So sánh công tắc 1 chiều, công tắc 2 chiều và ứng dụng công tắc 2 chiều

Công tắc điện là một thiết bị phổ biến trong mọi gia đình. Bên cạnh công tắc 1 chiều còn có công tắc 2 chiều với cấu tạo phức tạp hơn.

Công tắc 1 chiều

Công tắc 1 chiều là công tắc chỉ có chức năng bật / tắt thiết bị đơn thuần. Sản phẩm có thiết kế nhỏ gọn, có thể lắp đặt được ở nhiều vị trí khác nhau. Thao tác đơn giản, dễ sử dụng, ứng dụng phổ biến nhất là dùng để tắt/bật bóng đèn.Tùy theo nhu cầu sử dụng mà bạn có thể chọn công tắc 1 chiều loại 1 phím hoặc nhiều phím để tiết kiệm chi phí và diện tích không gian lắp đặt.

Công tắc 2 chiều

Công tắc hai chiều còn được biết đến với tên gọi là công tắc đảo chiều hoặc công tắc 3 cực. Công tắc 2 chiều có cấu tạo 3 chân nối dây ứng với 3 cực đấu với dây điện (1 cực động, 2 cực tĩnh) để chuyển nối dòng điện.

công tắc 2 chiều

Nguyên lý hoạt động của công tắc 2 chiều

Khi dòng điện xuất hiện thì sẽ có một cực vào cực chung và 2 cực ra. Ở một thời điểm chỉ có một cực đầu ra được nối thông với cực vào và làm cho đèn sáng.

Ứng dụng của công tắc 2 chiều

Công tắc đảo chiều có thiết kế khá phức tạp khiến cho cách đấu dây không dễ dàng. Tuy nhiên, loại công tắc này có nhiều ứng dụng tiện lợi và nổi trội hơn so với loại công tắc 1 chiều.

Công tắc điện 2 chiều thường được ứng dụng để điều khiển bật và tắt 1 bóng đèn ở 2 vị trí khác nhau như mạch điện cầu thang, phòng ngủ, sử dụng cho các tầng trong nhà, hoặc các phòng trong một căn hộ chung cư. Ứng dụng của công tắc đảo chiều giúp người dùng tiết kiệm công sức và thời gian di chuyển so với  bật và tắt bóng đèn ở 1 vị trí cố định.

ứng dụng công tắc 2 chiều