Số Thẻ Ngân Hàng Là Gì? Nằm Ở Chỗ Nào?
Với thời đại công nghệ trí tuệ nhân tạo 4.0 như hiện nay, hầu như ai cũng sở hữu 1 chiếc thẻ ngân hàng. Để có thể thanh toán, mua sắm trực tuyến, chuyển khoản, rút tiền tại các trụ ATM… Vậy cụ thể số thẻ ngân hàng là gì, chúng có chức năng ra sao, cấu trúc thế nào, tham khảo ngay nội dung bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
Số thẻ ngân hàng là gì?
Số thẻ là 1 dòng số in nổi trên thẻ vật lý ATM, chúng có tác dụng giúp cho ngân hàng dễ dàng kiểm soát được các hoạt động của người sử dụng thẻ.
Số thẻ này dùng để liên kết ví điện tử, thanh toán các dịch vụ liên quan đến ngân hàng… Do đó, bạn cần lưu ý để không nhầm số tài khoản với số thẻ ngân hàng trong quá trình giao dịch
Các thông tin cơ bản được thể hiện trên bên mặt thẻ gồm có:
-
Tên và logo của ngân hàng phát hành thẻ.
-
Tên chủ thẻ ngân hàng (Trong một số trường hợp, như tên của chủ tài khoản quá dài, trên bề mặt thẻ sẽ được thay bằng tên viết tắt họ hoặc viết tắt tên lót).
- Thông tin số CVV và CVC.
Thẻ ATM gồm bao nhiêu số?
Ở thời điểm hiện tại, các ngân hàng tài chính ở Việt Nam, đa số đều sử dụng số ấn định thẻ là 4 số đầu tiên của thẻ (9704), hay còn được gọi là số BIN. Số được in trên thẻ thường có 16 hay 19 số, tùy thuộc vào quy định của các ngân hàng.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo 1 số mã BIN của 1 số ngân hàng phổ biến nhất hiện nay:
-
Vietcombank: 9704 36.
-
BIDV: 9704 18.
-
Techcombank: 9704 07.
-
Đông Á: 9704 06.
-
Maritime Bank: 9704 26.
-
Timo: 9704 54.
-
MBBank: 9704 22.
-
TPBank: 9704 23.
-
VPBank: 9704 32.
-
Eximbank: 9704 31.
-
VIB: 9704 41.
Cấu trúc thẻ ATM
Dòng số được in nổi trên bề mặt thẻ có cấu trúc như sau:
-
4 chữ số đầu: Đây là mã ấn định của nhà nước hoặc còn được gọi là mã BIN.
-
2 chữ số tiếp: Đây là mã ngân hàng.
-
4 chữ số tiếp: Đây là số CIF của khách hàng.
-
Các chữ số cuối còn lại, có nhiệm vụ dùng để phân biệt tài khoản của khách hàng.
Ví dụ: Số thẻ Techcombank là 9704 07 87654321 333
-
Số 07 là mã thẻ ngân hàng Vietcombank.
-
Số 87654321 là số CIF của khách hàng.
-
Số 333 là dãy số ngẫu nhiên phân biệt các tài khoản của một khách hàng.
Việc thống nhất quy định mã số thẻ ATM giúp các ngân hàng liên thông qua hệ thống giao dịch liên ngân hàng. Như vậy, người dùng thẻ có thể chuyển tiền cho nhau, mà không cần chờ giao dịch ngân hàng với ngân hàng như cách truyền thống.
Chức năng của số thẻ ngân hàng
Bên cạnh việc tìm hiểu số thẻ ngân hàng là gì thì chức năng của số thẻ cũng được rất nhiều người quan tâm. Bên cạnh việc hiện thị các thông tin cơ bản như: Tên chủ thẻ, mã số thẻ thì còn có 1 số vai trò quan trọng sau:
-
Giúp tra cứu nhanh số dư thẻ ngân hàng: Để biết số dư khả dụng của thẻ ngân hàng, bạn chỉ cần liên hệ với ngân hàng phát hành thẻ. Sau đó, hãy đọc 4 số cuối của thẻ và thông tin cá nhân để biết hạn mức của thẻ ATM của mình.
-
Chuyển tiền vào tài khoản thẻ ATM: Bạn có thể sử dụng số mã trên ngân hàng để chuyển tiền vào thẻ. Chức năng này được áp dụng cho hệ thống ATM, Internet Banking, Mobile Banking…
-
Kết nối với ví điện tử, các app mua sắm
-
Giúp ngân hàng dễ dàng quản lý các đối tượng khách hàng
Số thẻ có gì khác so với số tài khoản ngân hàng
Với nhiều người đã quen với các dịch vụ của ngân hàng thì khá dễ dàng để phân biệt số thẻ và số tài khoản. Tuy nhiên, với những người mới thường hay bị nhầm lẫn giữa 2 dãy số này. Vậy để giúp bạn dễ phân biệt hơn, hãy đến ngay với những thông tin cơ bản về 2 dãy số này:
Đặc điểm cơ bản
Số thẻ ngân hàng
Số tài khoản
Cấu trúc
Cấu trúc được chia làm 2 loại là 16 số và 19 số. Với mỗi khách hàng thường được cung cấp những chiếc thẻ ATM với dãy số riêng được in trên thẻ đó
Không có quy tắc chung cho cấu trúc số tài khoản và mỗi ngân hàng có một số khác nhau cho số tài khoản. Tùy thuộc vào ngân hàng, số này có thể dài từ 8 đến 15 chữ số.
Vị trí ghi số
Số thẻ ATM là một dãy số được in trực tiếp trên thẻ do ngân hàng cung cấp.
Số tài khoản là một chuỗi số được cung cấp bằng chữ viết tay, SMS hoặc email đã đăng ký. Chúng sẽ cung cấp số tài khoản ngay sau khi bạn mở tài khoản thanh toán với ngân hàng chủ quản.
Vai trò
Số thẻ ATM được dùng để giúp ngân hàng dễ dàng quản lý hoạt động sử dụng thẻ của khách hàng.
Để chuyển tiền nhanh trong các hệ thống liên kết của NAPAS.
Dùng để kết nối các ví điện tử như momo, zalo pay, viettel pay…
Số tài khoản ngân hàng được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như: chuyển/nhận tiền, rút tiền, thanh toán hóa đơn….
Cũng được sử dụng để liên kết ví điện tử trong một số trường hợp nhất định.
Nên dùng số thẻ hay STK để chuyển tiền?
Nếu bạn đang phân vân nên dùng số thẻ hay STK để chuyển tiền hãy đến ngay với những và nhược điểm khi chuyển tiền qua 2 số này nhé.
So sánh
Ưu điểm
Nhược điểm
Chuyển tiền qua số tài khoản
Dễ dàng thực hiện chuyển tiền cho các tài khoản trong cùng hệ thống ngân hàng
Có thể hiển thị các thông tin cơ bản như tên chủ tài khoản, chi nhánh… nhằm tránh nhầm lẫn không đáng có khi chuyển tiền.
Tiền được chuyển đến một tài khoản khác bằng chuyển khoản ngân hàng và thường mất một khoảng thời gian nhất định để tài khoản của người nhận, nhận được tiền.
Chuyển tiền qua số thẻ
Tất cả những gì bạn cần là số thẻ của bạn để chuyển tiền
Chuyển sang số thẻ khác hệ thống sẽ nhận được tiền sau ít phút
Không phải ngân hàng nào cũng hỗ trợ chuyển khoản qua thẻ
Hướng dẫn chuyển tiền qua số thẻ ATM
Để có thể chuyển tiền qua số thẻ ATM hãy thực hiện theo những bước dưới đây:
-
Bước 1: Ra cây rút tiền ATM nơi gần nhất, hay máy POS cũng được (Nếu tại cửa hàng)
-
Bước 2: Cho thẻ ATM vào khe để thẻ, sau đó chọn Tiếng Việt và nhập mật khẩu. Tiếp đến, nhập số tiền muốn chuyển/thanh toán.
-
Bước 3: Hệ thống thông báo giao dịch thành công, bạn có thể nhận hóa đơn chuyển tiền (nếu muốn), sau đó nhận lại thẻ.
Chuyển tiền qua số thẻ bằng app Mobile Banking
-
Bước 1: Chọn biểu tượng ⇆ hay dấu…, bánh răng tùy vào app Mobile Banking mà mình đang sử dụng trên màn hình chính.
-
Bước 2: Chọn chuyển tiền qua số thẻ hoặc số tài khoản ngân hàng.
-
Bước 3: Nhập thông tin số tài khoản/số thẻ, ngân hàng nhận, số tiền và nội dung chuyển tiền nếu có. Nếu bạn đã từng giao dịch với người nhận thì có thể chọn từ trong danh sách người nhận yêu thích để hạn chế chuyển nhầm.
-
Bước 4: Nhập mã OTP mà hệ thống gửi đến để xác nhận và hoàn thành giao dịch.
Lưu ý sử dụng số thẻ ngân hàng an toàn hiệu quả
Để sử dụng số thẻ ngân hàng an toàn hiệu quả, hãy lưu ý đến 1 số điểm như sau:
-
Nhằm tránh những nhầm lẫn không đánh có cần nắm rõ
số thẻ ngân hàng là gì
? Khi thực hiện giao dịch, khi nhận được thông báo sai cần kiểm tra xem mình có nhầm lẫn với số tài khoản hay không. Biết rằng số thẻ có 16 và 19 số còn số tài khoản có từ 9 – 15 số.
-
Không phải tất cả các ngân hàng đều cho phép chuyển khoản ngân hàng. Bởi chỉ các ngân hàng trong hệ thống Napas, mới có thể chuyển khoản bằng số thẻ ngân hàng. Hiện tại có 27 ngân hàng, cụ thể là:
- Vietcombank,
- Vietinbank
- Agribank
- ACB
- Sacombank
- Eximbank
- Techcombank
- MB Bank
- VIB
- VPBank
- SHB
- HDBank
- TPBank
- Ocean Bank
- LienVietPostBank
- ABBank
- VietABank
-
BacABank
- BaoVietBank
-
Navibank
-
OCB
- GPBank
-
MHB
-
Hongleong Bank
-
SeaBank
- PGBank
- DongABank.
Mất số thẻ ngân hàng có bị làm sao không? Cần làm gì khi bị mất số thẻ ATM?
Số thẻ ngân hàng rất quan trọng, trong các giao dịch trực tuyến, vậy nếu không bị mất số thẻ có bị làm sao không? Hãy bình tĩnh, chớ nên quá lo lắng nhé. Bởi chỉ khi bạn bị mất tất cả thông tin về số thẻ, ngày hết hạn, ba số bí mật phía sau thẻ (mã CVV)… Thì kẻ xấu mới có thể sử dụng để thực hiện giao dịch trực tuyến tiền trong tài khoản của bạn.
Vậy khi mất số thẻ ATM hãy liên hệ đến ngân hàng số Hotline của ngân hàng chủ quản để được hỗ trợ. Ngoài ra, bạn có thể đến trực tiếp PGD/CN ngân hàng đăng ký mở tài khoản, để được hỗ trợ tốt hơn.
Mong rằng, bài viết trên đây đã giúp bạn tìm được câu trả lời số thẻ ngân hàng là gì? Cách phân biệt số tài khoản và số thẻ ATM. Mong rằng, với những chia sẻ đã cung cấp trong bài viết, đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích cho bạn. Bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào vui lòng để lại lời nhắn cho đội ngũ hỗ trợ bên dưới.