So sánh các loại gỗ công nghiệp – 8 loại phổ biến nhất

Sau khi viết bài tư vấn: Cách phân biệt so sánh các loại gỗ MFC và MDF, HDF (chỉ có 3 loại). Thì trên thị trường còn rất nhiều loại gỗ mà quý vị muốn so sánh. Vì thế, bài viết này Furnibuy sẽ so sánh các loại gỗ công nghiệp phổ biến nhất hiện nay cho quý vị cùng tham khảo.

So sánh về các loại gỗ ép phổ biến nhất hiện nay:

Trên thị trường hiện có 10 loại gỗ công nghiệp phổ biến bao gồm cả các loại lõi gỗ và loại gỗ có bề mặt phủ bên trên. Nhưng thực tế có 8 loại lõi gỗ khác nhau đó là:

  • Gỗ MFC
  • Gỗ MFC chống ẩm lõi xanh
  • Gỗ MDF
  • Gỗ MDF chống ẩm lõi xanh
  • Gỗ HDF
  • Gỗ HMR
  • Gỗ Plywood
  • Gỗ ghép thanh

1. So sánh về cấu tạo của các loại gỗ công nghiệp.

So sánh các loại gỗ công nghiệp về cấu tạo giúp quý vị hiểu được nguyên do vì sao loại gỗ đó lại đảm bảo bền tốt hay không? Gỗ CN nào có độ chịu lực tốt, bền đều phụ thuộc đến 80% về cấu tạo khi sản xuất. Còn lại phụ thuộc vào cách sử dụng món đồ nội thất gỗ CN của gia đình.

  • Về cấu tạo của gỗ MFC: thành phần chính của ván là dăm gỗ. Nên các miếng gỗ lởm chởm không khít nhau, từ đó diện tích các mặt liên kết bằng keo cũng kém hơn so với loại gỗ khác. So sánh với các loại gỗ ép còn lại thì đây là loại gỗ có tính liên kết gỗ kém ổn định nhất.
  • Cấu tạo của gỗ MFC chống ẩm cũng tương tự như gỗ MFC. Chỉ có thêm thành phần keo chống ẩm giúp tăng độ bền cho món đồ nội thất khi đặt trong môi trường ẩm ướt. Về tính liên kết gỗ cũng xếp vào dạng yếu nhất trong tất cả 8 loại gỗ CN kể trên. Nhưng khả năng chống ẩm tốt hơn so với loại gỗ MFC thường.
  • So sánh cấu tạo gỗ MDF thường và MDF chống ẩm lõi xanh: Cấu tạo gỗ với phần lõi đặc chắc mịn màng hơn. Cấu tạo của cả 2 loại gỗ MDF và MDF chống ẩm đều như nhau với sợi gỗ trộn keo với mật độ sợi gỗ trùng bình, nén ở áp suất cao nên độ liên kết gỗ tốt hơn 2 gỗ MFC. Với loại MDF chống ẩm lõi xanh có thêm loại keo chống ẩm giúp khả năng chống ẩm tốt hơn mà thôi.
  • So sánh về cấu tạo của gỗ HDF thường và HMR với các loại gỗ công nghiệp khác: Loại HDF thường và HMR đều là loại gỗ được sản xuất từ bột gỗ mật độ cao, ép nén ở áp suất cực cao, nên lõi gỗ đặc chắc, cách âm cách nhiệt tốt. Bình thường HDF loại thông thường đã có khả năng chống ẩm cực tốt rồi. Nhưng với loại HMR lại có chức năng chính là chống ẩm nên có thể nói hai loại HDF và HMR đều là gỗ siêu chống ẩm trong các loại gỗ công nghiệp. Đương nhiên 2 loại này sẽ tốt nhất trong 3 loại MFC, MDF và HDF rồi.
  • So sánh về cấu tạo của gỗ Plywood: Cấu tạo của Plywood với số lớp ván lạng xếp chồng là số lẻ. Cách xếp xen kẽ này của thớ được gọi là vân chéo giúp: giảm xu hướng tách gỗ khi đóng đinh; giảm sự giãn nở và co ngót; độ liên kết gỗ đồng nhất theo mọi hướng. Tính liên kết gỗ chắc chắn, độ bền cao mà trọng lượng lại rất nhẹ. Nên loại này bên các nước phương Tây rất được yêu thích. Còn ở Việt Nam thì ít có gia đình làm hơn, xem lý do ở phần 4 so sánh giá.
  • So sánh cấu tạo của gỗ ghép thanh: Gỗ ghép thanh có cấu tạo như tên gọi là ghép từ nhiều thanh gỗ. Các thanh gỗ này được xẻ từ gỗ rừng trồng ngắn ngày với kích thước thanh gỗ tùy vào thân gỗ. Sau đó được ghép lại với nhau bằng keo nhờ công nghệ máy móc, hoặc ghép mộng đều được. Cho ra một tấm gỗ ghép thanh với kích thước bề mặt lớn nên được ứng dụng rộng rãi. Nếu ghép thanh gỗ với máy móc hiện đại, kỹ thuật cao thì độ liên kết gỗ này tương đương với gỗ tự nhiên quý vị nhé. Nếu loại gỗ ghép thanh đạt chuẩn chất lượng thì cấu tạo loại gỗ này tốt nhất trong tất cả các loại gỗ công nghiệp kể trên.

2. So sánh các loại gỗ công nghiệp về chất lượng!

Với cấu tạo của từng loại gỗ đã được so sánh đánh giá ở phần 1 thì đương nhiên 8 loại gỗ công nghiệp kể trên sẽ được xếp theo chất lượng cao dần như sau:

[Gỗ MFC = Gỗ MFC chống ẩm] < [Gỗ MDF = Gỗ MDF chống ẩm] < [Gỗ HDF = Gỗ HDF chống ẩm] = Gỗ Plywood = Gỗ ghép thanh

Thực ra các loại ván thường và ván chống ẩm về chất lượng gỗ như nhau. Chất lượng gỗ được đánh giá là tính liên kết của gỗ tạo nên sức chịu lực của gỗ. Độ liên kết gỗ càng cao càng ổn định thì loại gỗ đó chịu lực càng tốt. Cụ thể:

Ván dăm MFC có độ chịu lực yếu nhất. Nên thường người ta mới ứng dụng loại gỗ này vào những món đồ ít phải chịu lực. Ví dụ như: Mặt bàn ăn, mặt bàn văn phòng, mặt bàn họp. Đó là lý do vì sao ván MFC được ứng dụng rộng rãi trong nội thất văn phòng là vì thế. Furnibuy muốn nhấn mạnh cho quý vị hiểu: KHÔNG PHẢI LÀ GỖ MFC KÉM CHẤT LƯỢNG, mà gỗ MFC có cấu tạo như vậy, nên ứng dụng làm các món đồ phù hợp sẽ đảm bảo được tuổi thọ bền lâu.

  • Gỗ MFC mà ứng dụng làm mặt bàn văn phòng thì quý vị dùng có đến 15 – 20 năm cũng không hề hấn, vẫn bền đẹp, dùng tốt. Nhưng gỗ MFC mà làm tủ áo, kệ tivi, hay giường ngủ thì rõ là chỉ vài 3 năm là hư hỏng sập sệ. Vì các món đồ vừa kể phải chịu sức nặng, trọng lượng lớn nên không dùng MFC được.
  • Loại ván MFC chống ẩm có thêm loại keo chống ẩm nên khả năng chống ẩm tốt hơn. Một số các bộ phận có thể ứng dụng làm loại gỗ MFC thường hoặc MFC chống ẩm. Như các ngăn kéo, ngăn tủ bếp, tủ giày. Có nhiều đơn vị thi công cho các gia đình còn giúp khách hàng tiết kiệm chi phí bằng cách sử dụng đồng thời 2 loại gỗ. Ví dụ làm tủ bếp chọn gỗ MDF chống ẩm là rất tốt rồi. Nhưng các phần ngăn kéo trong tủ bếp, phần nóc, phần nào ít chịu lực hoàn toàn có thể sử dụng gỗ MFC chống ẩm vẫn đảm bảo chất lượng nhé.

Tương tự chất lượng các loại gỗ như MDF, HDF thì loại gỗ HDF có chất lượng tương đương với loại gỗ tự nhiên tốt rồi. Còn gỗ Plywood cũng tương đương như gỗ HDF nhưng có trọng lượng nhẹ hơn, nên giá cao hơn. Còn chất lượng gỗ ghép thanh thì phụ thuộc vào loại gỗ ghép thanh là gì (gỗ cao su ghép thanh, gỗ thông ghép thanh…) và công nghệ, kỹ thuật ghép có okie không mới đánh giá được chất lượng quý vị nhé. Nếu loại gỗ ghép thanh đạt chuẩn chất lượng cũng sẽ bền như loại gỗ tự nhiên tốt.

3. So sánh về trọng lượng của các loại gỗ công nghiệp.

Trọng lượng của các loại gỗ công nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào khâu sản xuất và cấu tạo gỗ như đã phân tích ở phần 1. Một loại gỗ tự nhiên tốt có trọng lượng riêng của gỗ là 800kg/m³. Tức một khối gỗ nặng khoảng 800kg. Mỗi một loại gỗ lại có trọng lượng riêng nhất định. Cụ thể:

  • Trọng lượng riêng của gỗ MFC: 160 – 450kg/m³. Mà một khối gỗ MFC kích thước 1m22x2m44 dày 18ly như đã tính ở bài viết:

    Ưu nhược điểm của gỗ MDF

    sẽ được khoảng 19 tấm. Như vậy, 1 tấm gỗ MFC sẽ nặng khoảng: 8 – 24kg. Với trọng lượng riêng của ván MFC < trọng lượng của loại gỗ tốt: 800kg/m³ nên ứng dụng của nó thường làm các món đồ chịu tải trọng nhẹ.

  • Trọng lượng riêng của gỗ MDF: 600 – 840kg/m³. Nên khối lượng 1 tấm gỗ MDF nặng khoảng: 32 – 45kg. Với trọng lượng riêng của loại gỗ MDF đạt khoảng 840kg/m³ thì tương đương với loại gỗ tốt rồi. Nên làm các món đồ nội thất gia đình từ gỗ MDF đã đủ điều kiện về chất lượng bền tốt rồi quý vị nhé.
  • Trọng lượng riêng của gỗ HDF: 800 – 1040kg/m³. Nên khối lượng 1 tấm gỗ HDF nặng khoảng: 45kg – 55kg. Với trọng lượng riêng này của gỗ HDF tương đương với chất lượng của loại gỗ tự nhiên tốt rồi nha quý vị.
  • Trọng lượng riêng của gỗ Plywood: 450 – 480kg/m³ (siêu nhẹ An Cường cung cấp). Hoặc 620 – 680kg/m3. Loại gỗ này tuy trọng lượng nhẹ nhưng lại có độ chống cong vênh tốt nhất, chịu bền cấu tạo như phân tích ở phần 1. Với ưu điểm đó nên giá loại gỗ Plywood này thường rất cao.
  • Trọng lượng riêng của gỗ ghép thanh: Tùy thuộc vào từng loại gỗ ghép nên thường sẽ không có số chính xác cho quý vị.

Các loại gỗ kể trên có thêm chức năng chống ẩm đều có trọng lượng riêng như loại thường. Tức khối lượng từng tấm gỗ tương đương loại thường, chí có khả năng chống ẩm cao hơn mà thôi.

4. So sánh giá các loại gỗ công nghiệp.

So sánh các loại gỗ công nghiệp về giá bán giúp cho quý vị hiểu được lý do tại sao các gia đình ở Việt Nam lại thường sử dụng loại gỗ này, không sử dụng loại gỗ kia. Cụ thể: Với các loại gỗ công nghiệp có khổ ván: 1m22x2m44 dày khoảng 18 ly

  • Giá gỗ MFC trung bình trên thị trường khoảng 200 – 240k/ 1 tấm. Với loại MFC chống ẩm + 50/ 70k 1 tấm là rơi vào khoảng: 270 – 310k MFC chống ẩm.
  • Giá gỗ MDF trung bình trên thị trường khoảng 280 – 350k/ 1 tấm. Tương tự MDF chống ẩm có giá khoảng 350k – 420k/ 1 tấm.
  • Giá gỗ HDF trung bình trên thị trường khoảng 420k – 480k/ 1 tấm. Tương tự HDF chống ẩm hay HMF có giá khoảng 490 – 550k/ 1 tấm.
  • Giá gỗ Plywood trung bình trên thị trường khoảng: 600k/ 1 tấm.
  • Giá gỗ ghép thanh tùy từng loại nha quý vị.

Như vậy hiện tại, gỗ Plywood có đơn giá 1 tấm gỗ kích thuớ 1m2x2m4 dày 18 ly đang ở khoảng 600k/ 1 tấm. Quý vị thử nghĩ xem thi công 1 tủ bếp, hoặc tủ quần áo, hoặc toàn bộ các món đồ nội thất trong gia đình bạn thì mức giá lên tới bao nhiêu. Tôi lấy ví dụ cụ thể cho một món đồ chẳng hạn:

  • Tủ áo cao 2m, rộng 2m2, sâu khoảng 55cm. Như vậy, nếu tính toán ra ít nhất cũng cần phải 3 đến 4 tấm gỗ. Đây là nguyên vật liệu gỗ, còn các loại khác như bề mặt phủ, các phụ kiện đi kèm theo, chi phí xưởng, máy móc, nhân công… Sẽ đội giá tủ áo gỗ Plywood lên giá rất cao. Nên đó là lý do MDF luôn là giải pháp tốt nhất cho các gia đình, mức giá cả phù hợp nhất.
  • Tuy nhiên, không phải tự nhiên mà giá gỗ Plywood lại cao nhất khi so sánh các loại gỗ công nghiệp đâu. Bởi đây là loại gỗ được cấu tạo đặc biệt giúp gần như không có khả năng cong vênh, giãn nở hay co ngót (xem lai phân tích phần 1). Hơn nữa, trọng lượng gỗ nhé nên dễ dàng sản xuất, thi công. Nên đây là loại gỗ các nước phương Tây sử dụng cực kỳ nhiều, còn Việt Nam thì gần như ít phổ biến vì giá cao.

Kết luận: Trên đây là toàn bộ: So sánh các loại gỗ công nghiệp – 8 loại phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng chút chia sẻ này của Furnibuy sẽ giúp quý vị hiểu rõ hơn về các loại gỗ công nghiệp. Từ đó lựa chọn được vật liệu gỗ phù hợp nhất với gia đình mình. Mời quý vị xem thêm: 6 lưu ý khi mua Nội thất gỗ công nghiệp.

Siêu thị nội thất Furnibuy – Đơn vị sản xuất thi công Nội thất gỗ công nghiệp Uy tín Hà Nội:

Nội thất Furnibuy là đơn vị sản xuất các đồ dùng Nội thất gỗ công nghiệp như: bàn kệ tivibàn ghế ăngiường ngủtủ giày dépbàn trang điểm,. Ngoài ra Furnibuy còn trực tiếp thiết kế sản xuất tranh treo tường, hàng trăm mẫu ghế sofa có sẵn để lựa chọn.

Có rất nhiều mẫu ghế sofa có sẵn để lựa chọn tại FurniBuy

Hãy dạo quanh: Nội thất Furnibuy để tham khảo các đồ dùng nội thất kể trên trong từng danh mục. Tất cả đều được trực tiếp sản xuất tại Furnibuy không qua khâu trung gian. Đảm bảo cho quý khách hàng mua giá tận gốc, chất lượng bền đẹp uy tín!

Nội thất Furnibuy rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng!

Các tìm kiếm liên quan đến so sánh các loại gỗ công nghiệp: So sánh cấu tạo các loại gỗ công nghiệp; So sánh chất lượng các loại gỗ công nghiệp; So sánh trọng lượng các loại gỗ công nghiệp; So sánh các loại bề mặt gỗ công nghiệp; Bảng giá các loại gỗ công nghiệp; So sánh giá các loại gỗ công nghiệp;

3.5

2

đánh giá

Đánh giá bài viết