So sánh giữa thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc – DHLaw
Tiêu chí
Thừa kế theo di chúc
Thừa kế theo pháp luật
Khái niệm
Là sự thể hiện ý chí, nguyện vọng của người để lại di sản chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Là sự thể hiện ý chí, nguyện vọng của Phần tài sản của người chết sẽ được chia cho các thành viên trong gia đình theo quy định của pháp luật. Được chia theo hàng thừa kế.người để lại di sản chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Trường hợp áp dụng
Khi có lập di chúc một cách hợp pháp.
Và được bắt đầu tại thời điểm mở thừa kế (là lúc người để lại thừa kế mất)
Không có di chúc.
Di chúc không hợp pháp.
Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Người lập di chúc
Người lập di chúc phải minh mẫn, sáng suốt, không bị cưỡng ép, lừa dối,..
Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi là đã có thể lập di chúc nhưng phải được cha mẹ, hoặc người dám hộ đồng ý cho phép lập di chúc.
Người để lại tài sản không lập di chúc hoặc trường hợp để lại di chúc, nhưng di chúc không hợp lệ
Người thừa kế
Bất kỳ ai cũng có thể được hưởng di chúc. Trừ một số trường hợp như người vi phạm về cố ý xâm phạm tính mạng và sức khỏe, ngược đãi với người để lại thừa kế. Vi phạm luật về nuôi dưỡng của người để lại di sản thừa kế.
Đối với trường hợp mà cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên hoặc đã thành niên mà không có khả năng lao động thì vẫn được hưởng một phần di sản bằng 2/3 của một suất thừa kế.
Được chia theo hàng thừa kế. Gồm có 3 hàng thừa kế. Người hàng thừa kế có quan hệ càng gần với người để lại di sản thì sẽ được ưu tiên hưởng thừa kế. Người ở hàng thừa kế phía sau chỉ được hưởng thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Hình thức
Di chúc có thể được lập thành văn bản.
Di chúc miệng
Nếu các người đồng thừa kế thì có thể thỏa thuận về việc chia thừa kế. Có văn bản thể hiện sự thỏa thuận trên. Nếu không thỏa thuận được thì có thể làm đơn lên tòa án để được hỗ trợ chia theo pháp luật.
Cách phân chia di sản
Tài sản sẽ được chia theo nội dung trong di chúc. Nếu trường hợp phần di sản không được xác định rõ thì sẽ được chia đều cho người có tên trong di chúc. Hoặc có thể thỏa thuận với nhau.
Di sản là hiện vật thì người thừa kế sẽ được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản.
Nếu hiện vật bị tiêu hủy do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản.
Người cùng hàng thừa kế thì sẽ được hưởng phần tài sản bằng nhau.
Khi người có cùng hàng thừa kế đã thành thai thì cũng được hưởng một phần như các người thừa kế khác.
Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật. Nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật. Nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.