So sánh bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và trong hợp đồng

bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và trong hợp đồng

Khi giao kết hợp đồng, không thể tránh khỏi những trường hợp xảy ra tranh chấp. Trong một vài trường hợp, khi có một bên vi phạm hợp đồng và gây ra thiệt hại cho bên còn lại thì bên vi phạm phải bồi thường cho bên bị vi phạm. Bồi thường thiệt hại bao gồm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và  bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, tuy nhiên lại không nhiều người thực sự hiểu rõ về hai loại bồi thường thiệt hại này. Hãy cùng ACC tìm hiểu các thông tin về vấn đề trên thông qua bài viết dưới đây nhé.

So Sánh Bồi Thường Thiệt Hại Ngoài Hợp đồng Và Trong Hợp đồng

1.Khái niệm

1.1 Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng

Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là hình thức trách nhiệm dân sự đặt ra khi hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng đã gây ra thiệt hại, theo đó, bên có hành vi vi phạm phải bù đắp những tổn thất vật chất, tinh thần do mình gây ra. Bên vi phạm hợp đồng phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

1.2 Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là loại trách nhiệm dân sự phát sinh giữa các chủ thể mà trước đó không có quan hệ hợp đồng hoặc tuy có quan hệ hợp đồng nhưng hành vi của người gây thiệt hại không thuộc về nghĩa vụ thực hiện hợp đồng đã ký kết, theo đó người có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

2. Điểm giống và khác nhau giữa bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và ngoài hợp đồng theo luật quy định.

2.1 Điểm giống nhau:

  • Bản chất là hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vi gây thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù các tổn thất về vật chất, tinh thần cho bên bị thiệt hại.

  • Đều có thiệt hại sảy ra

  • Có mối quan hệ về nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và hậu quả xảy ra.

  • Các bên có thỏa thuận hình thức và mức bồi thường khi có thiệt hại xảy ra.

2.2 Các điểm khác nhau của bồi thường thiệt hại trong và ngoài hợp đồng.

a) Về căn cứ phát sinh:

Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng: 

  • Được xây dựng nên bởi các quy phạm điều chỉnh chế định hợp đồng.

  • Chỉ tồn tại khi hợp đồng tồn tại, trách nhiệm này phát sinh khi xuất hiên sự vi phạm một hay nhiều nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng.

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: phát sinh tồn tại một hành vi vi phạm pháp luật dân sự, cố ý hay vô ý gây thiệt hại cho người khác và hành vi này cũng không liên quan đến bất cứ một hợp đồng nào có thể có giữa người gây thiệt hại và người thiệt hại. 

b) Căn cứ xác định trách nhiệm:
Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng: thiệt hại không phải là điều kiện bắt buộc. Chỉ cần có hành vi vi phạm nghĩa vụ dân sự cũng có thể phát sinh trách nhiệm dân sự. Bên vi phạm vẫn phải chịu trách nhiệm dù đã có hoặc chưa có thiệt hại xảy ra khi bên kia vi phạm hợp đồng. Hai bên có thể thỏa thuận về những thiệt hại có thể xảy ra và cách thức chịu trách nhiệm vi phạm hợp đồng.

Đối với bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại gồm: hành vi vi phạm pháp luật, có thiệt hại thực tế, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thực tế, có lỗi.

c) Về hành vi vi phạm:
Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng: hành vi này là hành vi vi phạm những cam kết cụ thể, những nghĩa vụ mà hai bên ràng buộc nhau trong hợp đồng.

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: hành vi này vi phạm những quy định của pháp luật, những quy định do nhà nước ban hành dẫn đến thiệt hại . Ví dụ như: vi phạm hành chính, vi phạm hình sự…

d) Phương thức thực hiện:Bồi thường trong hợp đồng: các bên có thể thỏa thuận mức bồi thường hay phạt vi phạm kể từ khi giao kết hợp đồng.

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: bên gây thiệt hại phải bồi thường kịp thời và toàn bộ, thiệt hại trực tiếp và thiệt hại gián tiếp, các bên trong quan hệ dân sự có thể không biết nhau cũng như sự việc xảy ra làm phát sinh quan hệ dân sự nên không thỏa thuận được. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường và hình thức nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 

e) Yếu tố lỗi:
Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng: phát sinh do lỗi cố ý hoặc vô ý của người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: Việc phân biệt lỗi cố ý hay vô ý cũng có nghĩa nhưng bên cạnh đó thì người có hành vi vi phạm có thể chịu trách nhiệm ngay cả khi không có lỗi trong trường hợp pháp luật quy định.

f) Về thời điểm phát sinh: 
Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng: kể từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực và có bên vi phạm nghĩa vụ của hợp đồng.

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: thời điểm phát sinh kể từ thời điểm sảy ra hành vi gây thiệt hại.

g) Về tính liên đới chịu trách nhiệm: 
Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng: chỉ áp dụng với các bên tham gia hợp đồng và không thể áp dụng đối với người thứ ba. 

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: Người chịu trách nhiệm là người người có hành vi trái pháp luật, hoặc người khác như cha, mẹ của người chưa thành niên, người giám hộ, pháp nhân, đối với người giám hộ của pháp nhân…

i) Mức bồi thường: 
Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng: Mức bồi thường có thể thấp hơn hoặc cao hơn mức thiệt hại xảy ra.

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: Bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra, mức bồi thường thiệt hại chỉ có thể được giảm trong những trường hợp đặc biệt ( Ví dụ như: Người gây thiệt hại có lỗi cố ý hoặc vô ý và thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt  và lâu dài của họ.)

Qua những phân tích trên chúng ta có thể thấy được trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đều là những trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vi vi phạm phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù các tổn thất về vật chất và tinh thần cho bên bị vi phạm. Những căn cứ phát sinh và trách nhiệm, hành vi vi phạm, cũng như phương thức thực hiện là khác nhau.

Trên đây là một số thông tin về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và trong hợp đồng. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với Công ty Luật ACC, để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn

5/5 – (2360 bình chọn)

✅ Dịch vụ thành lập công ty
⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc

✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh
⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình

✅ Dịch vụ ly hôn
⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn

✅ Dịch vụ kế toán
⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật

✅ Dịch vụ kiểm toán
⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác

✅ Dịch vụ làm hộ chiếu
⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin