So sánh năng lực pháp luật dân sự của cá nhân và pháp nhân

Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là gì? So sánh năng lực pháp luật dân sự của cá nhân và pháp nhân? Năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự của cá nhân và pháp nhân có gì giống và khác nhau?

    1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là gì?

    Khoản 1. Điều 16. Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

    ‘Điều 16. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân

    1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.’

    Như vậy, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là phạm vi các quyền, nghĩa vụ dân sự mà cá nhân đó có được do pháp luật quy định.

    2. Đặc điểm của năng lực pháp luật dân sự của cá nhân:

    Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có các đặc điểm sau đây:

    – Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau. (Khoản 2. Điều 16. Bộ luật dân sự năm 2015).

    Tất cả các cá nhân là công dân của một quốc gia đều có các quyền, nghĩa vụ mà quốc gia đó quy định cho công dân nước mình. Vì vậy, quyền và nghĩa vụ trong năng lực pháp luật dân sự của mọi cá nhân là giống nhau.

    – Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết. (Khoản 3. Điều 16. Bộ luật dân sự năm 2015).

    Mọi cá nhân đều được công nhận là công dân của một quốc gia (khi có đủ các điều kiện về quốc tịch) kể từ khi sinh ra cho đến khi chế. Vì vậy, năng lực pháp luật dân sự như là một yếu tố gắn liền suốt cuộc đời của mỗi cá nhân. Có quan điểm cho rằng: Năng lực pháp luật dân sự của một cá nhân có từ thời điểm cá nhân đó được cấp giấy khai sinh. Khẳng định này là sai vì theo quy định trên thì năng lực pháp luật của cá nhân có từ khi cá nhân sinh ra.

    – Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được quy định trong các văn bản pháp luật.

    Quyền và nghĩa vụ của cá nhân với tư cách là năng lực pháp luật do Nhà nước quy định nên luôn luôn được xác định trong các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành (Hiến pháp, Bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật khác).

    – Phạm vi năng lực pháp luật dân sự của cá nhân phụ thuộc vào hình thái kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia và vào từng giai đoạn phát triển của quốc gia đó.

    Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là do một nhà nước nhất định ghi nhân và quy định cho công dân của mình như là một bộ phận không thể thiếu được của cá nhân. Tuy nhiên, phạm vi năng lực pháp luật dân sự của cá nhân ở mỗi chế độ sẽ có sự khác nhau. Chẳng hạn, trong các nhà nước chiếm hữu nô lệ trước đây, các cá nhân nô lệ không được coi là chủ thể của quan hệ dân sự, họ hoàn toàn không có năng lực pháp luật.

    Ngay trong một quốc gia nhưng tùy vào từng giai đoạn phát triển khác nhau mà năng lực pháp luật dân sự của cá nhân cũng được quy định khác nhau. Ví dụ: Ở nước ta, trước năm 1980, cá nhân có quyền sở hữu đất đai và các tư liệu sản xuất, từ năm 1980 đến năm 1992 thì cá nhân không có quyền sở hữu đất đai và các tư liệu sản xuất quan trọng khác, từ năm 1992 trở đi cá nhân thì có quyền sở hữu các tư liệu sản xuất quan trọng, cá nhân không có quyền sở hữu đất đai nhưng có quyền sử dụng đất và có quyền chuyển quyền sử dụng đất.

    3. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là gì?

    Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

    ‘Điều 19. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân

    Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.’

    Như vậy, có thể hiểu năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân trong việc nhân thức, làm chủ hành vi của mình để xác lập và thực hiện các quyền, nghĩa vụ dân sự. Vì thế, có thể thấy rằng, cá nhân nào có đầy đủ khả năng nhận thức để làm chủ hành vi của mình trong mọi trường hợp thì cá nhân đó là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; cá nhân nào có nhận thức nhưng chỉ đủ để làm chủ hành vi trong một số trường hợp thì cá nhân đó là người có năng lực hành vi nhưng không đầy đủ; cá nhân nào không có khả năng nhận thức hoặc có nhưng không đủ để làm chủ hành vi của mình trong mọi trường hợp thì cá nhân đó là người không có năng lực hành vi dân sự.

    4. Mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân:

    Khả năng nhân thức và làm chủ hành vi của cá nhân thường được xác định thông qua ‘độ trưởng thành’ của cá nhân và độ trưởng thành thường được xác định thông qua độ tuổi. Trên cơ sở đó, Bộ luật dân sự năm 2015 có những quy định để xác định mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân thông qua các điều luật (từ Điều 20 đến Điều 22).

    Từ quy định của các điều luật trên, năng lực hành vi dân sự của cá nhân có thể sắp xếp theo ba mức độ sau đây:

    – Mức năng lực hành vi dân sự đầy đủ:

    Thuộc mức độ năng lực đầy đủ là những cá nhân có đầy đủ nhận thức để kiểm soát và làm chủ mọi hành vi của mình trong mọi trường hợp. Bao gồm các cá nhân tròn mười tám tuổi trở lên và không bị tuyên bố mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

    – Mức năng lực hành vi dân sự không đầy đủ:

    Thuộc mức năng lực hành vi không đầy đủ là những cá nhân có nhận thức nhưng nhận thức đó chỉ đủ để kiểm soát và làm chủ hành vi của mình trong một số trường hợp. Bao gồm các cá nhân từ tròn sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gọi là người có năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ; cá nhân bị Tòa án tuyên bố là hạn chế năng lực hành vi dân sự gọi là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

    Su-khac-biet-giua-nang-luc-chu-the-cua-ca-nhan-so-voi-phap-nhan2(1).jpgSu-khac-biet-giua-nang-luc-chu-the-cua-ca-nhan-so-voi-phap-nhan2(1).jpg

    Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

    – Mức không có năng lực hành vi dân sự:

    Thuộc mức không có năng lực hành vi dân sự là những cá nhân không thể nhận thức để kiểm soát và làm chủ hành vi của mình trong mọi trường hợp.

    5. Năng lực chủ thể của pháp nhân:

    Cũng như các chủ thể khác, pháp nhân tham gia các quan hệ pháp luật phải có đủ năng lực chủ thể. Năng lực chủ thể của pháp nhân là khả năng cho phép của pháp nhân và khả năng tự có của chính pháp nhân để pháp nhân trở thành chủ thể độc lập khi tham gia các quan hệ pháp luật.

    Bộ luật dân sự năm 2015 chỉ quy định về năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân mà không quy định về năng lực hành vi của pháp nhân. Tuy nhiên, với quy định về năng lực pháp luật dân sự của các pháp nhân tại Khoản 1 Điều 86 Bộ luật dân sự năm 2015:

    ‘Điều 86. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân

    1. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.’

    Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phụ thuộc vào khả năng của chính pháp nhân đó. Vì thế có thể nói rằng năng lực chủ thể của pháp nhân cũng bao gồm hai yếu tố là: Khả năng cho phép của pháp luật đối với pháp nhân chính là năng lực pháp luật dân sự và khả năng tự có của chính pháp nhân đó là năng lực hành vi dân sự. Cần phân biệt chi nhánh của pháp nhân, ví dụ chi nhánh của pháp nhân là công ty cổ phần không phải là pháp nhân. Vì theo quy định tại Khoản 1. Điều 84. Bộ luật dân sự năm 2015 đã xác định: Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân.

    6. So sánh năng lực chủ thể pháp nhân với năng lực chủ thể cá nhân:

    Sự tương đồng

    – Cả năng lực chủ thể của pháp nhân và năng lực chủ thể của cá nhân đều có khả năng tham gia vào quan hệ pháp luật với tư cách là một chủ thể và tự mình thực hiện các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ pháp luật đã tham gia.

    – Cả hai đều có năng lực chủ thể được tạo thành bởi hai yếu tố là năng lực pháp luật dân sự tức là khả năng do pháp luật quy định và năng lực hành vi dân sự tức là khả năng tự có của chính chủ thể đó. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi là hai yếu tố cần và đủ tạo nên năng lực chủ thể của cá nhân và pháp nhân, giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ, hợp nhất.

    – Cả năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân và của cá nhân đều là tiền đề pháp lý để thực hiện năng lực hành vi nghĩa là phạm vi các quyền do pháp luật quy định cho cá nhân, pháp nhân chỉ có các quyền và thực hiện các quyền đã được pháp luật ghi nhận. Vì vậy, cá nhân và pháp nhân chỉ được thực hiện những hành vi nhất định trong trường hợp pháp luật cho phép và không cấm.

    – Cả năng lực hành vi dân sự của pháp nhân và năng lực hành vi dân sự của cá nhân đều là ‘phương tiện’ để hiện thực hóa năng lực pháp luật. Điều này được lý giải bởi các quyền của cá nhân, pháp nhân được pháp luật ghi nhận chỉ trở thành hiện thực thành các quyền dân sự cụ thể nếu đã được chính chủ thể đó bằng khả năng hành vi của mình thực hiện.

    Sự khác biệt

    STT

    Vấn đề cần phân biệt

    Pháp nhân

    Cá nhân

     

    1

     

    Năng lực pháp luật

    Có từ khi thành lập Có từ khi sinh ra Chấm dứt khi pháp nhân không còn tồn tại Chấm dứt khi chết (chỉ hạn chế nếu pháp luật có quy định) Xác định trong quyết định thành lập, điều lệ của pháp nhân đó Xác định trong các văn bản pháp luật Phụ thuộc vào từng pháp nhân Như nhau giữa các cá nhân  

    2

     

    Năng lực hành vi

    Khả năng hoạt động Khả năng thực hiện hành vi Phụ thuộc vào năng lực pháp luật của từng pháp nhân Phụ thuộc vào mức độ nhận thức, trưởng thành của cá nhân Có đồng thời với năng lực pháp luật Chỉ có khi đạt độ tuổi nhất định Chỉ không còn khi pháp nhân chấm dứt tồn tại Có thể không còn khi cá nhân còn sống