So sánh nhãn hiệu thông thường, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận

Cho em hỏi cách so sánh nhãn hiệu thông thường, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận

Hỏi: Hiện nay theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ em thấy có khá nhiều loại nhãn hiệu. Phổ biến hơn cả là nhãn hiệu thông thường, nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận. Vậy luật sư cho em hỏi cách so sánh đối với 3 loại nhãn hiệu này là như thế nào? Mong luật sư trả lời giúp. Em xin cảm ơn.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho chúng tôi. Về vấn đề của bạn, luật sư trả lời như sau:

Nhãn hiệu thông thường, nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận là 3 loại nhãn hiệu được pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam quy định tại khoản 16, 17, 18 điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009.

Về điểm giống nhau:

– Đều là nhãn hiệu dùng để phân biệt các loại hàng hóa dịch vụ

– Có thời hạn bảo hộ là 10 năm, thời hạn bảo hộ không giới hạn

Về điểm khác nhau:

Tiêu chí

Nhãn hiệu thông thường

Nhãn hiệu tập thể

Nhãn hiệu chứng nhận

Khái niệm

“Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”

Khoản 16 điều 4 Luật SHTT năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009

“Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó”

Khoản 17 điều 4 Luật SHTT năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009

“Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu”

Khoản 18 điều 4 Luật SHTT năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009

Chức năng

Phân biệt hàng hóa dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau

Phân biệt hàng hóa của các thành viên trong tập thể sở hữu nhãn hiệu này với các chủ thể khác không là thành viên của tập thể đó

Chứng nhận hàng hóa, dịch vụ đáp ứng các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu

Chủ thể sở hữu

Cá nhân tổ chức sản xuất kinh doanh

Tổ chức được thành lập hợp pháp

Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận hàng hóa dịch vụ với điều kiện không được tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ đó

Chủ thể có quyền sử dụng

– Chủ sở hữu

– Tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu cho phép

– Thành viên của tổ chức.

– Bản thân của tổ chức

Bất kỳ chủ thể nào có sản phẩm dịch vụ đạt tiêu chuẩn đã đặt ra và được chủ sở hữu cho phép gắn nhãn hiệu

Trên đây là những tư vấn của luật sư về vấn đề của bạn. Nếu có gì thắc mắc hãy liên lạc lại với chúng tôi để được giải đáp.

Luật Thái An

Đối tác pháp lý tin cậy