So sánh gạo lứt đen và gạo lứt đỏ: loại nào chiếm ưu thế?

Ngày nay không chỉ những người eat clean mà bất cứ ai quan tâm đến sức khỏe đều biết đến giá trị dinh dưỡng tuyệt vời của gạo lứt. Nhưng chắc rằng không phải ai cũng nắm rõ có bao nhiêu loại gạo lứt hay gạo lứt nào sẽ tốt cho sức khỏe hơn. Hôm nay hãy cùng Organica thử so sánh gạo lứt đen và gạo lứt đỏ nhé! Cả 2 đều đã được đánh giá rất cao về độ ngon và những lợi ích sức khỏe cho người dùng.

Tìm hiểu về gạo lứt đen và gạo lứt đỏ

Gạo lứt là loại gạo nguyên hạt, chỉ có phần vỏ trấu cứng bên ngoài không thể ăn là phải bỏ đi, còn lại 3 thành phần chính của hạt gạo lứt là: lớp vỏ cám, mầm gạo và phần nội nhũ. Chính nhờ các thành phần này được giữ nguyên vẹn mà gạo lứt có thể bảo toàn những giá trị dinh dưỡng cốt lõi, nhờ đó được xếp vào nhóm thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao.

Tìm hiểu về gạo lứt đen và gạo lứt đỏ

Tìm hiểu về gạo lứt đen và gạo lứt đỏ

Gạo lứt được chia ra làm 3 loại chính dựa theo màu sắc của lớp vỏ:

  • Gạo lứt thường (gạo lứt nâu)

  • Gạo lứt đen (gạo lứt tím than)

  • Gạo lứt đỏ

Các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá rằng gạo lứt đen và đỏ có giá trị dinh dưỡng nhỉnh hơn gạo lứt thường. Cụ thể như thế nào mời bạn đọc khám phá ở vần tiếp theo của bài viết!

Gạo lứt đen là gì?

Gạo lứt đen hay gạo lứt tím than là một giống gạo quý hiếm cổ xưa, chỉ có tầng lớp quý tộc ở Trung Quốc cổ đại mới được dùng. Lớp vỏ cám bên ngoài của hạt gạo có màu đen bóng, bọc phần tinh bột màu trắng bên trong.

Khi được nấu chín lên, những hạt gạo đen bóng này sẽ dần chuyển sang màu tím than sẫm rất đặc trưng, nguyên do là vì lớp vỏ của hạt gạo được tạo nên từ hợp chất chống oxy hóa anthocyanin. Chính nhờ sự chuyển màu đặc biệt này nên gạo lứt mới mang đồng thời 2 cái tên kể trên.

Gạo lứt đen hay gạo lứt tím than là một giống gạo quý hiếm cổ xưa

Gạo lứt đen hay gạo lứt tím than là một giống gạo quý hiếm cổ xưa

Gạo lứt đỏ là gì?

Đúng như tên gọi, gạo lứt đỏ sở hữu một lớp vỏ màu đỏ vô cùng đặc trưng. Có 2 loại gạo lứt đỏ:

  • Gạo lứt đỏ thường (khi cắn ra sẽ thấy bên trong hạt gạo là phần tinh bột màu trắng)

  • Gạo lứt huyết rồng (khi cắn ra thấy phần tinh bột màu hồng phớt)

Màu đỏ đặc trưng của lớp cám trên hạt gạo cũng nhờ chất chống oxy hóa anthocyanin tạo nên.

Gạo lứt đỏ là một loại gạo được trồng sạch không sử dụng các loại thuốc trong quá trình trồng.

Gạo lứt đỏ là một loại gạo được trồng sạch không sử dụng các loại thuốc trong quá trình trồng.

So sánh điểm chung của gạo lứt đen và gạo lứt đỏ

Để so sánh 2 loại gạo lứt này một cách thật khách quan, ta sẽ đi từ điểm chung đến những điểm khác biệt của chúng. Điểm giống nhau đặc trưng nhất của 2 loại gạo này chính là nguồn dinh dưỡng dồi dào mà chúng cung cấp. Cả 2 loại gạo lứt đen và đỏ đều mang lại những giá trị vô cùng quý báu cho sức khỏe của người dùng. Cụ thể, dưới đây là những lợi ích sức khỏe mà gạo lứt đen và gạo lứt đỏ cùng mang lại:

Tốt cho tim mạch

Trong gạo lứt đỏ và gạo lứt đen đều có những dưỡng chất có khả năng hỗ trợ tăng cường sức khỏe hệ tim mạch, làm giảm thiểu khả năng hoạt động của các cholesterol xấu trong máu. Nhờ đó 2 loại gạo lứt này được sử dụng để ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch như xơ vữa hoặc tắc nghẽn động mạch, nhồi máu cơ tim,…

Chất xơ dồi dào trong gạo lức sẽ giúp phòng ngừa các bệnh lý tim mạch, bệnh về đường hô hấp.

Chất xơ dồi dào trong gạo lức sẽ giúp phòng ngừa các bệnh lý tim mạch, bệnh về đường hô hấp.

Phòng ngừa tiểu đường

Đây là 2 loại thực phẩm chứa hàm lượng protein và chất xơ cao nhưng chỉ số đường huyết chỉ ở mức trung bình, vì vậy được đánh giá là tốt cho bệnh nhân đái tháo đường. Khi tiêu thụ gạo lứt đen hoặc gạo lứt đỏ, quá trình hấp thu đường vào máu trong cơ thể bạn sẽ chậm đi, nhờ vậy lượng đường không gia tăng đột biến trong và sau khi ăn. Ăn 2 loại gạo này, mức đường huyết trong cơ thể bạn sẽ được giữ ổn định, không gây ra bất kỳ biến chứng xấu nào cho bệnh nhân tiểu đường.

Hỗ trợ tiêu hóa

Trong gạo lứt chứa thành phần các chất xơ khá dồi dào, rất có lợi cho quá trình tiêu hóa và đào thải. Nhờ vậy ăn gạo lứt đen và gạo lứt đỏ sẽ hỗ trợ ngăn ngừa bệnh táo bón cũng như tiêu chảy. Đây là loại thực phẩm được đánh giá là có khả năng cải thiện sức khỏe của đường ruột và ngăn ngừa bệnh ung thư ruột kết.

Người bị các bệnh về tiêu hoá như trĩ, táo bón sử dụng gạo lức thường xuyên

Người bị các bệnh về tiêu hoá như trĩ, táo bón sử dụng gạo lức thường xuyên

Hỗ trợ giảm cân

Gạo nhìn chung vẫn là tinh bột nên sẽ không thể là thực phẩm chính trong chế độ ăn kiêng giảm cân. Tuy nhiên gạo lứt đen và đỏ lại có thể góp phần hỗ trợ giảm cân khi được sử dụng hợp lý. Gạo lứt nói chung đều chứa hàm lượng chất xơ cao, chúng sẽ lấp đầy chỗ trống trong dạ dày tạo cảm giác nhanh no đồng thời còn kéo dài thời gian no. Từ đó khiến bạn không thấy thèm ăn và giảm thiểu số lượng thực phẩm tiêu thụ trong ngày. Bạn có thể xem chi tiết hơn ở bài “7 cái lợi khi bạn uống gạo lứt rang mỗi ngày”.

So sánh điểm khác nhau của gạo lứt đen và gạo lứt đỏ

Nhìn chung, rõ ràng 2 loại gạo lứt này khá tương đồng. Chúng đều thơm ngon, bổ dưỡng, mang lại giá trị tuyệt vời cho sức khỏe của người dùng. Nhưng xét một cách thật công bằng và kỹ lưỡng thì khi so sánh gạo lứt đen và gạo lứt đỏ ta vẫn tìm thấy một số điểm khác biệt nhất định.

So sánh điểm khác nhau của gạo lứt đen và gạo lứt đỏ

So sánh điểm khác nhau của gạo lứt đen và gạo lứt đỏ

Về hương vị

Các chuyên gia ẩm thực nhận định rằng, nếu xét về hương vị thơm ngon khi thưởng thức, gạo lứt đen có phần chiếm ưu thế hơn. Cụ thể:

  • Gạo lứt đen có độ mềm dẻo và hương vị thơm ngon đặc biệt. Loại gạo này rất dễ nấu, không cần phải ngâm. Khi chín hạt cơm rất dẻo, có vị ngọt tự nhiên, được xếp vào hàng “top” trên thị trường gạo hiện nay.

  • Gạo lứt đỏ thì mất nhiều thời gian hơn để nấu. Cần ngâm gạo khoảng 12 – 24 tiếng thì khi nấu lên cơm mới mềm dẻo và thơm. Việc ngâm gạo lâu cũng là cách để tận dụng hết nguồn dưỡng chất bên trong gạo. 

Về dinh dưỡng

Xét về giá trị dinh dưỡng thì gạo lứt đỏ được đánh giá cao hơn. Đặc biệt trong gạo lứt huyết rồng có hàm lượng chất sắt và chất chống oxy rất cao, nhỉnh hơn hẳn so với các loại gạo thông thường khác kể cả gạo lứt đen. Nguồn dinh dưỡng của gạo lứt đỏ đạt mức tối đa khi chúng nảy mầm. Trong đó, hàm lượng chất GABA (hợp chất bảo vệ hệ thần kinh, giảm stress) cao gấp 10 lần so với các loại gạo thông thường.

Vậy các bạn đọc có thể thấy, sau khi so sánh gạo lứt đen và gạo lứt đỏ, việc sử dụng loại gạo lứt nào cũng đều rất tốt. Chúng có những điểm chung nhất định và một vài điểm khác biệt không quá lớn, tựu trung đều vô cùng mềm dẻo, thơm ngon khi nấu chín và đem lại giá trị dinh dưỡng tuyệt vời cho bạn.

Mua gạo lức hữu cơ tại Organica – an toàn, giá tốt

Organica hiện có sản phẩm gạo lứt hữu cơ đến từ thương hiệu Mùa – thơm ngon mời bạn thưởng thức:

Các sản phẩm được trồng trên mô hình lúa vuông tôm tại Bến Tre, Việt Nam với tiêu chí 5 KHÔNG:

  • Không phân bón hóa học

  • Không thuốc bảo vệ thực vật

  • Không chất bảo quản, tẩy trắng, thuốc chống mối mọt

  • Không giống biến đổi gen

  • Không đấu trộn

Gạo lứt Hữu cơ Mùa

Sản phẩm gạo lức hữu cơ mùa đạt chứng nhận hữu cơ tiêu chuẩn USDA của Mỹ và tiêu chuẩn EU của Châu Âu với thành phần 100% gạo lứt hữu cơ. Từ giống lúa mùa 1 năm 1 vụ tại vùng canh tác tự nhiên lúa-tôm huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre, gạo lứt hữu cơ có hạt gạo dài, nấu thành cơm sẽ thơm và mềm.

Gạo lứt tím hữu cơ Mùa 2kg

Theo người dân huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre, lúa trồng theo phương pháp hữu cơ hoàn toàn không sử dụng phân hóa học, hóa chất độc hại nên an toàn tuyệt đối, hương vị thơm ngon cho sản phẩm Gạo lứt tím hữu cơ Mùa 2kg. Chính vì vậy, người dân trồng lúa hữu cơ ở Thạnh Phú quan niệm lúa trồng ra trước hết phải để dành cho gia đình đủ ăn, còn dư ra mới bán

Qua bài viết trên chúng ta có thể thấy, không cần quá tập trung so sánh gạo lứt đen và gạo lứt đỏ, người dùng chỉ cần lựa chọn loại gạo lứt phù hợp với sở thích, nhu cầu dựa theo hương vị, thời gian nấu và thành phần dinh dưỡng của chúng. Cả 2 loại gạo đều thơm ngon, giàu dưỡng chất cho sức khỏe. Để tìm mua gạo lứt có xuất xứ an toàn, minh bạch với chất lượng đạt chuẩn, hãy truy cập trang sản phẩm trên website Organica nhé!