So sánh chất lượng của các ngân hàng tại Việt Nam – ACC GROUP
Ngân hàng là một trong các tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật. Hiện nay, ngân hàng trở nên rất phổ biến trong đời sống của chúng ta. Vì vậy, hãy cùng ACC So sánh chất lượng của các ngân hàng tại Việt Nam, cũng như các thông tin có liên quan đến ngân hàng sẽ được đề cập chi tiết trong bài viết sau đây. Mời bạn cùng theo dõi
Mục lục bài viết
1. Ngân hàng là gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 thì “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này”.
Theo đó, các hoạt động ngân hàng chính là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ dưới đây:
-
Nhận tiền gửi;
-
Cấp tín dụng;
-
Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.
Do đó, có thể khái quát hơn, ngân hàng là một tổ chức tài chính và trung gian tài chính chấp nhận tiền gửi và định kênh những tiền gửi đó vào các hoạt động cho vay trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các thị trường vốn. Ngân hàng là kết nối giữa khách hàng có thâm hụt vốn và khách hàng có thặng dư vốn.
2. Các loại hình ngân hàng
Xét về tính chất và mục tiêu hoạt động, có 03 loại hình ngân hàng cơ bản: ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã.
-
Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng nhằm mục tiêu lợi nhuận.
-
Ngân hàng chính sách là ngân hàng thuộc Chính phủ, được Chính phủ ra quyết định thành lập, hoạt động chủ yếu vì lợi ích chung của công đồng. Ngân hàng chính sách phải thực hiện kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ; xây dựng, ban hành quy trình nội bộ về các hoạt động nghiệp vụ; thực hiện chế độ báo cáo thống kê, báo cáo hoạt động và hoạt động thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
-
Ngân hàng hợp tác xã là ngân hàng của tất cả các quỹ tín dụng nhân dân do các quỹ tín dụng nhân dân và một số pháp nhân góp vốn thành lập nhằm mục tiêu chủ yếu là liên kết hệ thống, hỗ trợ tài chính, điều hòa vốn trong hệ thống các quỹ tín dụng nhân dân.
Ngoài ra còn có ngân hàng trung ương với chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; thực hiện chức năng của ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.
3. Nhiệm vụ của ngân hàng là gì?
Huy động vốn:
+ Khai thác và nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và tổ chức tín dụng khác trong nước và nước ngoài dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ;
+ Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước;
+ Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn ủy thác của Chính phủ, chính quyền địa phương và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước và ngoài nước;
+ Vay vốn các tổ chức tài chính, tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và tổ chức tín dụng nước ngoài khi được Tổng giám đốc cho phép bằng văn bản;
+ Các hình thức huy động vốn khác theo quy định;
+ Việc huy động vốn có thể bằng vàng và các công cụ khác theo quy định.
Cho vay:
+ Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn và các loại cho vay khác theo quy định.
Kinh doanh ngoại hối:
+ Huy động vốn và cho vay, mua, bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế, bảo lãnh, tái bảo lãnh, chiết khấu, tái chiết khấu bộ chứng từ và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước.
Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ gồm:
+ Cung ứng các phương tiện thanh toán;
+ Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng;
+ Thực hiện các dịch vụ thu hộ và chi hộ;
+ Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng;
+ Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng khác:
+ Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng bao gồm: Thu, phát tiền mặt; mua bán vàng bạc, tiền tệ; máy rút tiền tự động, dịch vụ thẻ; két sắt, nhận bảo quản, cất giữ, chiết khấu thương phiếu và các loại giấy tờ có giá khác, thẻ thanh toán; nhận uỷ thác cho vay của các tổ chức tài chính, tín dụng, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; đại lý cho thuê tài chính, chứng khoán, bảo hiểm… và các dịch vụ ngân hàng khác được Nhà nước cho phép.
-
Cầm cố, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác theo quy định.
-
Thực hiện dịch vụ cầm đồ theo quy định của pháp luật.
-
Thực hiện đồng tài trợ, đầu mối đồng tài trợ cấp tín dụng theo quy định và thực hiện các nghiệp vụ tài trợ thương mại khác.
-
Bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản thanh, bảo lãnh hoàn thanh toán, bảo lãnh đối ứng và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác cho các tổ chức, cá nhân trong nước.
-
Kinh doanh vàng bạc theo quy định.
-
Tư vấn tài chính, tín dụng cho khách hàng.
-
Tư vấn khách hàng xây dựng dự án.
-
Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định.
-
Thực hiện kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ, chế độ nghiệp vụ.
-
Tổ chức phổ biến, hướng dẫn và triển khai thực hiện các cơ chế, quy chế nghiệp vụ và văn bản pháp luật của Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước liên quan đến hoạt động của các chi nhánh.
-
Nghiên cứu, phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tiền tệ, tín dụng và đề ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với kế hoạch kinh doanh và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương.
-
Chấp hành đầy đủ các báo cáo, thống kê theo chế độ quy định và theo yêu cầu đột xuất của Tổng giám đốc.
-
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc giao.
4. Tổng hợp danh sách các ngân hàng tại TPHCM năm 2023
4.1 Ngân hàng thương mại cổ phần
Sacombank – Ngân hàng Sài Gòn thương tín
BIDV – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
ACB – Ngân hàng Á Châu
VietinBank – Ngân hàng Công thương Việt Nam
Vietcombank – Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam
TechcomBank – Ngân hàng Kỹ Thương
SCB – Ngân hàng cổ phần thương mại Sài Gòn
Eximbank – Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu
DongABank – Ngân hàng Đông Á (DONG A Commercial Joint Stock Bank)
VIB – Ngân hàng Quốc Tế
Maritime bank – Ngân hàng Hàng Hải
VPbank – Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vương
OCB – Ngân hàng Phương Đông
HDbank – Ngân hàng Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh
MBBank – Ngân hàng Quân Đội
SaigonBank – Ngân hàng Sài Gòn công thương
ABBank – Ngân hàng An Bình
NamABank – Ngân hàng Nam Á
PVcomBank – Ngân hàng Đại Chúng Việt Nam
VietABank – Ngân hàng Việt Á
CBBank – Ngân hàng TNHH MTV Xây dựng
SeABank – Ngân hàng Đông Nam Á
TPBank – Ngân hàng Tiên Phong Ngân
BacABank – Ngân hàng Bắc Á
NCB – Ngân hàng Quốc Dân
Viet Capital Bank – Ngân hàng Bản Việt
KienLongBank – Ngân hàng Kiên Long
SHB – Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội
LPBank – Ngân hàng Bưu điện Liên Việt
BVbank – Ngân hàng Bảo Việt
PG Bank – Ngân hàng Xăng dầu Petrolimex
4.2 Ngân hàng thương mại nhà nước
Agribank – Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Ocean bank – Ngân hàng TNHH MTV Đại Dương
GP Bank – Ngân hàng TNHH MTV Dầu khí toàn cầu
4.3 Ngân hàng 100% vốn nước ngoài
Shinhan Bank – Ngân hàng Shinhan Việt Nam
HSBC – Ngân hàng HSBC Việt Nam
IVB – Ngân hàng TNHH Indovina
Hong Leong Bank – Ngân hàng Hong Leong Việt Nam
4.4 Một số ngân hàng khác
VRB – Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga
Co-opbank – Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam
UBSP – Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam
Ngân hàng KEB – Hana Hà Nội
UBO – Ngân hàng UOB Sài Gòn (United Oversea Bank TP. Hồ Chí Minh)
Ngân hàng Băng Cốc – Bangkok Hà Nội
Woori Bank – Ngân hàng Woori Việt Nam
Agribank Trung Quốc – Agricultural Bank of China Hà Nội
BNP Paribas – BNP Paribas Hà Nội
BPCE IOM – BPCE IOM TP. Hồ Chí Minh
DBS TP – DBS TP. Hồ Chí Minh
Kookmin Hà Nội
Ngân hàng Public – Ngân hàng TNHH MTV Public Viet Nam
VDbank – Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Citibank – Ngân hàng Citibank
5. So sánh chất lượng của các ngân hàng tại Việt Nam
5.1 Những tiêu chí để đánh giá ngân hàng chất lượng tốt ở Việt Nam
Để đánh giá thế nào là một trong những ngân hàng tốt nhất Việt Nam. Ngoài những yếu tố như nguồn vốn hay quy mô hoạt động, chúng ta đều phải xét đến yếu tố chất lượng tín dụng.
Bởi đây là yếu tố rất quan trọng đối với các ngân hàng. Nếu không kiểm soát tốt, lâu dài có thể sẽ là nguy cơ phát sinh nợ xấu. Các tiêu chí dùng để đánh giá chất lượng tín dụng bao gồm:
-
- Khả năng sử dụng vốn
- Khả năng tất toán dư nợ: Dư nợ ngắn hạn (hoặc trung-dài hạn) / Tổng dư nợ
- Chỉ số nợ quá hạn: Nợ quá hạn / Tổng dư nợ
- Tốc độ chu chuyển vốn tín dụng (vòng quay vốn tín dụng)
- Qui mô các dịch vụ ngân hàng cung cấp
- Tốc độ tăng trưởng
- Mức giá các dịch vụ và sản phẩm.
- Thu nhập từ các dịch vụ do ngân hàng cung cấp
Ưu điểm khi sử dụng các dịch vụ ngân hàng Việt Nam
Những ngân hàng ở Việt Nam không chỉ tốt mà khi sử dụng dịch vụ từ các ngân hàng này, bạn sẽ nhận được vô số lợi ích. Những ưu điểm từ dịch vụ của các ngân hàng Việt Nam có thể kể đến như:
- Cung cấp đầy đủ dịch vụ: Các ngân hàng Việt Nam cung cấp tất cả dịch vụ tiện ích tới khách hàng gồm: Hóa đơn tiền điện, nước, học phí, các thanh toán mua sắm online, khoản vay tiêu dùng…
- Chuyển tiền liên ngân hàng không thu phí: Khách hàng khi sử dụng dịch vụ chuyển tiền liên ngân hàng qua ngân hàng số sẽ được hoàn phí 100%.
- Thao tác đơn giản, dễ dàng: Với ngân hàng Việt Nam, mọi thao tác thực hiện của khách hàng đều được thông qua đường truyền Internet. Với ứng dụng vePay và website ngân hàng.
- Đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhiều khách hàng. Từ khách hàng cá nhân, tổ chức kinh doanh nhỏ lẻ cho đến cả những doanh nghiệp lớn.
- Một số ngân hàng như Agribank còn có nhiều chương trình hỗ trợ bà con nông dân phát triển kinh tế để thoát nghèo.
5.2 Những ngân hàng thương mại tốt nhất tại Việt Nam hiện nay
Với lịch sử phát triển lâu đời, cùng rất nhiều lần nâng cấp hệ thống dịch vụ, nhằm đảm bảo quyền lợi cho khách hàng. Rất nhiều ngân hàng Việt Nam đã được cả báo chí trong (ngoài) nước lẫn khách hàng bình chọn là ngân hàng tốt nhất Việt Nam.
Agribank
Agribank hay còn gọi ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Là ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam tính theo tổng số lượng tài sản đang sở hữu. Ngoài ra Agribank còn thuộc loại doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, dựa trên báo cáo của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc năm 2007.
Ngân hàng Agribank luôn khẳng định vị thế và vai trò là một trong những ngân hàng thương mại lớn của Việt Nam. Đi đầu trong thực thi chính sách tiền tệ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng.
Đặc biệt luôn đồng hành với sự phát triển của chủ trương “nông nghiệp, nông dân, nông thôn”. Ngân hàng cũng có nhiều đóng góp tích cực thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh xã hội.
BIDV
Ngân hàng BIDV có tên đầy đủ là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Đây cũng là một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam tính theo tổng lượng tài sản năm 2019. Hiện nay BIDV đang là doanh nghiệp đứng thứ 10 trong danh sách 1000 doanh nghiệp đóng thuế thu nhập lớn nhất năm 2022.
Cái tên BIDV không còn xa lạ với người Việt Nam. Trong chặng đường gần 65 năm hình thành và phát triển, BIDV đã khẳng định vị thế là định chế tài chính uy tín hàng đầu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng với những nỗ lực đổi mới, sáng tạo trong quy trình hoạt động.
Vietcombank
Tại thời điểm 01/04/1963, Vietcombank là một trong những ngân hàng Việt Nam ra đời sớm nhất. Vào những năm 1963 – 1975, nó đã đảm đương thành công nhiệm vụ lịch sử lớn lao, là ngân hàng thương mại đối ngoại duy nhất tại Việt Nam. Từ đó đi lên góp phần xây dựng và phát triển kinh tế miền Bắc, đồng thời hỗ trợ chi viện cho cả Miền Nam.
Vietinbank
Ngân hàng Vietinbank thành lập từ năm 1988 sau khi tách từ ngân hàng nhà nước Việt Nam. Đã hoạt động độc lập với tên giao dịch ban đầu là IncomBank. Đến năm 2008 đã chính thức đổi tên thành Vietinbank. Hiện tại ngân hàng VietinBank có 1 Sở giao dịch, cùng 150 Chi nhánh và trên 1000 phòng giao dịch/ quỹ tiết kiệm trên toàn quốc.
Techcombank
Techcombank ban đầu được biết đến là ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam. Sau nhiều năm không ngừng phát triển cả về quy mô lẫn dịch vụ giờ đây cũng nằm trong TOP những ngân hàng lớn nhất Việt Nam. Ngân hàng Techcombank được thành lập năm 1993 với số vốn ban đầu 20 tỷ đồng. Trụ sở chính hiện tại được đặt ở địa chỉ: 191 phố Bà Triệu, Hà Nội.
MB Bank
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội, với tên giao dịch MB Bank thuộc sở hữu của doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Từ lâu đã được đông đảo người dân biết đến với danh hiệu là một trong những ngân hàng lớn nhất Việt Nam, tại thời điểm năm 2018. Ngày nay vốn điều lệ của ngân hàng MB bank đã lên tới 21.605 nghìn tỷ đồng. Trong khi tổng tài sản vào năm 2018 là khoảng 362.325 nghìn tỷ đồng.
VP Bank
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (tên giao dịch VPBank). Tại thời điểm giữa năm 2021. Đã phát triển mạng lưới lên 233 chi nhánh / phòng giao dịch với đội ngũ gần 25.000 cán bộ nhân viên. Với thành tích năm 2019, xếp thứ 4 trong các ngân hàng lớn nhất Việt Nam.
ACB
Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu có tên tiếng Anh: Asia Commercial Joint Stock Bank. Ở Việt Nam người dân hay gọi với cái tên quen thuộc Ngân hàng Á Châu là ACB. Ngân hàng ACB. Đã chính thức đi vào hoạt động kinh doanh ngày 4 tháng 6 năm 1993. Là một ngân hàng đẳng cấp quốc tế của Việt Nam với danh tiếng không ngừng vang xa.
TP Bank
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong gọi tắt là TPBank ra đời từ ngày 05/05/2008 với mục tiêu trở thành một tổ chức tài chính minh bạch, hiệu quả, bền vững, mang lại lợi ích tốt nhất cho cổ đông và khách hàng.
Với phương châm hoạt động là “Vì chúng tôi hiểu bạn”, TPBank dựa trên chính nhu cầu của khách hàng. Để xây dựng các chuẩn mực, chỉ tiêu về chất lượng nhằm đáp ứng tốt nhất cho khách hàng.
VIB
VIB cũng là một ngân hàng tầm cỡ quốc tế nằm Bank dưới sự quản lý của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam. Bắt đầu đi vào hoạt động ngày 18/9/1996, đến nay vốn điều lệ đã đạt hơn 21.076 tỷ đồng.
Với vốn chủ sở hữu cực lớn và khối tài sản đạt gần 350.000 tỷ đồng, ngân hàng VIB hiện có khoảng 11.000 nhân viên. Nhân viên của VIB phân bổ tại 174 chi nhánh và phòng giao dịch trên 27 tỉnh/thành trọng điểm trong cả nước. Hiện tại đã lọt vào TOP 10 ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về quy mô lẫn tốc độ phát triển.
HDBank
HDbank hay Ngân hàng thương mại cổ phần phát triển Thành phố Hồ Chí Minh. Tên tiếng anh là Ho Chi Minh City Development Joint Stock Commercial Bank. Ra đời và thành lập vào thập niên 90, được biết đến là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần có mặt sớm nhất trên cả nước. Tới nay đã nằm trong Top các ngân hàng tốt nhất Việt Nam với chiến lược phát triển tập trung vào các mảng bán lẻ và SME.
Tại HDBank, mọi nhân viên đều phải có thái độ làm việc chuyên nghiệp, thái độ chuẩn mực để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất. Dù là một ngân hàng thương mại tư nhân, nhưng HDBank đã và đang khẳng định được vị thế vươn tầm thế giới với tiềm lực tài chính vững vàng.
Sacombank
Sacombank khi vừa mới thành lập chỉ là một tổ chức tín dụng nhỏ với vốn điều lệ khoảng 3 tỷ đồng. Sang thời điểm năm 1995-1998, nhờ sáng kiến phát hành cổ phiếu đại chúng, mà tới nay Sacombank cũng đã được xếp vào TOP 15 ngân hàng tốt nhất Việt Nam. Sau một quá trình dài không ngừng nỗ lực Sacombank đã nâng nguồn vốn từ 23 tỷ lên 71 tỷ đồng.
SHB
Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội gọi tắt là ngân hàng SHB thành lập năm 1993. Khi đó chỉ có số vốn điều lệ khoảng 400 triệu đồng. Sang năm 2009, cổ phiếu SHB đã chính thức lên sàn trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE).
Tới nay SHB đã có chi nhánh ở nước ngoài, cụ thể là tại Phnom Penh – Campuchia và Lào. Ngoài ra còn được kết nạp là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Châu Á.
OCB
Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông còn được gọi Oricombank hay OCB, là một ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam.
Có lịch sử ra đời ngày 10 tháng 6 năm 1996 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Hiện tại mạng lưới ngân hàng OCB có 95 Chi nhánh/Phòng Giao Dịch. Với mức độ phủ sóng tại 23 tỉnh, thành phố tại Việt Nam, cùng đội ngũ cán bộ nhân viên hơn 2.000 người.
MSB
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam (MSB) là ngân hàng thương mại cổ phần được cấp giấy phép thành lập đầu tiên tại Việt Nam. Thời điểm thành lập vào năm 1991 tại thành phố Hải Phòng.
Tới năm 2005 MSB chính thức rời trụ sở về Hà Nội. Tới năm 2015 thì sáp nhập với Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông. Khi đó tổng tài sản của MSB đã ước đạt 123.000 tỷ đồng.
Trên đây là bài viết về So sánh chất lượng của các ngân hàng tại Việt Nam mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp… hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.