So sánh máy chạy bộ và xe đạp tập, nên mua cái nào?
Bạn đang cân nhắc xem nên mua máy chạy bộ hay xe đạp tập? Hãy để Titan Sport giúp cho bạn tìm kiếm thiết bị tập phù hợp nhất. Tham khảo những so sánh máy chạy bộ và xe đạp tập dưới đây nhé!
Khái niệm về máy chạy bộ và xe đạp tập
Trước khi đem 2 thiết bị tập này lên bàn cân để so sánh, chúng ta cùng tìm hiểu qua khái niệm về nó nhé!
Máy chạy bộ
Máy chạy bộ là một trong những thiết bị hỗ trợ tập luyện được ưa chuộng nhất hiện nay, giúp người tập tiêu hao lượng calo dư thừa, nhanh chóng có được thân hình thon gọn, săn chắc, tăng sức bền, cải thiện sức khỏe,…
- Chức năng chính: đi bộ, chạy bộ.
- Cấu tạo chính: khung máy, động cơ, thảm chạy, bảng điều khiển,…
- Cơ chế hoạt động: sử dụng lực của chân tác động lên thảm chạy.
- Cách sử dụng: người tập bước lên 2 vành đai ở 2 bên thảm chạy, khởi động máy, cài khóa an toàn, điều chỉnh chức năng tập (nên bắt đầu chạy với tốc độ chậm rồi tăng dần), bắt đầu tập luyện, giảm dần tốc độ và kết thúc bài tập.
- Phần cơ được tác động: tác động đến cơ toàn thân.
- Được sử dụng cho phòng tập gia đình, phòng tập gym chuyên nghiệp, phòng gym khách sạn,…
Có 2 loại máy chạy bộ là máy chạy bộ cơ và máy chạy bộ điện. Hiện nay, loại máy chạy bộ được sử dụng chủ yếu là máy chạy bộ điện bởi những ưu điểm vượt trội như: tính an toàn, kiểm soát được tốc độ, lượng calo, nhịp tim, độ dốc,… thậm chí còn có thể tích hợp cả những tính năng giải trí như nghe nhạc, Youtube,…
Xe đạp tập
Bên cạnh máy chạy bộ, xe đạp tập thể dục cũng được nhiều người lựa chọn để rèn luyện sức khỏe.
- Chức năng chính: đạp xe tại chỗ
- Cấu tạo chính: khung sườn, bàn đạp, đồng hồ hiển thị, bánh xe (bánh đà),…
- Cơ chế hoạt động: xe đạp tập hoạt động dựa trên lực tác động của chân lên bàn đạp, làm cho bánh đà chuyển động.
- Cách sử dụng: người tập ngồi hoặc đứng, đặt chân lên bàn đạp, khởi động máy, dùng lực lên bàn đạp làm cho bánh đà chuyển động Nên bắt đầu tập với tốc độ chậm rồi tăng dần, từ từ giảm tốc độ trước khi kết thúc bài tập.
- Phần cơ được tác động: chủ yếu là cơ lưng, đùi, bắp chân, hông, mông,…
- Sử dụng cho phòng tập gia đình, phòng gym, phòng tập khách sạn, resort,…
Có nhiều loại xe đạp tập trên thị trường: xe đạp tập có yên, không yên, xe đạp trượt tuyết, xe đạp gấp gọn,… với mức giá dao động từ 3 triệu cho đến 15 triệu đồng. Tùy vào nhu cầu và điều kiện kinh tế mà bạn có thể chọn cho mình dòng xe đạp tập phù hợp.
=>> Xem thêm:
So sánh máy chạy bộ và xe đạp tập
Máy chạy bộ và xe đạp tập có những ưu nhược điểm gì? Loại nào tốt hơn? Mời bạn tham khảo qua bảng so sánh dưới đây:
Tiêu chíMáy chạy bộXe đạp tậpLượng calo tiêu thụ
Tập với máy chạy bộ tiêu tốn nhiều calo hơn xe đạp tập (trong cùng một thời gian và cường độ tập).
Đốt được ít calo hơn.
Các tính năng đi kèm
Máy chạy bộ điện thế hệ mới được tích hợp thêm nhiều tính năng như: đo lượng calo, nhịp tim, tốc độ, nghe nhạc, trợ lý PT ảo,…
Các tính năng đi kèm của xe đạp tập ít hơn so với máy chạy bộ nhưng cũng khá đầy đủ: đo nhịp tim, tốc độ, thời gian,…
Đa dạng bài tập
Máy chạy bộ thế hệ mới ngoài chức năng chạy bộ thì còn đa dạng các bài tập: gập bụng, massage,…
Chỉ bao gồm các bài tập đạp xe.
Diện tích
Để tiết kiệm diện tích, trên thị trường đã có nhiều máy chạy bộ gấp gọn, tuy nhiên nhìn chung vẫn to hơn xe đạp tập.
Nhỏ gọn, có loại gấp gọn, phù hợp với không gian hẹp.
Đối tượng sử dụng
Tất cả các đối tượng, kể cả vận động viên chuyên nghiệp.
Phù hợp với cả người lớn tuổi, người đang tập vật lý trị liệu, vận động viên,…
Mức độ an toàn
Có khóa an toàn, tuy nhiên người tập cần chọn tốc độ phù hợp, nếu đối tượng sử dụng là người cao tuổi hoặc trẻ em thì cần có người giám sát.
Mức độ an toàn cao hơn so với máy chạy bộ, an toàn cho trẻ em và người cao tuổi.
Giá thành
Từ 12 000 000 đến 40 000 000 đồng.
Từ 3 000 000 đến 15 000 000 triệu đồng.
Nên mua máy chạy bộ hay xe đạp tập?
Để quyết định xem nên mua máy chạy bộ hay xe đạp tập thể dục, bạn cần xem xét nhu cầu tập luyện và đối tượng sử dụng máy dựa trên 2 yếu tố quan trọng:
Mức độ an toàn
Các bài tập với máy chạy bộ sẽ tác động mạnh đến các khớp xương, không thích hợp cho những người mắc bệnh về xương khớp. Mặt khác, băng tải của máy sẽ chuyển động ngược chiều với chiều chạy của người dùng, vì thế nếu đối tượng tập luyện là trẻ em hoặc người lớn tuổi thì cần được giám sát và cài đặt tốc độ phù hợp. Bạn cũng không cần quá lo lắng vì máy đã có trang bị khóa an toàn, khóa này sẽ giúp dừng máy trong trường hợp khẩn cấp.
Xe đạp tập thể dục thì có ít dồn áp lực lên khớp hơn, nguy cơ chấn thương cũng thấp hơn. Thiết bị này phù hợp với người cao tuổi, người đang tập vật lý trị liệu,… Đối với những đối tượng đặt biệt này, bạn nên chọn loại xe đạp tập có yên để đảm bảo an toàn cũng như hạn chế lực tác động lên khớp.
Máy chạy bộ và xe đạp tập, cái nào hiệu quả hơn?
Máy chạy bộ và xe đạp tập đều có những tác động tích cực đến sức khỏe: hỗ trợ tuần hoàn, tim mạch, tăng độ bền, dẻo dai của cơ bắp, kiểm soát cân nặng, ngăn ngừa bệnh tật,… Tuy nhiên, nếu bạn cần đốt mỡ thừa nhanh chóng thì máy chạy bộ sẽ là giải pháp hiệu quả hơn.
Qua những so sánh máy chạy bộ và xe đạp tập phía trên, chắc hẳn rằng bạn đã tìm được giải pháp tập luyện phù hợp nhất cho bạn thân. Hãy liên hệ với Titan qua hotline 1900 9988 75 – 0901 635 656 để được tư vấn chi tiết hơn về thiết bị tập gym nhé!