So Sánh Văn Hóa Ẩm Thực Phương Đông Và Phương Tây – Những Khác Biệt Không Phải Ai Cũng Biết

Trong khi người phương Tây dùng dao-nĩa-thìa để ăn thì người phương Đông lại dùng đũa; nếu phương Tây chuộng thịt trong bữa ăn chính thì phương Đông lại không thể thiếu cơm;… Tuy nhiên, dù là văn hóa ẩm thực của quốc gia nào, thì cả người phương Đông và phương Tây đều có xu hướng chung, đó là quây quần bên gia đình và người thân.

Ảnh nguồn Internet

►Bản so sánh văn hóa ẩm thực phương Đông và phương Tây

Tiêu chí so sánh

Phương Đông

Phương Tây

Thức ăn chính

 

  • Một bữa ăn truyền thống sẽ bao gồm cơm – cá – rau

  • Gồm thịt và nước sốt, bánh mì hoặc bánh ngọt

Thành phần kết hợp và gia vị 

  • Đa dạng trong sự kết hợp các thành phần nguyên liệu phổ biến, có sự tương đồng về vị

  • Hạt nêm, muối, đường, nước mắm,… là những gia vị được sử dụng nhiều nhất

  • Bữa ăn thường kèm theo nước mắm/ nước tương để chấm, có thể dùng chung cho tất cả món ăn

  • Luôn luôn kết hợp các thành phần nguyên liệu có hơi hướng mâu thuẫn và tránh ghép nối những thứ có hương vị tương tự

  • Bơ, sữa, trứng là những thành phần kết hợp được sử dụng nhiều nhất

  • Ăn kèm theo nước sốt, mỗi món ăn sẽ có một loại nước sốt riêng biệt

Quan niệm ẩm thực

 

  • “Quan niệm ẩm thực thẩm mỹ”: đánh giá món ăn bằng màu sắc, hương vị, hình thức, bát đĩa, ưu tiên tính ngon miệng, ít quan tâm đến chất lượng dinh dưỡng

  • “Quan niệm ẩm thực lý tính”: ít quan tâm đến mùi vị, màu sắc, hình thức ra sao, chỉ chú trọng hàm lượng dinh dưỡng trong đó cung cấp cho một bữa ăn

Văn hóa ăn uống 

  • Dùng đũa là chủ yếu

  • Ăn chung theo mâm, tức là món ăn được đựng chung trong một tô/ âu/ nồi lớn, những người trong bàn sẽ dùng vá/ thìa để lấy thức ăn vào chén của mình

  • Thường nói chuyện trong bữa ăn, tạo sự gần gũi, vui vẻ và thân mật

  • Ăn nhẹ nhàng, từ tốn, tránh phát ra tiếng động; tuy nhiên, với một số món ăn tại một số quốc gia, việc bạn ăn và phát ra tiếng động càng lớn thể hiện món ăn đó càng ngon và hành động này thể hiện sự biết ơn đầu bếp.

  • Một bộ dụng cụ gồm đôi đũa-cái thìa có thể được sử dụng cho toàn bộ bữa ăn (trừ món tráng miệng)

  • Chỉ dùng dao-thìa-nĩa

  • Ăn riêng theo từng phần

  • Tuyệt đối không nói chuyện trong khi ăn, tránh gây mất lịch sự, khiếm nhã

  • Ăn thật khéo léo, gọn gàng, không phát ra tiếng động, tuân thủ nghiêm ngặt những quy tắc về cách dùng dao-nĩa-thìa, khăn ăn, đồ uống,…

  • Mỗi món ăn sẽ yêu cầu một bộ dụng cụ ăn khác nhau và đảm bảo phù hợp với món ăn đó

     

Hình thức bày biện 

  • Đa dạng nhiều hình thức: nhỏ nhất như sợi bún, mỏng như tờ giấy, có miếng vuông, tròn,… ngoài ra, còn kết hợp thêm nhiều nguyên liệu cho một món ăn

  • Đa dạng các món ăn trong các bữa tiệc, cúng, giỗ

  • Thường để nguyên miếng to, và người dùng phải dùng dao, nĩa để cắt nhỏ khi ăn

  • Đơn giản hóa các món ăn

Xu hướng ăn uống

  • Tự chế biến

  • Thức ăn tươi sống

  • Mua sẵn về nhà ăn

  • Đồ hộp, thức ăn nhanh

Tham khảo thêm: 10 đặc trưng văn hóa ẩm thực phương Tây, nhân viên nhà hàng cần biết

►Kết hợp văn hóa ẩm thực Á – Âu: nên hay không?

Nhiều điểm khác biệt là thế, cứ ngỡ văn hóa ẩm thực phương Đông và phương Tây khó mà kết hợp với nhau để tạo nên “tiếng nói chung” trong thế giới ẩm thực đầy sắc màu. Vậy mà, khi thử kết hợp những gì độc đáo nhất của 2 “thái cực” ẩm thực này với nhau, các đầu bếp đã tạo nên những món ăn vô cùng hài hòa, vừa mang tính thẩm mỹ, nghệ thuật, lại vẫn có nét truyền thống riêng mà vô cùng phóng khoáng.

Ảnh nguồn Internet

Sự kết hợp giao lưu văn hóa ẩm thực có vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện hội nhập, kết nối giữa các quốc gia và khu vực; giúp quảng bá những nét đẹp truyền thống của quốc gia đó đến gần hơn với bạn bè quốc tế; mở rộng quan hệ, làm giàu thêm tình hữu nghị giữa các quốc gia.

Xem thêm: 5 xu hướng kinh doanh ẩm thực dự đoán đón đầu nhu cầu thực khách của ngành nhà hàng năm 2018

Ms. Smile