảng phân loại nhóm gỗ.

  • Gỗ Sồi là gỗ tự nhiên nhập khẩu với nguồn gốc từ Bắc Mỹ (Mỹ, Canada) đến châu Âu (Pháp, Đức, Anh, Thụy Điển, đặc biệt là Nga) và châu Á (phía bắc Trung Quốc)… Có thể nhập thành khí (gỗ đã xẻ tấm sấy khô) hoặc dạng gỗ tròn sau đó về Việt Nam tự xẻ xấy.
  • Cây Sồi là loại cây lâu năm, chiều cao trung bình của những cây gỗ sồi trưởng thành vào khoảng 18-27m, đường kính trung bình khoảng 40-70cm với tuổi cây vào khoảng 15-30 năm, tối đa đường kính có thể đạt 1-2m. Với chiều dài và đường kính lớn như vậy gỗ sồi có thể dễ dàng xẻ thành các tấm to nhỏ tùy theo mục đích sử dụng của nhà sản xuất, người dùng cho ra các tấm gỗ cũng như sản phẩm nội thất có đường vân đẹp trọn vẹn.

Hình ảnh Cây gỗ sồi và hình ảnh gỗ của nóHình ảnh Cây gỗ sồi và hình ảnh gỗ của nóCây gỗ sồi và hình ảnh gỗ của nó

  • Gỗ Sồi có 2 loại cơ bản là gỗ sồi đỏ và gỗ sồi trắng tương ứng với xuất xứ của nó là gỗ rồi Mỹ và gỗ sồi Nga, trong đó, gỗ sồi trắng có giá bán cao hơn, chiếm ưu thế hơn một chút. Trên thị trường hiện nay đều có cả gỗ sồi trắng và gỗ sồi đỏ cho bạn lựa chọn.
  • Khối lượng trung bình của gỗ sồi là 769kg/m3. Độ bền cao, độ cứng đạt 1360 Ibf (6049N) trên thang đo Janka (thang đo tiêu chuẩn dành cho gỗ tự nhiên, Ibf trên 1000 chứng tỏ gỗ có độ bền tốt). Gỗ sồi đỏ – Red Oak, có khối lượng trung bình nặng khoảng 753kg/m3, độ cứng 6583N. Sồi trắng – White Oak có khối lượng trung bình khoảng 769/m3, độ cứng 6049N.
  • Khả năng chịu được lực xoắn và độ nén cao, bắt vít tốt, dễ uốn cong bằng hơi nước. Gỗ sồi chịu được lực tác động khá lớn mà không bị biến dạng, cong vênh. Tâm gỗ sồi chứa tanin, đây là chất có khả năng chống lại sự thâm nhập của mối mọt.

Hình ảnh Màu sắc và vân gỗ của sồi trắng và sồi đỏHình ảnh Màu sắc và vân gỗ của sồi trắng và sồi đỏMàu sắc và vân gỗ của sồi trắng và sồi đỏ

*** Xem thêm: GỖ SỒI: thông tin, đánh giá, ứng dụng và giá bán – Chi tiết cụ thể nhất!!!

2- So sánh gỗ sồi và gỗ lim dựa vào tính thẩm mỹ

+/ Gỗ Lim:

  • Gỗ Lim được yêu thích cũng bởi tính thẩm mỹ của gỗ lim cũng rất được đề cao. Vân của loại gỗ này rất đẹp, mềm mại hình xoắn trông vô cùng sang trọng và nổi bật. Thớ gỗ mịn, cứng, có độ bền rất cao. Là một trong 4 loại gỗ tứ thiết được ưa chuộng của Việt Nam, gỗ lim có tính ứng dụng rất cao trong thiết kế đồ nội thất sang trọng cho gia đình.
  • Gỗ lim Lào thường có màu đỏ hơn và đậm hơn lim Nam Phi nhưng khi phun màu rồi thì gỗ lim Lào thường có màu sắc sáng bóng hơn, vân gỗ cũng mịn hơn.
  • Gỗ lim xanh có dác gỗ màu xám nhạt, gỗ khi về già có màu màu vàng đen, phần lõi khi mới chặt thì màu xanh vàng nhưng sau đó lại chuyển thành màu nâu sẫm. Gỗ hơi óng ánh với những thớ gỗ xoắn chéo khá đẹp mắt.

Gỗ Lim tự nhiên là loại gỗ rất cứng và có màu vân rất đẹp

+/ Gỗ Sồi:

  • Thường là vân thẳng kèm đường kẻ li ti như hạt mưa, đôi khi có dạng vân hình elip. Bề mặt của gỗ sồi tự nhiên rất mịn, thớ và vân gỗ đồng đều, cho màu sắc đẹp, sáng.
  • Gỗ sồi trắng có dát gỗ màu nhạt, tâm gỗ có màu nâu nhạt đến đậm. Màu sắc tươi sáng và khá bắt mắt. Đặc biệt phần tâm gỗ sồi trắng có khả năng kháng sâu mọt tấn công rất tốt. Bởi lẽ, trong sồi trắng có chứa hàm lượng tannin rất cao, giúp gỗ có độ bền cao với thời gian, thích hợp làm các công trình nội thất trong nhà và ngoài trời. Vân gỗ sồi trắng thường có dạng thẳng, hiếm khi lượn sóng hay cuộn xoáy.
  • Màu sắc của gỗ sồi đỏ cũng giống như tên gọi, phần dát gỗ có màu trắng đến nâu nhạt, phần tâm gỗ có màu nâu đỏ hồng bắt mắt. Nhờ màu sắc này mà gỗ sồi đỏ được ưa chuộng làm các đồ nội thất đòi hỏi sự thẩm mỹ cao như bàn phấn, sofa, giường ngủ…

Hình ảnh Map gỗ sồi đẹpHình ảnh Map gỗ sồi đẹpMap gỗ sồi đẹp với màu sắc và đường vân rõ nét

3- Giá bán và ứng dụng của gỗ sồi và gỗ lim

+/ Gỗ Lim:

Gỗ lim được bán trên thị trường với giá cao. Cụ thể:

  • Gỗ lim Nam Phi hiện nay có giá từ 18-20 triệu/m3.
  • Gỗ lim Lào có giá cao hơn khoảng 25-30 triệu/m3
  • Gỗ lim xanh có mức giá từ 26-30 triệu/m3.
  • Giá gỗ lim Nam Phi được xẻ đúng quy cách và đóng kiện nhập khẩu giá khoảng giá khoảng 24-30 triệu đồng/m3.

(Giá bán tham khảo tại thời điểm viết bài)

  • Từ xưa đến nay gỗ Lim vẫn được yêu thích để làm kết cấu chịu lực chính cho các dạng kiến trúc nhà gỗ. Ví dụ như cột, kèo, ba ba bốn sáu, khung ngoại, các công trình nhà gỗ ngoài trời. Hoặc các loại cửa gỗ như cửa phòng ngủ đẹp, đặc biệt nhất là cửa gỗ mặt tiền hoặc dùng làm ván lót sàn nhà. Bên cạnh đó, gỗ lim cũng còn được sử dụng nhiều làm tủ bếp, bàn ăn, kệ tivi, ghế ăn…
  • Trong chế tạo đồ thủ công mỹ nghệ, một vài loại gỗ phải kể đến như gỗ hương, gỗ lim Nam Phi,…Một loại gỗ được dùng nhiều nhất để chế biến đồ thủ công mỹ nghệ đó là gỗ lim Nam Phi. Gỗ lim Nam Phi là loại cây gỗ lớn, cao khoảng 30m.

Hình ảnh Vẻ đẹp tuyệt vời của màu sắc gỗ và đường vân gỗ limHình ảnh Vẻ đẹp tuyệt vời của màu sắc gỗ và đường vân gỗ limVẻ đẹp tuyệt vời của màu sắc gỗ và đường vân gỗ lim

+/ Gỗ Sồi:

  • Gỗ sồi là loại gỗ nhập khẩu có giá bán trung bình, khoảng 10 – 25 triệu/m3. Cụ thể: Gỗ sồi trắng có giá từ 15tr-18tr-21tr-26tr/m3, gỗ sồi đỏ có giá từ 15tr-17tr-19tr-21tr-23tr/m3 tùy theo độ dày mỏng của gỗ và xuất xứ.
  • Mức giá đưa ra dưới đây là mức giá để quý vị tham khảo. Bởi giá bán gỗ sồi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố không chỉ là độ dày mỏng của gỗ, xuất xứ từ nước nào,… mà còn phụ thuộc vào cả đơn vị cung cấp trên thị trường.
  • Gỗ Sồi dùng làm nội thất, cửa gỗ, cầu thang, thùng rượu, có thể đóng thuyền hoặc thùng chứa hải sản vì độ bền, chống oxi hóa cao,… Ví dụ như nội thất phòng khách, phòng ngủ, phòng ăn nhà bếp, văn phòng, quán xá cửa hàng, khách sạn nhà nghỉ, nhà hàng quán ăn,… vật liệu xây dựng (cửa, cầu thang, sàn gỗ,…)

hinh anh go soi tu nhien hinh dang cay go tron va mat gohinh anh go soi tu nhien hinh dang cay go tron va mat goGỗ Sồi tự nhiên là loại gỗ rất được yêu thích và ưa chuộng

Vậy: Gỗ Sồi và gỗ Lim – Nên chọn loại nào???

+/ Thứ nhất, chọn gỗ sồi hay gỗ lim bạn cần xem xét mục đích sử dụng gỗ trước khi quyết định nên mua loại nào. Đơn cử như bạn chọn làm đồ mỹ nghệ thì không thể bỏ qua gỗ lim mà lại đi chọn gỗ sồi. Hay bạn làm nội thất văn phòng thì thường không có xu hướng chọn gỗ lim, gỗ sồi sẽ phù hợp hơn,… Ngoài ra còn cần chú ý đến các nhược điểm chưa nêu của từng loại gỗ đó là:

  • Gỗ sồi: Tốc độ khô chậm, vì vậy nếu không được tẩm sấy kỹ càng, nghiêm ngặt, gỗ có xu hướng dễ nứt gãy, cong vênh nếu để khô lâu ngày. Gỗ sồi cũng có độ giãn nở khá cao khi ngậm nước hay để ngoài không khí có độ ẩm cao. Vì vậy cần bảo quản gỗ sồi nơi khô ráo để tránh ẩm mốc.
  • Gỗ Lim thường có mùi hơi hắc, đặc biệt là Lim Lào hay Lim ở Tây Nguyên Việt Nam. Lim là loại gỗ rất cứng và cực kỳ chắc nên thường gặp khó khăn khi sản xuất, thi công nên giá công thợ cũng thường cao hơn. Gỗ Lim cũng rất nặng nên các món đồ nội thất bằng gỗ Lim khó di chuyển, vận chuyển hơn.

Hình ảnh Gỗ Lim vừa khai thác và xẻ sấy thành tấmHình ảnh Gỗ Lim vừa khai thác và xẻ sấy thành tấmGỗ Lim vừa khai thác và xẻ sấy thành tấm

+/ Thứ hai, so sánh gỗ sồi và gỗ lim nên chọn loại còn còn xem xét về mức đầu tư tài chính của bạn. Bởi giá gỗ lim đắt hơn hẳn giá gỗ sồi, mức giá tối đa của gỗ sồi chỉ bằng mức giá tối thiểu của gỗ lim. Lựa chọn gỗ Lim cho nội thất là tốt, bền, đẹp nhưng gỗ sồi cũng không phải là không tốt, không bền, không đẹp. Nên tùy theo tài chính bạn sẽ lựa chọn loại gỗ phù hợp.

+/ Thứ ba, cần dựa vào sở thích cá nhân cũng như phong cách của không gian. Nói gì thì nói, mỗi loại gỗ đều có những màu sắc và độ phù hợp riêng. Gỗ Lim có xu hướng màu đậm, trầm, vân gỗ lượn sóng hợp với không gian truyền thống, sang trọng. Gỗ sồi thì màu sáng hơn, vân gỗ thẳng, nhẹ nhàng hợp với nội thất hiện đại, trẻ trung. Bạn nên chọn màu gỗ phù hợp với sở thích và phong cách nhà của bạn.

Như vậy, với 3 lưu ý mà TOPnoithat vừa chia sẻ nêu trên, chắc hẳn quý vị đã có câu trả lời cho: So Sánh Gỗ Sồi Và Gỗ Lim – Nên chọn loại nào? rồi phải không ah!!! Chúc bạn tìm được loại gỗ phù hợp!!!

*** Xem thêm:

Xổ số miền Bắc