So sánh gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp – ưu, nhược điểm và ứng dụng

Gỗ là loại vật liệu nội thất được ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất hiện nay. Các sản phẩm nội thất bằng gỗ có mặt trong mọi không gian phòng ở, phòng làm việc, cửa hàng,… Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn còn chưa rõ: ván ép gỗ tự nhiên là gì? So sánh gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp, loại nào tốt hơn? Phân biệt gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp cần lưu ý những điều gì? Tất cả câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây của An Viet House.

So sánh ưu, nhược điểm của gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp

Gỗ tự nhiên

Gỗ tự nhiên là loại gỗ được khai thác trực tiếp từ cây trồng lấy gỗ lâu năm; có giá trị và chất lượng thẩm mỹ cao. Gỗ tự nhiên thường được sử dụng khi chế tác các sản phẩm nội thất có hình dáng phức tạp, hoa văn trang trí bắt mắt.

Ưu điểm của gỗ tự nhiên

  • Gỗ tự nhiên có độ bền cao; tuổi thọ sản phẩm có thể lên đến hàng chục đến hàng trăm năm
  • Các sản phẩm nội thất từ gỗ tự nhiên có khả năng duy trì giá trị thẩm mỹ lâu dài. Màu sắc tự nhiên của gỗ tạo cảm giác ấm áp, dễ kết hợp với các phong cách thiết kế nội thất khác nhau. Vân gỗ độc đáo không bao giờ lỗi mốt. Các sản phẩm gỗ tự nhiên sau thời gian dài sử dụng chỉ cần sơn bóng, đánh véc-ni sẽ lại trở về vẻ đẹp như mới.
  • Gỗ tự nhiên vốn có khả năng chống ngấm hiệu quả. Qua quá trình xử lý tẩm, sấy công nghiệp, nguyên liệu gỗ càng hạn chế tối đa tình trạng nấm mốc, mối mọt.
  • Gỗ tự nhiên nặng và cứng, ruột gỗ đặc. Nhờ đó, các sản phẩm làm ra chắc chắn, chịu được va đập, đem lại cảm giác an toàn cho người sử dụng.
  • Một ưu điểm vượt trội khác của gỗ tự nhiên là dễ tạo hình. Thợ chế tác có thể chạm khắc các hoa văn, hình thù đa dạng theo yêu cầu trên bề mặt gỗ.

gỗ tự nhiênNguyên liệu gỗ tự nhiên

Nhược điểm của gỗ tự nhiên

  • Gỗ tự nhiên có nguồn nguyên liệu hiếm, chế tác phức tạp, tốn nhiều thời gian và công sức. Do đó, giá thành đồ nội thất gỗ tự nhiên thường cao hơn các loại nguyên liệu khác.
  • Tình trạng cong vênh, co ngót do tác động từ thời tiết, môi trường là điều không tránh khỏi khi sử dụng đồ nội thất gỗ tự nhiên. Điều này có thể làm giảm tuổi thọ, tính thẩm mỹ của đồ dùng trong phòng.

Gỗ công nghiệp

Gỗ công nghiệp được làm từ vụn gỗ; sử dụng keo, hóa chất tạo độ kết dính để làm thành các tấm gỗ nguyên liệu. 

Gỗ vụ được dùng làm gỗ công nghiệp thường tận dụng từ phần nguyên liệu thừa hoặc ngọn, cành cây của gỗ tự nhiên.

Ưu điểm của gỗ công nghiệp

  • Gỗ công nghiệp thông qua xử lý chống nước, chống ẩm có độ bền tương đối cao, ít bị cong vênh, co ngót, mối mọt.
  • Các sản phẩm từ gỗ công nghiệp có mẫu mã và màu sắc đa dạng.
  • Đồ nội thất gỗ công nghiệp tương đối nhẹ, dễ di chuyển
  • Một ưu điểm quan trọng của đồ nội thất gỗ công nghiệp là giá thành phải chăng, phù hợp với túi tiền của nhiều gia đình.

Phân biệt các loại gỗ công nghiệp

Nhược điểm của gỗ công nghiệp

  • Tuổi thọ của đồ nội thất gỗ công nghiệp thường là 15-20 năm; thấp hơn nhiều so với các sản phẩm làm từ gỗ tự nhiên.
  • Quá trình sản xuất cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm. Ván gỗ công nghiệp không đạt tiêu chuẩn dễ hút nước, cong vênh, mối mọt. Nhìn chung, khi sử dụng nội thất gỗ công nghiệp, nên tránh các vị trí phải tiếp xúc thường xuyên, ngâm trong nước.
  • Các đồ dùng nội thất gỗ công nghiệp có trọng lượng nhẹ nên độ chắc chắn cũng không cao, dễ bị biến dạng khi đè nặng. 

So sánh các loại gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp thông dụng trong sản xuất nội thất

Gỗ tự nhiên

Nội thất gỗ Sồi

Cây Sồi có tên tiếng anh là Oak, là một loại cây lấy gỗ được trồng nhiều trong các cánh rừng ôn đới tại Mỹ và một số nước Châu Âu.

Đặc tính của gỗ Sồi là cứng, kết cấu gỗ rắn chắc. Chất gỗ mềm dẻo, dễ chế tác. Khối lượng không quá nặng.

Các đường vân gỗ tương đối đều, đẹp mắt. Bề mặt có độ bóng.

so sánh gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp_gỗ sồi nga và gỗ sồi mỹ

Gỗ sồi Nga có màu nâu sáng trong khi gỗ sồi Mỹ màu nâu đậm hơn.

Gỗ sồi có khả năng chống chịu mối mọt tốt.

Nội thất gỗ Óc Chó

Gỗ óc chó rất dễ nhận biết nhờ vào lớp lõi màu chocolate đặc trưng. Độ đậm của màu gỗ giảm dần từ tâm ra ngoài. Đường vân gỗ hình núi rõ nét, độc đáo.

Phân biệt với gỗ công nghiệp, gỗ óc chó tự nhiên có độ bền cao, khả năng chịu lực tốt và ít bị biến dạng khi va đập.

mặt bàn ăn hình tròn gỗ óc chóBàn ăn gỗ óc chó

Nhờ chất gỗ thích hợp với khí hậu nóng ẩm, gỗ óc chó thường được lựa chọn làm vật liệu nội thất cho các căn hộ, nhà ở cao cấp; đem lại vẻ đẹp sang trọng, bề thế cho căn nhà. 

Tham khảo:

Các mẫu bàn ăn gỗ óc chó đẹp, sang trọng

Kệ TV gỗ óc chó nâng tầm đẳng cấp cho phòng khách

Tổng hợp mẫu sofa gỗ óc chó cao cấp

Nội thất gỗ Gõ Đỏ

Ngoài gỗ óc chó, gỗ gõ đỏ cũng là một loại gỗ quý, giá trị cao, thường được sử dụng trong sản xuất đồ dùng, nội thất cao cấp.

Gỗ gõ đỏ có các đường vân cuộn sóng đẹp mắt. Vân gỗ đen chạy dọc theo thớ gỗ đỏ hồng giống da hổ.

vân gỗ gõ đỏGỗ gõ đỏ

Ưu điểm của gỗ gõ đỏ là chịu lực tốt, chất gỗ mềm, dễ gia công; thích ứng với khí hậu Việt Nam.

Gỗ gõ đỏ thường được sử dụng để chế tác cửa chính, tủ, giường ngủ,…

Tham khảo:

Mẫu giường ngủ gỗ gõ đỏ hiện đại

Tủ quần áo gỗ gõ đỏ đẹp – tư vấn và báo giá

Nội thất gỗ Nghiến

gỗ nghiếnGỗ nghiến

Gỗ nghiến có lõi màu nâu sẫm đồng đều; bào sâu bên trong thân gỗ sẽ thấy được các đường vân độc đáo, tinh vi.

Chất gỗ cứng, bền, không sợ mối mọt. Tuy nhiên, khả năng chịu lực của gỗ nghiến không cao, chỉ có thể sử dụng làm nội thất phòng thờ.

Nội thất gỗ Lim

Cây lim là một loại cây gỗ quý của Việt Nam. Vì thế, so sánh với gỗ công nghiệp, giá thành gỗ lim tự nhiên cũng tương đối cao và khó kiếm.

Đặc tính của gỗ lim là bền, chắc, chịu lực tốt, không bị cong vênh, mối mọt. 

gỗ tự nhiên - gỗ limGỗ Lim

Nhược điểm của gỗ lim là có mùi hắc nhẹ; có thể gây khó chịu cho người sử dụng trong thời gian dài. Thông thường, gỗ lim thường được dùng được dùng để làm cửa chính trong nhà.

Tham khảo: Tổng hợp mẫu và báo giá tham khảo cửa gỗ Lim tại An Viet House

Nội thất gỗ Hương

Đúng như tên gọi, gỗ hương là loại gỗ có một mùi thơm tự nhiên dễ chịu. Vân gỗ đẹp, có chiều sâu. Thớ gỗ dẻo dai, màu nâu đồng bắt mắt.

Gỗ hương thường được dùng để làm sofa, giường tủ và các loại kệ.

gỗ hương đáGỗ hương đá

Nhược điểm duy nhất của gỗ hương là giá thành quá cao. 

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm gỗ hương đỏ bị làm giả nhằm trục lợi. Nếu không có kinh nghiệm trong việc nhận biết các loại gỗ tự nhiên, phân biệt gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp, bạn nên lựa chọn những xưởng chế tác, gia công uy tín, có giấy tờ đầy đủ về nguồn gốc và chất lượng nguyên vật liệu.

Gỗ công nghiệp

Các loại cốt gỗ công nghiệp

Cốt gỗ MFC

Gỗ MFC hay còn gọi là gỗ ép ván dăm được làm từ 80%-90% nguyên liệu gỗ bao gồm cành, nhánh cây, thân cây của cây bạch đàn, keo, cao su,…

Các nguyên liệu này được cho vào máy nghiền nhỏ; trộn cùng keo dính và một số chất phụ gia; sử dụng máy móc hiện đại để ép, kết dính lại với nhau.

ván ép gỗ tự nhiênVán gỗ MFC

Đặc điểm của gỗ MFC

  • Có độ dày từ 9mm, 12mm, 15mm, 18mm đến 25mm
  • Gồm 2 loại là cốt trắng thông thường và cốt xanh chống ẩm
  • Lõi gỗ không mịn, nhìn bằng mắt thường cũng có thể thấy các dăm gỗ
  • Kích thước tiêu chuẩn là 1220mm x 2440mm

Ưu điểm của gỗ công nghiệp MFC

  • Có tuổi thọ tương đối dài: từ 10 – 15 năm, ít bị cong vênh, bong tróc, suy giảm chất lượng và thẩm mỹ
  • Gỗ có khả năng chống mối mọt, chống ẩm, cách âm, cách nhiệt tốt, thích hợp với khí hậu nhiệt đới ẩm của Việt Nam
  • Bề mặt gỗ trơn bóng, dễ dàng vệ sinh 
  • Mẫu mã và màu sắc đa dạng, có thể sử dụng trong nhiều loại công trình và phong cách thiết kế khác nhau
  • Không gây hại cho sức khỏe của người sử dụng

Nhược điểm của gỗ công nghiệp MFC

  • Gỗ MFC chịu nước kém; có thể gặp tình trạng bung, hở ván nếu phải ở trong tình trạng tiếp xúc nước thường xuyên
  • Bề mặt ván gỗ trơn bóng, không chân thật như gỗ tự nhiên
  • Khả năng chịu mài mòn kém
  • Hạn chế về độ dày

Cốt gỗ MDF

Cốt gỗ MDF có cấu tạo và cách ép tương tự với gỗ MFC. Tuy nhiên, lõi gỗ MDF nhẵn nhụi, bằng phẳng hơn MFC.

Đặc điểm của gỗ MDF

  • Cốt gỗ MDF có độ dày lần lượt là 3mm, 6mm, 9mm, 12mm, 15mm, 18mm và 25mm
  • Cốt gỗ gồm 2 loại là cốt gỗ thường và cốt gỗ xanh chống ẩm. Loại cốt gỗ thường hay được dùng trong các công trình nhà ở, văn phòng. Với các khu vực có độ ẩm cao như nhà bếp, phòng tắm, người ta hay dùng loại gỗ MDF cốt xanh chống ẩm
  • Kích thước tiêu chuẩn của ván gỗ MDF là 1220mm x 2440mm

ván ép gỗ tự nhiên

Ưu điểm của gỗ MDF

  • Gỗ MDF có khả năng bám sơn, véc-ni cao. Do đó, người ta có thể sơn nhiều màu sắc đa dạng lên bề mặt gỗ MDF, sử dụng trong các không gian cần nhiều màu sắc như phòng trẻ em, nhà trẻ, khu vui chơi,…
  • Gỗ MDF dễ gia công, có thể uốn thành các dáng cong, sử dụng trong các sản phẩm nội thất có hình dáng phức tạp
  • Khả năng cách âm, cách nhiệt của gỗ MDF tốt; ít bị co ngót, cong vênh bởi thời tiết
  • Gỗ MDF có cấu tạo đồng nhất nên khi cắt cạnh thì cạnh cắt ít bị sứt mẻ
  • Bề mặt gỗ trơn bóng, lớp sơn lót hoặc sơn bảo vệ sẽ đạt hiệu quả tốt hơn
  • Gia công gỗ MDF khá nhanh nên có thể sản xuất với số lượng lớn, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành cho nhà sản xuất và người mua
  • Ưu điểm của gỗ MDF so với gỗ tự nhiên là bề mặt rộng, có thể sản xuất các sản phẩm kích thước lớn mà không cần ghép nối

Nhược điểm của gỗ MDF

  • Ván gỗ MDF có độ cứng thấp, dễ bị nứt vỡ khi va đập mạnh
  • Do hạn chế về độ dày, các sản phẩm cần độ dày lớn, thợ sản xuất phải ghép nhiều tấm ván gỗ MDF lại với nhau
  • So sánh với gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp MDF không thể dùng để chạm khắc và trang trí
  • Nếu sản phẩm gỗ MDF không đạt tiêu chuẩn có thể gây hại cho sức khỏe người sử dụng do có chứa thành phần formaldehyde

Cốt gỗ HDF

Bột gỗ tự nhiên sau khi được luộc và sấy khô trong môi trường nhiệt độ cao (1000 – 2000 độ C), thêm các chất phụ gia tăng độ cứng, chống mối mọt, ép dưới áp suất cao (850 – 870 kg/cm2) sẽ cho ra các tấm ván gỗ công nghiệp HDF.

Đặc điểm của gỗ HDF

  • Gỗ HDF có độ dày từ 6mm – 24mm, tùy theo yêu cầu của người thiết kế. Ván gồm 2 loại là lõi trắng thường và lõi xanh chống ẩm
  • Gỗ HDF có khả năng cách âm, chống nhiệt tốt; do đó, thường được sử dụng để lắp đặt nội thất phòng học, phòng ngủ, bếp.
  • Kích thước tiêu chuẩn của ván gỗ HDF là 2000mm x 2400mm

ván ép gỗ tự nhiênVán HDF phủ Melamine

Ưu điểm của gỗ HDF

  • Phân biệt với gỗ tự nhiên có trọng lượng nặng, dễ bị co ngót, cong vênh theo thời gian, gỗ công nghiệp MDF có kết cấu nhẹ, không bị tác động bởi thời tiết và nhiệt độ, duy trì trạng thái và chất lượng ổn định theo thời gian.
  • Kết cấu lõi gỗ chặt chẽ, mật độ gỗ cao giúp gỗ HDF có độ cứng, khả năng chống ấm tốt hơn các loại gỗ MDF, MFC
  • Bề mặt ván gỗ nhẵn mịn, đồng đều
  • Có hơn 40 màu sơn để người mua có thể lựa chọn theo sở thích 

Nhược điểm của gỗ HDF

  • Gỗ HDF có độ cứng cao nên cũng khó tạo hình, uốn cong hơn. Các sản phẩm nội thất làm từ gỗ HDF không thể gọt dũa mềm mại, tạo hình tỉ mỉ theo ý muốn
  • Giá thành của gỗ HDF khá cao trong dòng gỗ công nghiệp
  • Rất khó phân biệt bằng mắt thường gỗ HDF và các loại gỗ công nghiệp khác

Cốt gỗ Plywood

Gỗ Plywood hay còn gọi là ván ép gỗ tự nhiên; lõi ván ép gồm các tấm ván gỗ veneer có cùng kích thước xếp chồng lên nhau. 

Các cạnh của những tấm ván gỗ này được đặt vuông góc; sử dụng máy ép thủy lực và keo Phenol hoặc Formaldehyde để gắn kết với nhau.

Đặc điểm của ván ép gỗ tự nhiên Plywood

  • Gỗ Plywood bao gồm các loại:
    • Poplar plywood – lõi gỗ từ gỗ bạch dương
    • Walnut plywood – lõi gỗ từ gỗ óc chó
    • White Oak plywood – lõi gỗ sồi trắng
    • Ash plywood – lõi gỗ tần bì
    • Một số loại lõi gỗ khác: gỗ thông, gỗ xoan đào,…
  • Thông thường, gỗ Plywood có 3 loại kích thước: 1220mm x 2440mm, 1160mm x 2440mm, 1000mm x 2000mm
  • Độ dày ván gỗ cũng tương đối đa dạng: từ 3mm, 4mm, 5mm, 6mm, 8mmm, 10mm đến 12mm, 15mm, 18mm, 20mm và 25mm
  • Số lượng tấm ván gỗ xếp chồng lên nhau luôn là số lẻ để đường vân gỗ tạo thành hai lớp đối xứng nhau ở lớp ngoài cùng, tăng tính thẩm mỹ

ván ép gỗ tự nhiênVán ép gỗ tự nhiên Plywood

Ưu điểm của ván ép gỗ tự nhiên Plywood

  • Gỗ Plywood là loại ván ép gỗ tự nhiên thân thiện với môi trường. Ván gỗ Plywood sử dụng bột gỗ từ các loại cây ngắn ngày, không gây ảnh tới rừng nguyên sinh và hệ sinh thái
  • Các lớp ván được xếp đan xen giúp hạn chế tình trạng co ngót, cong vênh do ảnh hưởng của thời tiết, nhiệt độ
  • Phân biệt với gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp Plywood có bề mặt trơn nhẵn, dễ bám dính và có thể lựa chọn các lớp phủ đa dạng 
  • Ván ép gỗ tự nhiên Plywood có giá thành thấp hơn các loại gỗ công nghiệp khác

Nhược điểm của ván ép gỗ tự nhiên Plywood

  • Gỗ Plywood bao gồm các tấm ván gỗ mỏng ghép lại với nhau nên độ bền không cao, chịu lực kém, dễ bị biến dạng khi vật nặng hay gót nhọn đè lên
  • Gỗ Plywood chịu nước kém. Lớp ván gỗ có thể bị bong tróc, phồng rộp khi ngâm trong nước lâu ngày
  • Ván Plywood được làm từ vật liệu dễ bắt lửa, khả năng chống cháy kém

Các loại phủ bề mặt của cốt gỗ công nghiệp

Lớp phủ bề mặt được ép lên cốt gỗ nhằm mục đích chống trầy xước, chống ngấm nước, tăng độ bền cho gỗ công nghiệp.

Lớp phủ bề mặt còn có khả năng chống cháy, thay đổi màu sắc tùy theo sở thích.

Nhờ có lớp phủ bề mặt, so sánh với gỗ tự nhiên, các loại ván gỗ công nghiệp đa dạng về mẫu mã và màu sắc hơn.

Melamine

Melamine là lớp màng nhựa tổng hợp, có độ dày rất mỏng, chỉ khoảng 0,4 – 1 zem (1 zem = 0,1mm); thường được dùng để phủ lên bề mặt cốt gỗ ván dăm (MFC) hoặc ván mịn (MDF).

Cấu tạo bề mặt MelamineCấu tạo bề mặt melamine

Gỗ công nghiệp MDF cốt xanh chống ẩm phủ Melamine là loại vật liệu được sử dụng nhiều nhất trong các công trình nhà ở, văn phòng hiện nay.

Sau khi phủ thêm lớp Melamine, miếng gỗ thường có độ dày 18 – 25mm.

Laminate

Laminate có độ dày lớn hơn Melamine rất nhiều; trung bình là 0,5 – 1mm, tùy từng loại.

Người ta thường sử dụng Laminate trên các bề mặt cốt gỗ ván mịn (MDF) và cốt gỗ ván dán (Plywood). 

phân biệt gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp_laminateCấu tạo các lớp phủ laminate trong gỗ công nghiệp

Lý do các xưởng sản xuất sử dụng Laminate cho các sản phẩm mặt bàn, ghế, hộc tủ, ốp tường…là vì loại lớp phủ này có bám trên các bề mặt gỗ hình cong nhờ công nghệ postforming.

Veneer

Veneer là các miếng ván gỗ tự nhiên lạng mỏng, có độ dày từ 0,6 – 3mm. Vì được làm từ gỗ tự nhiên, veneer dán lên cốt gỗ công nghiệp sẽ mang đến vẻ đẹp gần với gỗ tự nhiên nhất.

Sau khi dán xong lớp veneer, thợ sẽ tiến hành xẻ gỗ, sơn PU bảo vệ để làm thành các sản phẩm tủ, bàn, ốp vách… 

Ván MDF phủ VeneerVán MDF phủ Veneer

Acrylic

Acrylic (nhựa trong suốt) còn có tên gọi khác là Acrylic Glass (kính thủy tinh) và thường được biết tới với cái tên Mica tại Việt Nam

Đây là loại nguyên liệu có nguồn gốc từ tinh chất dầu mỏ; trong suốt hoặc có màu theo yêu cầu.

Ván MDF phủ AcrylicVán MDF phủ Acrylic

Acrylic có bề mặt bóng mịn, sang trọng, đặc biệt thích hợp với phong cách thiết kế nội thất hiện đại.

Nhờ vào ưu thế giá thành vừa phải, lựa chọn phong phú, Acrylic là loại phủ bề mặt được các kiến trúc sư ưa chuộng trong thiết kế, thi công nội thất.

Các yếu tố so sánh giữa sản phẩm nội thất gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp

Độ bền

Gỗ tự nhiên thường được đánh giá là có độ bền tốt hơn gỗ công nghiệp. Các sản phẩm nội thất từ gỗ tự nhiên có thể có tuổi thọ lên đến hàng trăm năm; lớn hơn nhiều so với con số 20 năm của gỗ công nghiệp.

Gỗ tự nhiên cũng chịu nước tốt hơn; hầu như không bị hư hại khi ngâm trong nước.

phân biệt gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệpNội thất gỗ tự nhiên có tuổi thọ lên tới hàng trăm năm

Tuy nhiên, với công nghệ xử lý hiện đại ngày nay, chất lượng chống ẩm của gỗ công nghiệp đã tốt hơn rất nhiều.

Gỗ công nghiệp còn có ưu điểm là không bị co ngót, cong vênh do chênh lệch nhiệt độ, thời tiết như gỗ tự nhiên; thích hợp với khí hậu nóng ẩm gió mùa tại Việt Nam.

Tính thẩm mỹ

Gỗ tự nhiên có các đường vân gỗ và màu sắc tự nhiên ấm áp, độc đáo, mang đến vẻ đẹp sang trọng cho không gian nội thất.

phân biệt gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệpNội thất gỗ công nghiệp màu sắc, mẫu mã đa dạng, hiện đại

Trong khi đó, ưu điểm của gỗ công nghiệp là màu sắc và mẫu mã đa dạng. Bạn có thể lựa chọn bất kỳ màu nào mà mình ưa thích, sử dụng trong nhiều không gian và phong cách thiết kế nội thất khác nhau.

Tuy nhiên, nếu muốn chạm khắc trang trí các hình thù phức tạp theo thiết kế riêng thì  lựa chọn duy nhất của bạn chính là nguyên liệu gỗ tự nhiên.

Thời gian gia công

Thời gian gia công của gỗ tự nhiên tương đối dài; phải trải qua nhiều công đoạn và các loại máy móc như tẩm, sấy, đục đẽo, mài mòn.

thiết kế nội thất phòng khách biệt thựNội thất gỗ tự nhiên tốn nhiều thời gian gia công hơn

Phân biệt với gỗ công nghiệp, gỗ tự nhiên không thể uốn cong được nên chủ yếu được sử dụng để chế tác các đồ thủ công mỹ nghệ và đồ nội thất nguyên khối như bàn, ghế, giường, tủ,…

Ngược lại, gỗ công nghiệp có khả năng ứng dụng linh hoạt hơn; có thể dùng để sản xuất mọi loại đồ dùng nội thất, trong nội thất và ngoại thất; thích hợp với nhiều dạng bề mặt và địa hình.

Giá thành sản phẩm

Các sản phẩm làm từ gỗ tự nhiên thường có giá thành khá cao, đi kèm với đó là độ bền và sự độc đáo về thẩm mỹ.

Kiểu dáng độc đáoNội thất tự nhiên có giá thành cao hơn

Giá của các sản phẩm nội thất gỗ công nghiệp tương đối phải chăng, mẫu mã phong phú, thích hợp với các gia đình và công sở hiện đại, yêu thích sự gọn nhẹ, linh hoạt.

Một số sản phẩm nội thất gỗ tự nhiên và công nghiệp 

So sánh tủ gỗ tự nhiên và tủ gỗ công nghiệp

phân biệt gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệpTủ gỗ tự nhiên

Tủ quần áo gỗ công nghiệpTủ gỗ công nghiệp

So sánh cửa gỗ tự nhiên và cửa gỗ công nghiệp

cửa gỗ 4 cánhCửa gỗ tự nhiên

phân biệt gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp_cửa phòng ngủ gỗ công nghiệpCửa gỗ công nghiệp

So sánh bàn ăn gỗ tự nhiên nguyên khối và bàn ăn gỗ công nghiệp

phân biệt gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp_Bộ bàn ăn nguyên khối gỗ óc chóBàn ăn nguyên khối gỗ óc chó

Thiết kế nội thất bếp tối giản phong cách Nhật BảnBàn ăn gỗ công ngiệp

Lựa chọn đơn vị sản xuất nội thất gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp uy tín

Để đảm bảo sản phẩm làm ra được đúng như mong muốn, bạn nên lựa chọn một đơn vị sản xuất, cung cấp các sản phẩm nội thất từ gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp uy tín.

An Viet House là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong sản xuất nội thất gỗ công nghiệp, gỗ tự nhiên.

Xưởng gỗ công nghiệp AnviethouseXưởng sản xuất nội thất gỗ của An Viet House

Chúng tôi có đội ngũ thợ sản xuất lành nghề, giàu kinh nghiệm; có khả năng hoàn thành mọi đơn hàng nội thất gỗ tự nhiên từ quý khách.

An Viet House cũng sẵn sàng cung cấp đến quý khách hàng các giấy chứng nhận về nguồn gốc, xuất xứ, tiêu chuẩn chất lượng của nguồn nguyên liệu.

Xưởng sản xuất của An Viet House được trang bị máy móc, thiết bị hiện đại, đảm bảo quá trình sản xuất nội thất gỗ công nghiệp diễn ra đúng tiến độ, hiệu suất và đạt yêu cầu đề ra trong thiết kế. Nếu bạn còn đang băn khoăn, so sánh gỗ tự nhiên hay gỗ công nghiệp, không biết loại nào phù hợp cho không gian nội thất của mình, hãy liên hệ ngay với An Viet House qua hotline 0965445110 để được tư vấn và báo giá nhanh chóng, chuyên nghiệp.

5/5 – (1 bình chọn)

Xổ số miền Bắc