So sánh giữa khiếu nại và tố cáo theo quy định pháp luật

Thị trường cạnh tranh hoàn hảo và thị trường độc quyền

1. Giới thiệu về

so sánh giữa khiếu nại và tố cáo

Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Như vậy thì so sánh giữa khiếu nại và tố cáo là gì? So sánh giữa khiếu nại và tố cáo bao gồm những gì? Quy định của pháp luật về so sánh giữa khiếu nại và tố cáoĐể tìm hiểu hơn về so sánh giữa khiếu nại và tố cáo các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của ACC để tham khảo về so sánh giữa khiếu nại và tố cáo nhé.

2. Khái niệm khiếu nại và tố cáo

Khiếu nại:

  • Là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Tố cáo:

  • Là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

3. Chủ thể khiếu nại và tố cáo

Khiếu nại:

  • Công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực hiện quyền khiếu nại.

Tố cáo:

  • Cá nhân.

4. Tính chính xác của thông tin khiếu nại, tố cáo

Khiếu nại:

  • Không có quy định.

Tố cáo:

  • Người tố cáo phải:
  • Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được.
  • Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo.
  • Nếu tố cáo sai có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội vu khống tại Bộ Luật hình sự 2015.

5. Thời hiệu khiếu nại và tố cáo

Khiếu nại:

  • Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.
  • Đối với trường hợp khiếu nại Quyết định kỷ luật cán bộ, công chức:
  • Khiếu nại lần đầu thì thời hiệu là 15 ngày kể từ ngày nhận quyết định.
  • Khiếu nại lần hai là 10 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.
  • Đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc thì thời hiệu khiếu nại lần hai là 30 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.

Tố cáo:

  • Không quy định vì nó phụ thuộc vào ý chỉ chủ quan của người tố cáo.

6. Kết luận so sánh giữa khiếu nại và tố cáo

Như đã phân tích trên thì tố cáo là những việc mà pháp luật quy định khá chi tiết. Về việc khiếu nại, tố cáo cũng như các vấn đề liên quan đến khiếu nại, tố cáo từ định nghĩa khiếu nại đến giải quyết, xử lý vụ việc khiếu nại, tố cáo đã được pháp luật chuyên ngành quy định cụ thể.

7. Một số câu hỏi thường gặp

Công dân có quyền tố cáo đối với những hành vi vi phạm pháp luật nào?

Công dân có thể tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

Đối tượng của khiếu nại và tố cáo khác nhau như thế nào?

Đối tượng khiếu nại là các quyết định hành chính, hành vi hành chính tác động trực tiếp tới quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại. Đối tượng tố cáo là các hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

Nơi có thẩm quyền giải quyết khiếu nại và tố cáo có khác nhau không?

Khi khiếu nại, người khiếu nại phải khiếu nại với đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Người tố cáo có thể tố cáo hành vi vi phạm pháp luật đối với bất cứ cơ quan nhà nước nào

Mục đích của khiếu nại và tố cáo có khác nhau không?

Mục đích của khiếu nại và tố cáo là khác nhau cụ thể như sau:

  • Mục đích của khiếu nại là để khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người đã bị xâm phạm hoặc bị thiệt hại.
  • Mục đích của tố cáo là nhằm phát giác, ngăn chặn, hạn chế kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về so sánh giữa khiếu nại và tố cáo và như một số vấn đề pháp lý có liên quan đến so sánh giữa khiếu nại và tố cáo. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về so sánh giữa khiếu nại và tố cáo đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành. Nếu như khách hàng có bất cứ thắc mắc, yêu cầu bất cứ vấn đề pháp lý nào liên quan đến vấn đề đã trình bày trên về so sánh giữa khiếu nại và tố cáo, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhanh chóng và chi tiết nhé!

5/5 – (1970 bình chọn)

✅ Dịch vụ thành lập công ty
⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc

✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh
⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình

✅ Dịch vụ ly hôn
⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn

✅ Dịch vụ kế toán
⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật

✅ Dịch vụ kiểm toán
⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác

✅ Dịch vụ làm hộ chiếu
⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin