So sánh cổ phiếu và trái phiếu dựa trên các tiêu chí cơ bản

Cổ phiếu và trái phiếu là 2 loại hình đầu tư chứng khoán rất phổ biến trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên, việc lựa chọn nên đầu tư cổ phiếu hay trái phiếu trước là điều khiến các nhà đầu tư luôn băn khoăn. Việc so sánh cổ phiếu và trái phiếu sẽ giúp các nhà đầu tư lựa chọn được loại hình tham gia phù hợp và hiệu quả. Vậy dựa vào tiêu chí nào để có thể so sánh 2 loại hình này? Theo dõi bài viết sau đây để có thể nắm rõ những thông tin liên quan đến cổ phiếu và trái phiếu. 

Cổ phiếu là gì?

Để đưa ra được sự so sánh cổ phiếu và trái phiếu thì trước hết cần hiểu rõ cổ phiếu, trái phiếu là gì. Cổ phiếu là một loại hình chứng khoán ở dạng văn bản hoặc bút toán ghi sổ. Hay hiểu một cách đơn giản thì đây là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành. Chứng chỉ này có tác dụng xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần thuộc công ty/tổ chức đó.

so sanh co phieu va trai phieu 1 - So sánh cổ phiếu và trái phiếu theo quy định pháp luật

Trái phiếu là gì?

Trái phiếu cũng là một loại hình chứng khoán. Nó được phát hành dưới dạng chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ với mục đích xác nhận nghĩa vụ trả nợ (bao gồm vốn gốc và lãi) của công ty phát hành trái phiếu đối với người nắm giữ trái phiếu đó.

so sanh co phieu va trai phieu 2 - So sánh cổ phiếu và trái phiếu theo quy định pháp luật

So sánh cổ phiếu và trái phiếu

Việc so sánh trái phiếu và cổ phiếu sẽ giúp các nhà đầu tư biết được ưu – nhược điểm của từng loại hình chứng khoán. Từ đó, họ có thể đưa ra quyết định đầu tư phù hợp và thu về lợi nhuận cao. Vậy khi so sánh cổ phiếu trái phiếu, điểm giống và khác nhau cơ bản giữa 2 loại hình chứng khoán này là gì? 

Giống nhau

Từ sự phân tích, so sánh cổ phiếu và trái phiếu dựa trên các đặc điểm cơ bản có thể đưa ra một số điểm giống nhau giữa 2 loại hình này như sau:

  • Trái phiếu và cổ phiếu đều là bằng chứng xác nhận quyền cũng như lợi ích hợp pháp của người nắm giữ đối với tài sản hoặc phần vốn của công ty/tổ chức phát hành.

  • Chúng đều là loại hình chứng khoán được thể hiện thông qua hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hay dữ liệu điện tử.

  • Đều có thể thực hiện các hình thức: trao đổi mua bán, thế chấp, thừa kế, chuyển nhượng cầm cố.

  • Đều thu về lãi suất (cổ tức với cổ phiếu và trái tức với trái phiếu).

  • Phương tiện thu hút vốn của các đơn vị phát hành.

so sanh co phieu va trai phieu 3 - So sánh cổ phiếu và trái phiếu theo quy định pháp luật

Khác nhau

Điểm khác nhau khi so sánh cổ phiếu và trái phiếu là gì? Dựa vào những tiêu chí nào để có thể phân biệt cổ phiếu và trái phiếu?

 

Tiêu chí so sánh
Cổ phiếu
Trái phiếu
Tính chất

Là loại chứng khoán vốn (người nắm giữ cổ phiếu là chủ sở hữu của công ty), mục đích đầu từ là làm tăng vốn của chủ sở hữu công ty.

Là loại chứng khoán nợ (người nắm giữ trái phiếu là chủ nợ của công ty), không góp phần làm tăng vốn của chủ sở hữu công ty.

Tư cách người sở hữu

Người nắm giữ cổ phiếu là cổ đông, thành viên của công ty. Họ được sở hữu một phần lợi nhuận của công ty thông qua hình thức lãi cổ phiếu.

Người nắm giữ trái phiếu chính là chủ nợ của công ty. Vì trái phiếu được xem là một loại giấy ghi nhận nợ.

Vấn đề hưởng lợi nhuận

  • Mức độ rủi ro tương đối cao.

  • Cổ tức được chia tùy thuộc vào khả năng sản xuất kinh doanh của công ty. Khi công ty làm ăn có lãi thì người sở hữu cổ phiếu mới được chia lợi tức, ngược lại sẽ không được chi trả cổ tức khi công ty làm ăn thua lỗ.

  • Mức độ rủi ro thấp hơn cổ phiếu.

  • Lợi tức không thay đổi, hoàn toàn không phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.

Trách nhiệm của người sở hữu

  • Người nắm giữ cổ phiếu phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp vào công ty.

  • Trường hợp công ty bị giải thể hay phá sản thì cổ đông chỉ được trả lại phần vốn góp sau khi đã thanh toán mọi khoản nợ và nghĩa vụ với công ty.

  • Người nắm giữ trái phiếu không phải chịu trách nhiệm về mọi khoản nợ của công ty.

  • Trường hợp công ty bị giải thể hoặc phá sản thì người nắm giữ trái phiếu được ưu tiên thanh toán trước chủ sở hữu cổ phần.

Quyền và nghĩa vụ của bên sở hữu

Người nắm giữ cổ phiếu được quyền tham gia vào Đại hội đồng cổ đông của công ty, các hoạt động trong công ty.

Người nắm giữ trái phiếu không được quyền tham gia vào các cơ quan quản lý của công ty, không được phép bỏ phiếu quyết định các vấn đề liên quan đến mọi hoạt động trong công ty.

Thời gian đáo hạo

  • Không có thời hạn xác định.

  • Không sở hữu tính hoàn trả trực tiếp.

  • Được hoàn vốn.

  • Có thời hạn xác định. 

  • Thời hạn có tính ngắn hạn hoặc dài hạn.

Hậu quả pháp lý của việc phát hành đối với công ty

Kết quả của việc phát hành cổ phiếu góp phần làm tăng vốn điều lệ của công ty cổ phần và có thể làm thay đổi quyền quản trị của các cổ đông trong công ty.

Kết quả của việc phát hành trái phiếu góp phần làm tăng vốn vay của công ty cổ phần, đồng thời không ảnh hưởng đến quyền quản trị của các cổ đông.

Đầu tư vào cổ phiếu hay trái phiếu thì tốt hơn?

Thông qua việc so sánh cổ phiếu và trái phiếu có thể đưa ra một số nhận định như sau:

  • Loại hình cổ phiếu và trái phiếu đều được mua bán phổ biến trên thị trường chứng khoán. Chúng đều sở hữu mức độ rủi ro về giá được quyết định bởi quy định cung cầu.

  • Cổ phiếu thường được đầu tư ngắn hạn, trong khi đó trái phiếu được nắm giữ lâu hơn. 

  • Đầu tư vào cổ phiếu sẽ mang lại lợi nhuận lớn hơn, song nó cũng đi kèm với mức độ rủi ro cao hơn. 

  • Đầu tư vào trái phiếu có mức độ rủi ro thấp hơn do mức lãi suất cố định và thường mang lại lợi nhuận thấp.

so sanh co phieu va trai phieu 4 - So sánh cổ phiếu và trái phiếu theo quy định pháp luật

Như vậy, việc đầu tư vào cổ phiếu hay trái phiếu sẽ phụ thuộc vào mỗi nhà đầu tư. Họ sẽ xem xét về khả năng tài chính, thời gian cần thu hồi vốn và mức độ chấp nhận rủi ro ra sao.

Hy vọng bài viết trên đây của TIM SEN sẽ giúp các doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan hơn khi so sánh cổ phiếu và trái phiếu. Thực tế, mỗi loại hình chứng khoán đều mang lại những lợi ích nhất định. Điều quan trọng là các nhà đầu tư biết lựa chọn đúng thời điểm và đầu tư một cách thông minh để hạn chế tối đa rủi ro xảy ra.