So sánh nhân vật Mị và người vợ nhặt – Ngữ Văn 12

So sánh nhân vật Mị và người vợ nhặt giúp bạn đọc cảm nhân rõ hơn về hình tượng người phụ nữ trong thời đại xưa. Qua hai tác phẩm Vợ chồng A Phủ và Vợ nhặt, nhà văn đã mang đến cái nhìn sâu sắc về thân phận của người phụ nữ thông qua nỗi đau bi kịch và vẻ đẹp tâm hồn tiềm tàng của họ. Cùng DINHNGHIA.VN so sánh nhân vật Mị và người vợ nhặt qua bài viết dưới đây nhé!

Giới thiệu tác phẩm Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) và Vợ Nhặt (Kim Lân)

Trước khi so sánh nhân vật Mị và người vợ nhặt, chúng ta cùng tham khảo một số nét tiêu biểu về hai tác phẩm Vợ chồng A Phủ và Vợ Nhặt cũng như tóm tắt tác giả và hoàn cảnh sáng tác của từng tác phẩm.

Tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài

Có thể nói, Tô Hoài là nhà văn rất có duyên với quê hương Tây Bắc và đồng bào các dân tộc nơi đây. Ông yêu những điều giản dị mà gần gũi, chính vì thế mà ông đặc biệt say mê với nét đẹp của văn hóa tập quán miền núi và dành tình cảm nồng hậu cho những con người của dân tộc ấy.

Phân tích nhân vật trong tác phẩm của ông nói chung, so sánh nhân vật Mị và người vợ nhặt nói riêng, người đọc cần nắm được thông tin về sự ra đời của tác phẩm cũng như đôi nét về tác giả.

Tô Hoài quan niệm rằng: “Viết văn là một quá trình đấu tranh để nói ra sự thật. Đã là sự thật thì không tầm thường, cho dù phải đập vỡ những thần tượng trong lòng người đọc”. Do đó mà những tác phẩm của ông luôn là những chương văn mang đậm tính hiện thực, ông thu hút người đọc bằng chính những gì chân thật nhất mà bản thân mình đã từng trải qua và cảm nhận được.

Sau bao tháng năm với mảnh đất tình Tây Bắc, nhà văn đã kết lại những xúc cảm của mình bằng truyện ngắn Vợ chồng A Phủ. Cảm hứng để nhà văn viết nên tác phẩm này đó chính là khi ông phải chứng kiến hiện thực rằng đồng bào dân tộc miền núi bị thống trị một cách tàn bạo.

Nơi mà cường quyền và thần quyền có khả năng bóc lột sức lao động, cũng như điều khiển quyền sống của con người. Những sự kiện này tác động mạnh mẽ vào tâm hồn nhạy cảm của ông, để từ đó truyện ngắn vợ chồng A Phủ ra đời, xoay quanh nỗi đau số phận của nhân vật Mị.

Tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân

Nếu như Tô Hoài đã mang tình thương của mình gửi cả vào núi rừng Tây Bắc thì Kim Lân lại nuôi nấng tình yêu của mình tại vùng quê đồng bằng Bắc bộ. Kim Lân là nhà văn chuyên viết truyện ngắn, những trang văn đặc sắc của ông thường nói về các phong tục và đời sống của nông thôn nơi đồng bằng.

Nhà văn hiểu sâu sắc cảnh ngộ và tâm lí của những con người cùng khổ này nên những tác phẩm của ông bao giờ cũng giàu tính chân thật đến xúc động. Bởi ông không chỉ miêu tả cái cảnh đói cơm rách áo mà còn ca ngợi vẻ đẹp nội tâm của họ.

Truyện ngắn Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc của Kim Lân. Tác phẩm được nhà văn tái hiện một cách chân thật khi ông chứng kiến nạn đói năm 1945 của nước ta. Những tưởng hiện thực sẽ cướp đi mạng sống của bao nhiêu con người, nhưng bằng ngòi bút nhân đạo của mình, nhà văn đã cứu được mạng sống của họ giữa ranh giới của cái chết.

Không những vậy, Kim Lân còn khám phá nên vẻ đẹp tâm hồn và sức sống tiềm tàng của họ, đặc biệt là của người phụ nữ Việt Nam trong thời thời đại bấy giờ thông qua nhân vật người vợ nhặt.

so sánh nhân vật mị và người vợ nhặt và hình ảnh minh họa

Cảm nhận về số phận người phụ nữ trong thời đại xưa

Từ xưa đến nay, hình tượng người phụ nữ luôn là nguồn cảm hứng bất hủ của văn chương. Họ không chỉ góp sắc cho đời mà còn làm đẹp cho kho tàng văn học Việt Nam. Vì thế mà nhà thơ Huy Cận đã từng viết:

“Chị em tôi tỏa nắng vàng lịch sử

Nắng cho đời nên cũng nắng cho thơ”

Song, người phụ nữ cũng chính là nạn nhân thống khổ nhất của chế độ phong kiến thối nát. Cụ thể qua truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân và truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài, người phụ nữ được miêu tả cùng với sự tột cùng của nỗi khổ. Khi so sánh nhân vật Mị và người vợ nhặt, bạn đọc sẽ hiểu hơn về hiện thực xã hội phong kiến trước năm 1945 đã vùi dập kiếp người phụ nữ như thế nào.

Nỗi khổ đói cơm rách áo, nỗi đau bị tước đoạt quyền tự do của người phụ nữ đã được lột tả một cách chân thật. Họ là những con người dường như bị lấy mất đi giá trị vốn có của bản thân và dần trở nên lầm lũi, cam chịu. Song, ngòi bút nhân đạo của nhà văn đã có dịp khám phá nên vẻ đẹp sâu trong con người họ. Để từ đó, những nạn nhân ấy được sống dậy một cuộc đời mới, được tự do thể hiện vẻ đẹp riêng của mình.

So sánh nhân vật Mị và người vợ nhặt

Mị và người vợ nhặt đều đại diện cho những người phụ nữ thấp cổ bé họng trong xã hội xưa. Mỗi người một hoàn cảnh sống, một bị kịch cuộc đời, nhưng ở họ đều ánh lên những phẩm chất tốt đẹp. So sánh nhân vật Mị và người vợ nhặt sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về giá trị của mỗi tác phẩm, đồng thời cũng trân trọng hơn những người phụ nữ xưa.

Nỗi đau đớn khi bị giam cầm và khát khao hạnh phúc của Mị

Qua sự miêu tả của Tô Hoài, nhân vật Mị xuất hiện với tất cả vẻ đẹp của người con gái mới lớn. Mị là cô gái vừa đẹp người lại vừa đẹp nết, nàng được nhiều chàng trai trong làng đem lòng yêu mến. Những tưởng cuộc sống sẽ êm ả trôi qua, cho đến khi cô gái này trở thành món hàng để gạt nợ cho gia đình. “Con dâu trừ nợ” – danh xưng này từ đó gán nàng vào những nỗi khổ tận cùng khi bước chân vào nhà thống lí Pá Tra gian tham và tàn bạo.

Từ ngày bị bắt về làm vợ A Sử, cuộc đời Mị như đang sống giữa địa ngục trần gian. “Có đến mấy tháng, đêm nào Mị cũng khóc”, người con gái đang ở thì thanh xuân nhất lại phải chịu nỗi bi kịch nặng nề. Vì chữ hiếu, vì thương cha nàng phải hi sinh những ước mơ, hi sinh sự tự do và quyền được hưởng hạnh phúc của mình. Những giọt nước mắt của sự uất ức, sự cam chịu dường như không ngừng đeo bám lấy người con gái này.

“Mị chỉ bưng mặt khóc. Mị ném nắm lá ngón xuống đất, nắm lá ngón Mị đã tìm hái trong rừng, Mị vẫn giấu trong áo. Thế là Mị không đành lòng chết, Mị chết thì bố Mị khổ hơn bao nhiêu lần bây giờ nữa. Mị đành trở lại nhà thống lí”. Nỗi đau như đạt đến đỉnh điểm khi giờ đây nàng không có quyền tự kết thúc số phận của mình. Có lẽ sự uất ức đến thời điểm này không còn quan trọng nữa, Mị phải chịu đựng, Mị không có quyền được sống cho mình mà phải tồn tại thay cho số tiền nợ không bao giờ trả hết được kia.

Mị buồn tủi, thờ ơ với cuộc sống xung quanh và buông xuôi cuộc đời mình. Nàng nhận thức được rằng chuỗi ngày đọa đày đang diễn ra mà bản thân thì không có quyền kháng cự. Người đọc ắt hẳn sẽ không ai có thể quên được hình ảnh ở đầu tác phẩm: “Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy có một cô gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên cô ấy cũng cuối mặt, mặt buồn rười rượi”

Với danh nghĩa con dâu lớn nhưng thật chất Mị là nô lễ mãn đời cho ngôi nhà ấy. Nỗi đau khổ, sự cam chịu đã biến cô gái Mông xinh đẹp trở thành một con người lầm lũi, héo hắt. Tuổi xuân của mị cũng đã bị giam cầm như chính thân xác của Mị. Đến đây, Tô Hoài đã miêu tả thật rõ nét nỗi bất hạnh của người con gái này. Để từ đó, nhà văn đã phần nào phác họa nên nỗi đau số phận của người phụ nữ trong xã hội thối nát bấy giờ.

Sự đau khổ trong cơn đói rách của người vợ nhặt

Khi so sánh nhân vật Mị và người vợ nhặt, người đọc phần nào sẽ thấy tội nghiệp thay cho số phận của người phụ nữ trong truyện ngắn Vợ nhặt. Bởi lẽ Mị khổ, nhưng Tô Hoài còn cho Mị một cái tên, một nhan sắc và  một cuộc đời xuân xanh vừa nở rộ. Thế nhưng đối với nhân vật của mình, Kim Lân lại không màng đến nàng một cái tên để gọi, cũng không tuổi, không gia đình và không quê hương.

Người phụ nữ này cũng giống như bao kẻ đang đói ngoài kia với ngoại hình chỉ còn “quần áo tả tơi như tổ đỉa, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt.” Chị là hiện thân của hàng triệu con người đói khổ đang ngấp nghé ở bờ vực của cái chết. Nhưng trò đùa của số phận đã một lần nữa cứu sống chị.

Người con gái này nhận lời gả vợ chỉ bằng bốn bát bánh đúc. Mọi sĩ diện giờ đây không còn quan trọng nữa khi cái đói đã hành hạ chị quá lâu. Chị cặm cụi ăn, ăn không kịp thở, ăn mà không nói tiếng nào, chính vì thế mà khiến cho tên kéo xe thuê là Tràng động lòng thương.

Một người đàn ông mới quen đôi lần và bốn bát bánh đúc đã mang lại cho chị một tấm chồng, một gia đình  cùng một cuộc sống mới tại làng ngụ cư. Chẳng phải vì yêu thương gì cả mà để được no trước đã “mặc kệ! cứ theo anh ta để được ăn cái đã, mọi chuyện tính sau”. Bao nhiêu sự danh giá của người phụ nữ đã bị xã hội phong kiến bấy giờ làm cho rẻ rúng, từ đó tạo nên một mối quan hệ gọi là “vợ theo không” như cuộc đời của nhân vật người vợ nhặt trong tác phẩm.

so sánh nhân vật mị và người vợ nhặt và hình ảnh về mị trong vợ chồng a phủ

Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ khi so sánh nhân vật Mị và người vợ nhặt

Khi so sánh nhân vật Mị và người vợ nhặt, người đọc sẽ dễ dàng nhận ra sức sống tiềm tàng của người phụ nữ bấy giờ. Dù ở đáy vực của nỗi đau, nhưng sâu bên trong họ là khát khao được sống, sống đúng nghĩa chứ không phải một cuộc đời mang nghĩa tồn tại như hiện thực bấy giờ. Ngòi bút hiện thực của nhà văn chỉ có quyền phác họa nỗi đau cuộc đời họ chứ không thể làm mờ đi sức sống tiềm tàng trong họ.

Nhân vật Mị là dù có u uất với cuộc đời như thế nào nhưng đến khi nghe tiếng sáo đêm tình mùa xuân thì nàng trong nàng vẫn có sự rạo rực. Đấy là biểu hiện của sức sống, của tuổi xuân của người phụ nữ dù bị vùi dập trong xã hội bấy giờ. Nhà văn khám phá nên vẻ đẹp ấy từ hiện thực đắng cay thông qua những góc khuất thầm kín nhất của người con gái. Qua đó, Tô Hoài một lần nữa ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của họ.

Khi so sánh nhân vật Mị và người vợ nhặt, dù hoàn cảnh khác nhau nhưng vẻ đẹp ẩn chứa bên trong họ là như nhau. Người vợ nhặt đã vứt đi cái tôi, sự sĩ diện vốn có của người phụ nữ để mưu cầu một cuộc sống tốt đẹp hơn. Nó không chỉ là mong muốn thoát khỏi cái đói mà là những hy vọng lớn lao về một gia đình, nơi chị có thể cùng những con người mới đắp xây nên một cuộc sống mới. Vì những phẩm chất tốt đẹp vốn có như thế mà kết thúc cả hai truyện ngắn, cả Mị và người vợ nhặt đều xứng đáng có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Không chỉ trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ và Vợ nhặt, không chỉ khi so sánh nhân vật Mị và người vợ nhặt thì ta mới có thể thấy được nỗi đau cũng như vẻ đẹp của người phụ nữ. Thực tế, cuộc sống hôm nay ngày càng tươi đẹp hơn là nhờ không ít vào sự góp sức của người phụ nữ. Dù ở tầng lớp nào, vai trò nào và hoàn cảnh nào thì người phụ nữ vẫn ngời sáng vẻ đẹp vốn có.

so sánh nhân vật mị và người vợ nhặt và hình ảnh người vợ nhặt

Qua bài viết so sánh nhân vật Mị và người vợ nhặt, chúng ta đã hiểu rõ hơn về vẻ đẹp của những người phụ nữ trong xã hội bấy giờ. Từ đó, bạn đọc có cái nhìn sâu sắc hơn về những số phận ấy. Nếu có đóng góp hoặc thắc mắc về bài viết so sánh nhân vật Mị và người vợ nhặt, bạn hãy để lại bình luận bên dưới để chúng mình cùng nhau thảo luận nhé!

Xem thêm >>> Phân tích nhân vật Huấn Cao trong “Chữ người tử tù”

Xem thêm >>> Phân tích vẻ đẹp sử thi của nhân vật Tnú trong Rừng Xà Nu

Xem thêm >>> Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa

5

/

5

(

2

bình chọn

)

Please follow and like us:

error

fb-share-icon
Tweet

fb-share-icon