So sánh công ty cổ phần và công ty hợp danh

I.Giống nhau:

Đều là loại hình doanh nghiệp chịu sự điều chỉnh của LDN 2005, hoạt động nhằm mục đích kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận, có số lượng thành viên nhiều, có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Để xác lập tư cách thành viên, thì cả hai loại hình công ty này đều có những đặc điểm tương tự nhau: Thành lập công ty, Nhận chuyển nhượng phần vốn góp, nhận cho tặng, nhận thừa kế, nhận thanh toán nợ. Để chấm dứt tư cách thành viên: Chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp, cho tặng, thanh toán nợ, thành viên là cá nhân bị chết hoặc bị tòa án tuyên bố là đã chết, thành viên là tổ chức bị giải thể, phá sản.

Cổ đông phổ thông của công ty cổ phần và thành viên góp vốn của công ty hợp danh được tự do chuyển nhượng phần vốn góp cho người khác.

Vốn điều lệ của công ty đều do các thành viên góp vào

Thủ tục góp vốn thành lập doanh nghiệp: định giá tài sản, lập biên bản góp vốn, chuyển quyền sở hữu tài sản đối với tài sản có đăng ký.

 

Công ty hợp danh

 

Công ty cổ phần

 

Khái niệm và Đặc điểm

 

– Đối tượng thành lập: Thành viên hợp danh phải là cá nhân, thành viên góp vốn có thể  là tổ chức hoặc cá nhân

– Số lượng thành viên: Ít nhất là  2 thành viên hợp danh  và có thể có thành viên góp vốn

Đặc trưng của công ty đối nhân.

–  Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán

–  Chế độ trách nhiệm: vô hạn

–   Có thể là tổ chức hoặc cá nhân

 

 

 

– Ít nhất là 3

 

– Đặc trưng của công ty đối vốn.

– Có quyền phát hành chứng khoán.

– Chế độ trách nhiệm: hữu hạn

Qui chế PL thành viên

– để chấm dứt tư cách thành viên của các TVHD  trong CTHD còn có: Tự nguyện rút vốn khỏi công ty; mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự,bị tòa án tuyên bố mất tích; bị khai trừ khỏi công ty; các điều lệ khác do công ty quy định.

-Quyền và nghĩa vụ của thành viên:

+Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty, thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn góp

+ Thành viên hợp doanh không được làm chủ DNTN hoặc thành viên hợp doanh của cty  hợp danh khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên  hợp danh còn lại.

+Được chia lợi nhuận theo tỷ lệ vốn góp hoặc theo thỏa thuận tại ĐLCT.

+TVHD có quyền rút vốn nếu được HĐTV chấp thuận. TVHD muốn rút vốn phải thông báo ít nhất 6 tháng; chỉ được rút vốn vào thời điểm kết thúc năm tài chính và BCTC đã được thông qua.

– Như phần giống nhau

 

 

 

 

 + Chịu trách nhiệm hữu hạn với các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp.

 

+ Không hạn chế

 

 

+Lợi nhuận: Được nhận cổ tức theo kết quả kinh doanh, với mức theo quyết định của ĐHĐCĐ.

+ Không được rút vốn, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại, trường hợp cổ đông phổ thông rút vốn trái với quy định thì HĐQT và người đại diện theo pháp luật phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị cổ phần đã bị rút

Cơ cấu tổ chức quản lí

– Hội đồng thành viên:  có quyền quyết định tất cả công việc kinh doanh của công ty.

–  Chủ tịch HĐTV: có thể triệu tập họp HĐTV khi xét thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu của thành viên hợp danh.  Trường hợp Chủ tịch Hội đồng thành viên không triệu tập họp theo yêu cầu của thành viên hợp danh thì thành viên đó triệu tập họp Hội đồng thành viên.

– Giám đốc hoặc Tổng giám đốc

– Đứng đầu là Đại hội đồng cổ đông.

– HĐQT CTCP là cơ quan nắm thực quyền quản lý công ty, được bầu ra từ ĐHĐCĐ theo nguyên tắc bầu dồn phiếu. HĐQT gồm ít nhất 3 thành viên, nhiều nhất 11 thành viên nếu điều lệ công ty không quy định khác.

– BKS đc ĐHĐCĐ bầu dồn phiếu. CTCP có trên 11 cổ đông thì phải có BKS. BKS có 3-5 thành viên.

Vốn và chế độ tài chính

– Liên đới chịu trách nhiệm khi không trả hêt nợ bằng tài sản cty

– Nghĩa vụ thuế: ngoài thuế mà công ty phải thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước các cổ đông còn phải chịu thuế thu nhập bổ sung từ nguồn cổ tức và lãi cổ phần theo quy định của pháp luật.

-Có quyền phát hành chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi và các loại trái phiếu khác theo qui định của pháp luật và Điều lệ công ty) để huy động vốn

 

-Chế độ tài chính: chào bán, chuyển nhượng cổ phần, mua lại cổ phần

 

– không phải đóng thuế cổ tức trên số lợi nhuận thu được, hay tránh được việc bị đánh thuế hai lần.

 

– Huy động thêm vốn góp từ các thành viên hợp danh và thành viên góp vốn

 

 

 

 

Để biết thêm chi tiết về vấn đề thành lập doanh nghiệp xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Hà Trần để được tư vấn đầy đủ và chi tiết nhất.

Mọi vướng mắc quý khách vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật gọi số: 04 66641456

Hotline: 0984 955786

Email:
Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.

CÔNG TY LUẬT HÀ TRẦN

Tầng 5, tòa nhà 121 đường Nguyễn Phong Sắc, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Trân trọng!

Để được tư vấn pháp luật, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Luật sư – Giám đốc điều hành
Hà Kim Tâm

Email: [email protected]

Liên hệ với luật sư: 090 419 0080

Luật sư Trần Thị Tĩnh

Email: [email protected]

Liên hệ với luật sư: 0916 161 621

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7: 024 32191780

Xổ số miền Bắc