So sánh bán hàng trực tuyến và bán hàng truyền thống trong thời 4.0
Khi mạng xã hội ngày càng phát triển, hình thức bán hàng trực tuyến luôn được đem lên bàn cân để so sánh với bán hàng truyền thống. Theo đó, bán hàng trực tuyến ngày càng được ưa chuộng.
Tuy nhiên, không vì thế mà bán hàng truyền thống bị đào thải khỏi thị trường. Bất kì một cách tiếp cận khách hàng nào cũng sẽ đều có những ưu và nhược điểm khác nhau. Qua thông tin dưới đây, MISA AMIS sẽ so sánh bán hàng trực tuyến và bán hàng truyền thống để bạn hiểu rõ hơn về 2 hình thức bán hàng này nhé!
I. Khái niệm 2 hình thức bán hàng truyền thống và trực tuyến
Tính đến thời điểm hiện tại, có lẽ không còn điều gì để chúng ta phải bàn cãi khi nói về tốc độ phát triển vượt bậc của hình thức kinh doanh online. Mạng xã hội ngày càng được ưa chuộng với sự xuất hiện của hàng loạt những nền tảng trao đổi mua bán trực tuyến.
Hình thức mua hàng online đang cạnh tranh gay gắt với chợ truyền thống. Với những bạn trẻ đang có định hướng khởi nghiệp thì việc lựa chọn hình thức mua bán truyền thống hay kinh doanh online cũng là một điều cần phải suy nghĩ kỹ.
Dưới đây sẽ là gợi ý cho bạn để giúp bạn có thêm lựa chọn chuẩn xác nhất cho mình nhé!
1. Hình thức bán hàng truyền thống là gì?
Bán hàng truyền thống là cách người bán tiếp cận trực tiếp với người mua tại một địa điểm cụ thể. Tại đây hoạt động mua bán sẽ được diễn ra và thường được thanh toán bằng tiền mặt.
Người mua và người bán sẽ gặp nhau và trao đổi hàng hoá dựa theo quy luật cung – cầu. Ở những cửa hàng bán hàng theo hình thức truyền thống, những món hàng thường sẽ được chào bán với một mức giá ổn định và thường sẽ ít có khuyến mãi như hình thức bán hàng trực tuyến.
Tuy nhiên, một ưu điểm khá lớn của hình thức bán hàng truyền thống đó chính là việc khách hàng sẽ được nhìn, sờ, nắm thậm chí được thử trực tiếp sản phẩm, sau đó mới đưa ra quyết định mua hàng.
2. Hình thức bán hàng trực tuyến
Không giống như hình thức bán hàng hiện đại, bán hàng trực tuyến là hình thức kinh doanh khá mới mẻ và thịnh hành trong những năm gần đây. Với hình thức bán hàng này, người mua và người bán sẽ gặp nhau trên một sàn thương mại điện tử.
Trên những trang web này, người bán sẽ đăng tải những sản phẩm của mình, người mua sẽ truy cập mạng internet và đặt mua những sản phẩm theo nhu cầu và sở thích của mình.
Tuy nhiên, một nhược điểm của hình thức bán hàng này đó là người mua sẽ không được sờ, cầm, nắm hay trải nghiệm trực tiếp sản phẩm. Mặc dù vậy, vẫn có doanh nghiệp cho người mua đổi trả sản phẩm nếu có lỗi hay không đúng về màu sắc, kích thước…
II. So sánh bán hàng trực tuyến và bán hàng truyền thống
1. Chi phí đầu tư
Xét về chi phí đầu tư, hình thức bán hàng truyền thống sẽ cần tốn nhiều chi phí hơn. Phần chi phí này sẽ bao gồm: mặt bằng, sửa sang cửa tiệm, nhà kho… Để thuê một mặt bằng bán hàng, bạn có thể mất vài chục đến vài trăm triệu. Bên cạnh đó, bạn cần phải đầu tư để sửa sang không gian cửa hàng để thu hút khách hàng.
Ngược lại, hình thức bán hàng online không cần bạn phải đầu tư quá nhiều vào mặt bằng. Bạn chỉ cần đầu tư thiết kế một website để truyền tải thông tin đến khách hàng. Và hiện tại có rất nhiều nền tảng bán hàng hoàn toàn miễn phí như: Facebook, Youtube, Instagram, Tiktok… Nhiệm vụ của bạn là cần xây dựng những kênh bán hàng đó thật tốt, tạo viral để thu hút sự quan tâm của khách hàng.
2. Mức độ quản lý cửa hàng
So với hình thức bán hàng online thì việc đầu tư cho một cửa hàng truyền thống chắc hẳn sẽ phải mất nhiều thời gian và chi phí hơn. Bên cạnh việc kiểm soát nguồn hàng đầu vào, đầu ra, người quản lý cửa hàng cần phải kiểm soát cả đội ngũ nhân viên tại cửa hàng.
Ngược lại, hình thức bán hàng trực tuyến hỗ trợ kiểm soát hoạt động mua bán thông qua website, nhà quản trị có thể tích hợp kiểm soát hiệu quả kinh doanh thông qua mạng internet, không nhất thiết phải có mặt tại cửa hàng.
3. Mức độ về lòng tin của khách hàng
Chắc hẳn rằng việc trực tiếp cầm, nắm, trải nghiệm sản phẩm sẽ củng cố niềm tin cho khách hàng khi mua sản phẩm tại cửa hàng. Đây là một điểm cộng khá lớn khi so sánh bán hàng trực tuyến và bán hàng truyền thống.
Đặc biệt, trong tình trạng mạng internet ngày càng phát triển, rất nhiều hình thức lừa đảo xuất hiện khiến cho niềm tin vào việc mua hàng online ngày càng bị lung lay.
Để khắc phục được nhược điểm này trong hình thức bán hàng online, bạn cần có những chiến lược marketing hợp lý. Một trong những cách hiệu quả nhất đó chính là sử dụng những feedback thực tế của khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của mình.
4. So sánh bán hàng trực tuyến và bán hàng truyền thống về khả năng tiếp thị
Xét về hình thức bán hàng truyền thống, chắc hẳn hoạt động Marketing sẽ phải tốn rất nhiều chi phí. Một trong số đó có thể kể đến như việc in ấn, phát tờ rơi, treo banner…Đặc biệt là hình thức quảng cáo trên truyền hình sẽ khiến bạn tốn không ít chi phí.
Đối với hình thức kinh doanh trực tuyến hiện đại, hoạt động Marketing có thể được sử dụng trên những kênh 0 đồng (hay còn gọi là Marketing 0 đồng). Một số hình thức đó có thể kể đến như: SEO web, bán hàng trên các kênh Facebook, zalo,…Ngoài ra còn một số hình thức quảng cáo mất phí để giúp bạn tiếp cận đến tệp khách hàng tiềm năng.
Nếu xét về khoản chi phí này thì cả 2 hình thức sẽ cần có những khoản chi nhất định. Tuy nhiên, kênh bán hàng online sẽ khoanh vùng đối tượng tiếp cận, có thể giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí đầu tư.
>> Xem thêm: Marketing 0 đồng là gì? Cách áp dụng Marketing 0 đồng hiệu quả nhất
5. Tính linh hoạt trong thanh toán
Nếu so sánh bán hàng trực tuyến và bán hàng truyền thống về hình thức thanh toán thì gần như phương thức bán hàng online đang chiếm nhiều ưu thế hơn. Nếu như bán hàng truyền thống đa phần là những hộ gia đình mở ra cửa tiệm để buôn bán thì hình thức thanh toán có thể sẽ eo hẹp hơn vì đa phần chỉ sử dụng tiền mặt.
Ngược lại, đối với hình thức bán hàng online, khách hàng sẽ có nhiều lựa chọn hơn. Bên cạnh hình thức thanh toán bằng tiền mặt, khách hàng còn có thể tích hợp một số cách thanh toán khác như chuyển khoản trước, tích hợp ví điện tử, một số cổng thanh toán điện tử như Alepay, Momo,…
6. Độ an toàn và bảo mật thông tin khách hàng
Đã không ít trường hợp mua hàng online với hình thức thanh toán trước khiến cho nhiều người bị lừa. Chính vì vậy, đây là một nhược điểm khá lớn đối với hình thức kinh doanh này. Khi mua hàng online, khách hàng cần đăng nhập, nhập số tài khoản, mã thanh toán… rất nhiều những yêu cầu về thông tin cá nhân, nếu không cảnh giác thì người mua rất dễ bị lừa.
Ngược lại, hình thức mua bán hàng trực tiếp là hoạt động giao dịch 1-1 giữa người mua và người bán, chính vì vậy độ tin cậy khi thanh toán cũng cao hơn. Ngoài ra, người mua sẽ biết chỗ để khiếu nại nếu như sản phẩm gặp vấn đề.
III. Vậy nên chọn hình thức bán hàng truyền thống hay bán hàng online?
Qua những phân tích về so sánh bán hàng trực tuyến và bán hàng truyền thống đã nêu trên, chúng ta có thể nhận thấy được rằng, bất kỳ hình thức nào cũng sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau.
Nếu bạn chưa có vốn mạnh, muốn nhanh chóng tiếp cận tệp khách hàng tiềm năng thì kinh doanh online là một gợi ý khá tốt. Còn nếu bạn muốn xây dựng thương hiệu ngay từ ban đầu, củng cố niềm tin cho khách hàng thì việc đầu tư một cửa hàng trực tiếp là điều không thể thiếu.
IV. Tổng kết
Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể kết hợp cả 2 hình thức này để thúc đẩy sự tăng trưởng của doanh thu. Hi vọng qua bài phân tích, so sánh bán hàng trực tuyến và bán hàng truyền thống trên đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích.
798
Đánh giá bài viết
[Tổng số:
0
Trung bình:
0
]