So sánh án lệ Anh và Mỹ (7)

Đây là nội dung nằm trong tiểu mục (b), mục 2.1 của phần (2) Án lệ trong hệ thống pháp luật Anh và Mỹ trong Chương I của đề tài SV NCKH năm 2007: Án lệ và Khả năng áp dụng Án lệ ở Việt Nam.

  • Phần trước: Lịch sử án lệ ở Mỹ

(Phần này do bạn cùng làm với tôi viết)

Án lệ có vị trí và vai trò rất quan trọng trong hệ thống pháp luật Anh, Mỹ và là nguồn không thể thiếu trong pháp luật Anh, Mỹ. Khi nghiên cứu về hệ thống pháp luật của Anh và Mỹ có thể thấy việc áp dụng và giải thích án lệ ở Anh và Mỹ có những điểm tương đồng và khác biệt:

 Điểm tương đồng:

– Ở cả hai nước án lệ đều là nguồn chủ yếu của pháp luật.

– Án lệ được tạo ra từ các phán quyết của các thẩm phán toà án cấp trên.

Điểm khác biệt:

Mặc dù chịu ảnh hưởng của pháp luật Anh nhưng án lệ của Anh và Mỹ cũng có những điểm tương đồng và khác biệt cơ bản:

  • Có thể bạn quan tâm: [Ebook] Tài liệu nghiên cứu Án lệ

 

Anh

Mỹ

Sự hình thành án lệ

– Được tạo ra từ các phán quyết của toà án cấp trên

– Toà án bang.

– Toà án liên bang.

– Toà án tối cao Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.

Vai trò

– Pháp luật thành văn có vị trí cao hơn án lệ nhưng thẩm phán Anh thường cố gắng tìm cách để áp dụng án lệ nhằm hạn chế tối đa sự áp dụng luật thành văn.

– Luật thành văn có vị trí cao nhất đặc biệt là hiến pháp Hoa Kỳ. Tất cả các văn bản luật và án lệ nếu trái với Hiến pháp để sẽ bị tuyên bố là vi hiến.

Cách thức áp dụng

– Án lệ ở Anh được các thẩm phán áp dụng một cách cứng nhắc.

– Án lệ đươc các thẩm phán áp dụng một cách mềm dẻo, linh hoạt hơn.

Nguyên tắc áp dụng

– Rule of stare decicis (tất cả các tòa án dều phải tuân theo án lệ (trừ Ủy ban phúc thẩm Thượng nghị viện).

– Rule of precedent (tất cả các tòa án đều có quyền thay đổi án lệ).

Sự ghi chép

– Tại Anh các án lệ bắt buộc thường được ghi chép trong Law Reports, All England Law Reports, Weekly Law Reports.

– Tại Mỹ tập hợp các án lệ được in trong tuyển tập Trình bày về pháp luật (Restatement of the Law) của một hiệp hội tư nhân có tên là Viện luật Hoa Kỳ (American Law Institute).

 Nguyên nhân của sự khác nhau giữa án lệ của Anh và Mỹ

Mặc dù hệ thống pháp luật Anh và Mỹ có sự phát triển tương tự nhau, đặc biệt trong một thời gian pháp luật Mỹ chịu ảnh hưởng, tiếp thu pháp luật Anh. Nhưng cần khẳng định rằng pháp luật Anh và Mỹ tồn tại một cách độc lập vì mỗi nước đều có chủ quyền riêng của mình và hoàn cảnh kinh tế xã hội khác nhau làm cho án lệ Mỹ có những nét đặc thù cơ bản so với án lệ ở Anh, mà nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự khác nhau đó là:

Anh

Mỹ

Lãnh thổ

– Anh là một đảo quốc ở Châu Âu, có lãnh thổ thống nhất trong cả nước với hệ thống pháp luật chung.

– Mỹ là một lục địa rộng lớn giành được độc lập từ phát triển đấu tranh giải phóng thuộc địa. Lãnh thổ nước Mỹ được chia làm 50 bang, với 50 hệ thống pháp luật khác nhau.

Lịch sử

– Nước Anh có truyền thống bề dày lịch sử, là một đế chế hùng mạnh với diện tích thuộc địa rộng lớn trên khắp thế giới từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất.

– Mỹ trước kia là thuộc địa của Anh giành độc lập năm 1776 với thành phần gồm những người nhập cư với nhiều chủng tộc lập nên Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.

Hình thức chính thể

– Anh là một nước quân chủ nghị viện, vẫn phụ thuộc chế độ quân chủ có nữ hoàng và nhà vua nhưng chỉ là biểu tượng của nước Anh, còn quyền lực thực chất nằm trong tay nghị viện đứng đầu là Thủ tướng.

– Mỹ là nước cộng hoà tổng thống với hai đảng Dân chủ và Cộng hoà thay nhau cầm quyền.

Chế độ chính trị

– Anh là một quốc gia đơn nhất.

– Mỹ là một quốc gia liên bang, mỗi bang đều có pháp luật riêng của mình nhưng chịu sự chi phối của toà án liên bang nên trong đó luôn có sự dung hoà về lợi ích giữa các bang.

Điều kiện kinh tế xã hội

– Anh đã từng đứng đầu thế giới về diện tích thuộc địa và là một quốc gia có tiềm lực về kinh tế.

– Sau chiến tranh thế giới II Mỹ dần vươn lên và đứng đầu thế giới về cơ cấu nền kinh tế.

Những nguyên nhân trên làm cho án lệ ở Anh và Mỹ có những nét riêng, đặc thù dẫn đến hệ quả về mặt pháp lý cách giải quyết vấn đề của người Mỹ rất khác so với người Anh. Pháp luật của Anh chủ yếu gây ảnh hưởng đối với pháp luật Mỹ ở những lĩnh vực tạm gọi la “luật tư” còn với những lĩnh vực khác như luật hình sự, tố tụng hình sự, thương mại… ảnh hưởng của pháp luật Anh đối với pháp luật Mỹ là khá lu mờ. Do đó một số luật gia Mỹ có thể dễ dàng tiếp cận pháp luật Anh cũng như một số án lệ Anh vẫn được dẫn chiếu để giải quyết một số vụ việc ở Mỹ. Ngược lại luật gia Anh sẽ gặp khó khăn khi tiếp cận pháp luật Mỹ.(10)

Chú thích:

(10)Xem: Tập bài giảng luật so sánh, đd, tr. 8; Nguyễn Linh Giang, đd, tr. 7; Nguyễn Đức Mai, đd, tr 8; Lưu Tiến Dũng, Vai trò của án lệ ở các nước theo hệ thống pháp luật án lệ (Common Law) và các nước theo hệ thống dân luật (Civil Law), Tạp chí Toà án nhân dân, Số 1, 2006.

  • Phần tiếp theo: Nguyên tắc chung áp dụng án lệ

3.3/5 – (3 bình chọn)