Sơ đồ lắp đặt ống nước nhà vệ sinh & Nguyên tắc thiết kế
Thiết kế sơ đồ lắp đặt ống nước nhà vệ sinh ngày càng được các chủ nhà quan tâm trong quá trình xây dựng. Bởi lẽ, nhà vệ sinh là một trong những không gian quan trọng nhất của mỗi ngôi nhà. Bài viết dưới đây, Dekko sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ kiến thức về nguyên tắc thiết kế sơ đồ lắp đặt ống nước nhà vệ sinh đúng tiêu chuẩn, dễ dàng trong việc sửa chữa.
Mục lục bài viết
1. Các thành phần của sơ đồ lắp đặt ống nước nhà vệ sinh
Một sơ đồ lắp đặt hệ thống nước nhà vệ sinh đạt chuẩn sẽ bao gồm các thành phần:
- Đường cống chính trong hộ gia đình.
- Cửa thăm.
- Ống thoát nước, ống ngang, ống thoát dọc.
- Trang thiết bị vệ sinh theo yêu cầu.
- Bẫy nước ngăn mùi.
- Thông khí.
Sơ đồ lắp đặt ống nước nhà vệ sinh chi tiết
>>>> ĐỌC NGAY: Combo bộ đường ống cho một nhà vệ sinh
2. Yêu cầu chung cho lắp đặt ống nước nhà vệ sinh
Một nhà vệ sinh đầy đủ tiện nghi, công năng sử dụng tốt, bền đẹp với thời gian là mong muốn của mọi chủ nhà. Bởi vậy, việc lắp đặt ống nước nhà vệ sinh cần theo những yêu cầu nhất định để đảm bảo chất lượng.
Một trong những thành phần quan trọng nhất trong cách lắp đặt ống nước nhà vệ sinh đó là sự phân chia của hệ thống cấp nước và hệ thống thoát nước:
- Về đường ống thoát nước: hệ thống thoát nước cần được đảm bảo âm dưới mặt nền hoặc âm dưới sàn nhà tắm. Thiết kế phải đủ độ dốc để nước thải có thể đi vào hộp kỹ thuật.
- Về đường ống cấp nước: hệ thống này phải tuân thủ nguyên tắc âm tường, được thực hiện trong quá trình thi công phòng tắm.
Cần phân chia rõ ràng hệ thống cấp nước và thoát nước trong nhà vệ sinh
Ngoài ra, khi thiết kế sơ đồ lắp đặt ống nước nhà vệ sinh, bạn cũng cần phải lưu ý:
- Hệ thống phải đảm bảo không đi qua phòng ngủ, phòng khách vì có khả năng gây mùi khi xảy ra tình trạng nứt vỡ, khó khắc phục và sửa chữa.
- Tách riêng hệ thống thoát nước rửa (bồn tắm, sàn, lavabo) và hệ thống thoát nước nhà vệ sinh (bồn cầu, bồn tiêu), tránh tình trạng tắc chéo giữa các khu vực.
- Thiết kế phải đảm bảo chiều dài đường ống là ngắn nhất có thể.
- Sơ đồ lắp nước nhà vệ sinh phải đảm bảo dễ dàng thuận tiện cho quá trình kiểm tra, sửa chữa và thay thế khi cần thiết.
>>>> TÌM HIỂU NGAY:
- Ống uPVC là gì? Đặc điểm, tính năng nổi bật & ứng dụng
- Ống PPR chính hãng | Bảng giá ống nhựa PPR mới nhất
3. Cách thiết kế sơ đồ lắp nước nhà vệ sinh
Đường ống nước nhà vệ sinh cần được thi công kỹ càng, đúng sơ đồ để đảm bảo quá trình sử dụng và bảo trì dễ dàng. Quá trình thiết kế sơ đồ đi ống nước nhà vệ sinh gồm có 4 bước như sau:
3.1. Phác thảo sơ đồ nguyên lý cấp thoát nước
Bước đầu tiên đó là thiết lập sơ đồ nguyên lý hệ thống nước. Đây là tiền đề giúp bạn hiểu được nguyên lý hoạt động của hệ thống cấp thoát nước trong nhà vệ sinh. Từ đó, bạn có thể xác định vị trí các đường ống cấp nước, thoát nước, các trang thiết bị vệ sinh, lavabo, máy bơm,…
Sơ đồ nguyên lý giúp bạn hiểu rõ nguyên lý hoạt động của hệ thống ống nước
3.2. Thiết kế sơ đồ mặt bằng
Sau khi đã hiểu rõ nguyên lí hoạt động của sơ đồ ống nước nhà vệ sinh, bạn cần phác thảo nó thành sơ đồ mặt bằng. Ở bước này, bạn cần đảm bảo bố trí hợp lý những thành phần sau:
- Những hộp gen chứa.
- Các đường ống nước nóng và nước lạnh.
- Đường ống cấp nước và đường ống thoát nước.
Sơ đồ mặt bằng giúp xác định vị trí của hệ thống ống nước và các thiết bị vệ sinh cần thiết
Vị trí của các thành phần này phải đảm bảo những yêu cầu chung về sơ đồ lắp đặt ống nước nhà vệ sinh. Có một vài các thiết bị như máy bơm, đồng hồ nước hay bể tự hoại,… cần được cân nhắc đặt ở các vị trí thuận tiện để có thể thường xuyên kiểm tra, bảo trì và bảo dưỡng.
>>>> KHÁM PHÁ NGAY: Tìm hiểu cách lắp thoát sàn nhà vệ sinh | 4 lưu ý quan trọng
3.3. Thiết kế chi tiết bản vẽ
Ở bước này bạn cần triển khai bản vẽ sơ đồ đi ống nước nhà vệ sinh một cách chi tiết trên cả mặt bằng và mặt cắt của bản thiết kế để thuận tiện cho thi công. Bản vẽ chi tiết sơ đồ lắp hệ thống nước nhà vệ sinh sẽ thể hiện vị trí chính xác các loại đường ống, các trang thiết bị cần có. Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ, bản vẽ chi tiết có thể thực hiện cả dưới dạng 2D và 3D.
Ngày nay sơ đồ lắp đặt được thể hiện dễ dàng dưới dạng bản vẽ 3D
3.4. Thực thi lắp đặt ống nước
Ở bước cuối này, bên thi công sẽ lắp đặt theo đúng bản vẽ chi tiết đã dựng sẵn. Công đoạn lắp đặt sẽ được thực hiện theo quy trình từ các phần thô rồi đến các vật liệu. Tuân thủ theo đúng quy trình này sẽ giúp người thợ tránh đục khoét, đảm bảo tiến độ thi công và tính thẩm mỹ cho ngôi nhà. Ngoài ra, trong quá trình thi công, kiến trúc, người thiết kế hoặc chủ nhà cần liên tục cập nhật tình hình để khắc phục kịp thời. Tránh những trường hợp thay đổi thiết kế sau khi thợ đã thực hiện xong các hệ thống đường ống âm tường, âm sàn.
Quá trình thi công cần tuân thủ đúng sơ đồ thiết kế
4. Nguyên tắc lắp đặt ống nước nhà vệ sinh
Trong nguyên tắc thiết kế sơ đồ lắp đặt ống nước nhà vệ sinh cần đặc biệt chú ý đến vị trí lắp đặt ống thoát nước, ống cấp nước và tiêu chuẩn về loại ống nước sử dụng.
4.1. Vị trí lắp đặt ống thoát nước
- Khoảng cách giữa ống thoát bồn cầu với mặt là là 15cm – 20cm, tim ống thoát cách tường chưa trát 30cm – 32cm tùy loại.
- Hệ thống thoát sàn nên được đặt ở góc trong cùng của nhà vệ sinh, khoảng cách giữa tường và tim ống thoát sàn là 15x15cm.
- Đường thoát lavabo được đục thẳng dưới nền, tim lỗ thoát cách nền nhà đã ốp khoảng 60cm.
- Kích thước đầu chờ ống thoát nước bồn tắm và phòng tắm đứng phải tương thích với loại bồn được sử dụng để bố trí ống thoát chờ.
Hệ thống thoát nước phải được lắp đặt theo yêu cầu
>>>> XEM THÊM: Cách đi ống thoát nước nhà vệ sinh | Nguyên tắc thực hiện
4.2. Tiêu chuẩn về cách bố trí ống cấp nước
Theo thiết kế sơ đồ ống nước nhà vệ sinh thông thường, đường ống cấp nước chảy từ trên xuống sẽ đi theo đường ống nằm ngang. Khi đến đầu chờ của các thiết bị sử dụng nước nóng và lạnh thì sẽ thực hiện lắp đặt theo nguyên tắc sau:
- Ống nước nóng thường bố trí bên trái, ống cấp nước lạnh bố trí bên phải.
- Nước đi từ trên xuống qua bình nóng lạnh với đường ống chạy ngang cách nền tầm 75cm.
- Nhánh 1 rẽ trái cách 50cm chạy xuống 20cm sẽ là vòi rửa rồi sang ngang 30cm là tới sen tắm và cách 70cm là chậu rửa mặt.
- Nhánh 2 đi từ bình nóng lạnh xuống cách nền nhà tắm 15cm rẽ phải cách 1m là bồn cầu.
Hệ thống cấp nước thông qua bình nóng lạnh đi qua đường ống ngang và chia thành 2 nhánh riêng biệt
4.3. Tiêu chuẩn đường kính ống trong nhà tắm
Khi thiết kế sơ đồ lắp đặt ống nước nhà vệ sinh, bạn cũng cần phải lưu ý về tiêu chuẩn kích thước các đường ống sẽ sử dụng để đảm bảo hiệu quả cấp thoát nước tốt nhất:
- Ống thoát nước chính có đường kính >20mm.
- Ống thoát dọc có đường kính >78mm.
- Ống ngang có đường kính >38mm và không để nghiêng quá 450.
- Ống cho bồn rửa mặt, bồn tắm phải có đường kính >38mm.
- Đường kính ống cấp nước tối thiểu là 20mm.
- Đối với nhà cao tầng (7 – 10 tầng) sẽ có áp lực nước lớn nên các ống cấp nước nhánh nên sử dụng thêm ống phụ khoảng 20mm.
- Đường kính tiêu chuẩn của ống thông khí là 34mm.
- Đường kính tiêu chuẩn của ống hút mùi là 90mm.
Kích thước đường ống cho nhà vệ sinh được lựa chọn theo tiêu chuẩn nhất định
Nhà vệ sinh là không gian quan trọng trong mỗi ngôi nhà, nên việc thiết kế sơ đồ lắp đặt ống nước nhà vệ sinh ngày càng được các chủ nhà quan tâm đầu tư. Mong rằng với những thông tin trên, bạn có thể có được một hệ thống nước nhà vệ sinh với công năng sử dụng tốt, thẩm mỹ và bền đẹp với thời gian. Mọi thắc mắc xin liên hệ cho Dekko thông tin dưới đây để được tư vấn giải đáp kịp thời!
Thông tin liên hệ:
>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: