So sánh Ford Ranger và Toyota Hilux: Hàng Nhật liệu có cơ hội “sánh vai” hàng Mỹ?
Tại thời điểm này, Ford Ranger vẫn là dòng xe bán tải đến từ Mỹ có doanh số “on top” trong phân khúc và vượt trội so với các đối thủ suốt 10 tháng năm 2021. Ford Ranger thậm chí không ít lần lọt Top 10 xe bán chạy nhất trong tháng. Và doanh số gộp trong 10 tháng của mẫu xe này đã đạt 9.684 xe.
Trong khi đó, các dòng xe bán tải còn lại đều rơi vào tình trạng ế ẩm. Toyota Hilux cũng không ngoại lệ khi chỉ bán ra 1.799 xe trong 10 tháng đầu năm 2021, nhưng cũng kịp đạt vị trí thứ 2 về doanh số của phân khúc. Đây là thực trạng khó tránh của các dòng xe thương mại nói chung và xe bán tải nói riêng trước tình hình dịch bệnh Covid-19.
Mục lục bài viết
So sánh về giá bán Ford Ranger và Toyota Hilux
Giá niêm yết mới nhất 2021
Phiên bản
Toyota Hilux
Phiên bản
Ford Ranger
Toyota Hilux 2.4E 4×2 AT MLM
695
Ford Ranger XLS 4×2 MT
630
Toyota Hilux 2.4G 4×4 MT
793
Ford Ranger XLS 4×2 AT
650
Toyota Hilux 2.8G 4×4 AT (mới)
878
Ford Ranger Wildtrak 4×2 AT
853
Ford Ranger Wildtrak 4×4 AT (Bi – turbo)
918
Bán tải Ford Ranger 2021
Cả hai mẫu bán tải đều được nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan, và có thể thấy mức giá cả Hilux và Ranger về tổng thể là gần như tương đương nhau. Nhưng nếu xét về 3 phiên bản từ thấp tới cao thì Ranger vẫn đang có mức giá dễ chịu hơn.
Bán tải Toyota Hilux 2021
Đó cũng là lý do tại sao nhiều người lại tìm tới Ford Ranger hơn, bởi danh tiếng bán tải Ford phổ biến hơn và giá thành cũng mềm hơn.
>>> Lợi thế: Ford Ranger
So sánh về ngoại thất Ford Ranger và Toyota Hilux
Thông số kích thước
Ford Ranger 2021
Toyota Hilux 2021
Kích thước tổng thể (mm)
5.326 x 1.860 x 1.830
5.330 x 1.855 x 1.815
Chiều dài cở sở (mm)
3.200
3.085
Khoảng sáng gầm xe (mm)
200
310
Hiện nay Hilux đang chiếm lĩnh ngôi vị đầu bảng là chiếc xe bán tải có gầm cao nhất 310mm. Trong khi đó, đối thủ Ranger thua kém ở mức là 200m.
Tuy nhiên, Ranger lại bù lại được khi sở hữu chiều dài cơ sở nhỉnh hơn đối thủ, cho không gian nội thất và thùng chứa đằng sau rộng rãi hơn.
Thiết kế đầu xe
Đầu xe của Hilux đặc biệt ấn tượng với lưới tản nhiệt được cách tân có viền mạ crom sáng bóng. Đường viên nối giữa hai cụm đèn pha, ở chính giữa có nổi bật logo của Toyota.
Còn Ford Ranger có thiết kế đầu xe có phần hầm hố và ấn tượng hơn với lưới tản nhiệt được thiết kế to bản và khá cầu kỳ. Ở giữa có thanh ngang vô cùng cứng cáp. Phần thanh ngang này cũng được lựa chọn làm điểm tựa giúp cho logo Ford ở chính giữa cuốn hút và ấn tượng hơn.
Cụm đèn pha của Toyota Hilux lại được trang bị công nghệ LED cùng chức năng điều chỉnh góc chiếu tự động, còn Ford Ranger thì là đèn Projector với chức năng tự động bật/tắt, cảm biến ánh sáng.
Thiết kế thân xe
Hilux tùy theo phiên bản mà có thiết kế mâm xe khác nhau. Tuy nhiên, ở phiên bản cao cấp nhất có mâm xe hợp kim đúc 5 chấu to khỏe, kích thước 18 inch. Phần gương chiếu hậu mạ crom tích hợp tính năng chỉnh điện, gập điện và đèn báo rẽ vô cùng hiện đại.
Trong khi đó, phía đối thủ lại gây ấn tượng với phần mâm xe thiết kế 6 chấu đơn. Mang tới vẻ ngoài hầm hố, độc đáo. Gương chiếu hậu cũng có tích hợp khả năng chỉnh điện và gập điện. Tích hợp báo rẽ được mạ crom vô cùng ấn tượng.
Thiết kế đuôi xe
Bán tải Nhật được đánh giá là có phần đuôi xe khá mượt tạo được thiện cảm với người đối diện. Hai cụm đèn hậu bố trí ôm sát lấy phần thân xe. Trong đó, có kết hợp với thanh cản sau kiêm luôn bậc lên xuống mang tới vẻ ngoài chắc chắn hơn.
Phía bên kia chiến tuyến, Ranger cũng có phần đuôi xe không kém phần ấn tượng. Hai cụm đèn hậu cũng được ưu ái hơn với màu sắc nổi bật. Cản sau thiết kế dạng uốn cong. Cũng được tận dụng để làm bệ đỡ cho hành khách khi dẫm chân.
>>> Lợi thế: Cân bằng