So sánh TSKT xe bán tải: Mitsubishi Triton, Ford Ranger, Toyota Hilux và Isuzu D-MAX
Cả hai phiên bản Wildtrak 1 cầu và 2 cầu nay đều đã có ghế da pha nỉ cũng như nút bấm khởi động tích hợp cùng chìa khóa thông minh. Như vậy, Ranger Wildtrak 4×4 AT sẽ không còn bị chê là
Giống như phiên bản Everest Titanium vừa ra mới mắt cuối tháng 8, Ranger Wiltrak 4×4 AT mới cũng được trang bị động cơ diesel I4 2.0L tăng áp kép Bi-Turbo. Kết hợp cùng hộp số tự động 10 cấp hoàn toàn mới sản sinh sức mạnh và mô-men xoắn tốt hơn hẳn động cơ 3.2L Duratorq 5 xy-lanh trước đây. Công suất tối đa đạt 210 mã lực ở 3.750 vòng/phút và mô-men xoắn cực đại 500Nm ở dải vòng tua rất thấp, từ 1.750 đến 2.000 vòng/phút. Cấu hình dành cho việc offroad của Ranger Wildtrak ở mức khá tốt với 3 chế độ gài cầu điện và khóa vi sai cầu sau.
Ford Ranger Wildtrak hiện sở hữu 2 tính năng an toàn mà 3 đối thủ phải mơ ước, đó là Cảnh báo va chạm kết hợp phanh khẩn cấp trong thành phố và Hỗ trợ đỗ xe song song tự động. Bên cạnh đó, chiếc bán tải của Ford còn sở hữu nhiều trang bị an toàn tiêu chuẩn đáng chú ý như: Hệ thống cảnh báo lệch làn; Kiểm soát hành trình thích ứng Apdaptive Cruise Control; Kiểm soát chống lật và kiểm soát xe theo tải trọng; Hỗ trợ khởi hành ngang dốc và hỗ trợ xuống dốc. Cảnh báo va chạm phía trước; camera lùi và 6 túi khí.
Ảnh Ford Ranger Wildtrak 2.0L 4×4 AT (Nguồn: Ford Việt Nam)
Toyota Hilux 2.8 G 4×4 AT
Ở lần nâng cấp vào giữa năm 2018, cả 3 phiên bản Toyota Hilux gây được nhiều chú ý khi đều có 7 túi khí, hệ thống ổn định thân xe điện tử và kiểm soát hành trình Cruise Control. Tuy bổ sung thêm nhiều trang bị an toàn và tiện nghi nhưng mức giá của Hilux không thay đổi nhiều so với các phiên bản trước nhờ vào mức thuế nhập khẩu năm qua đã giảm xuống 0%. Cụ thể, Hilux 2.8 G 4×4 AT hiện đang có giá đề xuất 878 triệu đồng.
Toyota Hilux trước và sau khi nâng cấp
Cũng như Triton, diện mạo của Hilux gần như được Toyota “đập đi xây lại” hoàn toàn. Đầu xe hầm hố và mạnh mẽ hơn với tạo hình gương mặt chữ V (V-line) thay vì kiểu gương mặt chữ X của đời trước. Phiên bản 2.8 G 4×4 AT trang bị đèn chiếu sáng LED Projector và có tích hợp cảm biến bật/tắt tự động. Đặc biệt, Hilux chiếm ưu thế về tính cơ động nhờ khoảng sáng gầm (310 mm) và góc thoát trước/sau (31/26 độ) tốt hơn so với 3 đối thủ.
Nội thất rộng rãi và thoải mái là một trong các ưu điểm chính của Toyota Hilux. Hàng ghế thứ 2 có độ ngả lưng không thực sự tốt nhưng khoảng để chân rộng rãi và có cả hốc gió phụ cho người ngồi sau. Trang bị tiện nghi ở phiên bản Hilux cao cấp nhất gồm có ghế lái chỉnh điện, đầu DVD, hệ thống thông tin giải trí kết nối USB/Bluetooth/AUX với màn hình cảm ứng và 6 loa âm thanh, nút bấm khởi động, điều hòa tự động 2 vùng, hệ thống kiểm soát hành trình,…
Hơi đáng tiếc khi Toyota chưa nâng cấp động cơ và hộp số cho Hilux, dưới nắp capo vẫn là động cơ diesel tăng áp 2.8L cùng hộp số tự động 6 cấp, sản sinh công suất 174 mã lực và mô-men xoắn ở mức 450 Nm. Điểm khác biệt của Hilux so với 3 đối thủ có lẽ là 3 chế độ lái Eco – Normal – Power để người lái tùy chọn. Hệ dẫn động 2 cầu của Hilux khá tương đồng với Ranger khi có nút gài đầu điện 3 chế độ và nút khóa vi sai cầu sau.
Danh sách trang bị an toàn của Toyota Hilux 2.8 G 4×4 AT gồm có
- Hệ thống phanh ABS/EBD/BA
- 7 túi khí
- Hệ thống thống cân bằng điện tử
- Hệ thống kiểm soát lực kéo
- Hỗ trợ khởi hành lên dốc
- Hỗ trợ xuống dốc
- Cột lái và bàn đạp phanh tự đổ khi có va chạm
Ảnh minh họa Toyota Hilux 2.4 E 4×2 AT
Isuzu D-MAX LS Prestige 3.0 4×4 AT
Isuzu D-MAX cùng Mitsubishi Triton hiện là 2 mẫu bán tải có giá dễ chịu nhất hiện nay. Trong đó bản D-MAX cao cấp nhất LS Prestige 3.0 4×4 AT có giá 820 triệu. Ở lần nâng cấp mới nhất, D-MAX thế hệ thứ 2 đã nhận được sự thay đổi tích cực cả về ngoại hình so với các phiên bản cũ. Ngôn ngữ thiết kế mới ở đầu xe trông nam tính và hiện đại hơn trước nhiều.
Phiên bản D-MAX 2 cầu tuy có đèn Bi-LED Projector có thể điều chỉnh độ cao chùm sáng bằng tay, nhưng thiếu tính năng bật tắt tự động và gạt mưa tự động. D-MAX cũng sở hữu bộ mâm 18″ thiết kế 6 cánh kép mới cứng cáp hơn. Các thông số kích thước của D-MAX ở mức khá và không quá nổi bật so với các đối thủ, chẳng hạn như khoảng sáng gầm xe 235 mm, bán kính quay vòng 6,3 m hay diện tích thùng hàng đạt 2,27 mét vuông.
Nội thất D-MAX nâng cấp 2018 sở hữu phần đồng hồ táp-lô với thiết kế mới hiện đại hơn. Trong đó màn hình hiển thị đa thông tin nay là loại hiển thị màu và có chức năng nhắc lịch bảo dưỡng. Những trang bị tiện nghi nổi bật ở bản cao nhất bao gồm: Chìa khóa Smart Key đi cùng nút bấm khởi động; ghế bọc da và ghế lái chỉnh điện 6 hướng; Hệ thống giải trí cao cấp ISUZU Theater System với màn hình cảm ứng 8” có hỗ trợ Apple CarPlay, 2 cổng USB sạc nhanh cho ĐTDĐ và các thiết bị di động khác.
Phiên bản cao nhất dù vẫn dùng động cơ 3.0L nhưng nâng cấp thêm công nghệ
Ảnh chi tiết Isuzu D-MAX LS Prestige 1.9 4×2 AT
Phiên bản cao nhất dù vẫn dùng động cơ 3.0L nhưng nâng cấp thêm công nghệ động cơ Blue Power và đạt tiêu chuẩn khí thải Euro 4. Trong khi đó, hộp số tự động nâng cấp thành loại 6 cấp Rev Tronic. Công suất và mô-men xoắn lần lượt 174 mã lực và 380 Nm. Tuy cũng có hệ dẫn động 2 cầu và gài cầu điện nhưng D-MAX không trang bị khóa vi sai cầu sau như Ranger và Hilux. Bên cạnh đó, D-MAX được Isuzu cải thiện danh sách an toàn đáng kể với 6 túi khí, cân bằng điện tử (ESC), kiểm soát lực kéo (TSC), hỗ trợ khởi hành lên dốc (HAS) và hỗ trợ đổ đèo (HDC).
Với anh em thì trong 4 mẫu bán tải kể trên, cái tên nào phù hợp nhất để chọn mua ở thời điểm hiện tại?
Cả hai phiên bản Wildtrak 1 cầu và 2 cầu nay đều đã có ghế da pha nỉ cũng như nút bấm khởi động tích hợp cùng chìa khóa thông minh. Như vậy, Ranger Wildtrak 4×4 AT sẽ không còn bị chê là xe bán tải gần 1 tỉ mà không có ghế da và phải dùng chìa khóa cơ nữa. Bên cạnh đó, Ford còn trang bị hệ thống giải trí SYNC 3 với màn hình cảm ứng 8″ cho Ranger Wildtrak. Các tính năng hỗ trợ đi kèm gồm có kết nối Bluetooth/USB/Apple CarPlay, điều khiển bằng giọng nói.