So sánh nhận vật Mị với nhân vật người vợ nhặt | Văn mẫu
Mục lục bài viết
Đề bài:
So sánh nhận vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài với nhân vật người vợ nhặt trong tác phẩm Vợ Nhặt của Kim Lân
Bài làm
Nhắc đến tác giả Tô Hoài không thể không nhắc đến tác phẩm Vợ chồng A Phủ cũng như nhắc đến nhà văn Kim Lân, người đọc không thể không nhắc đến Vợ nhặt. Trong hai tác phẩm có hai nhân vật đã gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc đó là nhân vật Mỵ và người Vợ nhặt.
Cả Mỵ và người vợ nhặt đều có số phận vô cùng bất hạnh trong xã hội. Họ giống nhau ở chỗ không được tự do lựa chọn cho mình một cuộc sống tự do, xây dựng hạnh phúc như ý muốn. Mỵ dù có rất nhiều người theo, là một cô gái duyên dáng, chăm chỉ, khéo léo lại hiếu thảo sau cùng cũng vẫn vì phải gả đi trừ nợ mà rơi vào kiếp sống trâu ngựa. Cuộc sống của Mỵ đâu phải là cuộc sống của con người, đó thậm chí còn không bằng cuộc sống của con vật, cả cuộc đời của Mỵ chỉ như căn phòng của chính cô, tăm tối chỉ có một cái lỗ cửa sổ duy nhất mà nhìn ra chỉ thấy trăng trắng nhờ nhờ. Cô không thể làm theo ý mình, mọi việc đều phải tuân theo nhà Pá Tra, cô sống làm thân phục dịch, hầu hạ cho nhà họ mà dần dần đến tâm hồn của mình cũng mất. Cuộc sống bất hạnh của Mỵ có nhiều nét tương đồng với người vợ nhặt. Người vợ nhặt cũng không ai biết là ai đến từ đâu, người ta chỉ biết rằng thị sắp chết đói rồi. Hàng ngày thị ngồi vêu xương cùng một nhóm các cô gái để đợi công ăn việc làm và nhặt nhạnh cái rơi cái vãi. Nếu Tràng không cứu vớt cuộc đời của thị thì có lẽ cũng chỉ nay mai thị sẽ chết vì đói. Thị đến với Tràng không phải bởi vì tình yêu, càng không phải là do sự bắt bớ, gán ép như Mỵ mà do những lời trêu đùa bâng quơ của Tràng mà chính thị cũng biết. Nhưng thị chủ động vơ vào đó để trở thành vợ của Tràng. Phải người vợ nhặt chính là chủ động trở thành vợ nhặt. Thị làm vậy là để nắm lấy sợi dây cuối cùng cứu vớt thị khỏi cái cảnh chết đói oan nghiệt.
Loading…
Cả hai người phụ nữ này, họ sinh ra đều đã mang trong mình một thân phận thiệt thòi lại bị hoàn cảnh sống chèn ép, dồn đẩy vào con đường cùng, họ không có quyền lựa chọn hạnh phúc, không có quyền lựa chọn con đường sống cho mình. Tương lai của họ, cuộc đời của họ bị hoàn cảnh nghiệt ngã quyết định, chế độ của xã hội đã đẩy họ vào con đường cùng. Với Mỵ đó là chế độ phong kiến và gia đình thống lí thao túng, với người vợ nhặt đó là cả một xã hội thối nát với sự bóc lột tàn bạo của phát xít Nhật. Họ đều là những người duyên dáng, khéo léo (người Vợ nhặt khi trở về con người thật của thị thực ra thị rất khéo léo cư xử, duyên dáng, tự trọng). Thế nhưng họ đều rơi vào những hoàn cảnh bất hạnh và không được sống là chính mình, Mỵ thì trở thành một con rùa lầm lũi nuôi trong xó cửa còn người vợ nhặt thì trở nên chao chát, chỏng lỏn.
Về điểm khác biệt, Mỵ thì do bối cảnh ở vùng núi phía Bắc lại là cuộc sống sau Cách mạng nên cuối cùng cô vẫn cùng A Phủ thoát được ra khỏi cuộc sống tù đày nhà thống lí, tìm được hạnh phúc bên A Phủ và được giác ngộ để đi theo cách mạng. Còn người vợ nhặt dù sinh sống trong thời kì trước đó rất nhiều, cô sống ở thời kì trước cách mạng tháng 8, lúc cả xã hội trong thời kì tăm tối thế nhưng cuối cùng khi kết thúc truyện, tác giả cũng mở ra một con đường mới cho cô và gia đình thông qua chi tiết Tràng nghĩ về cảnh đi phá kho thóc Nhật. Đây cũng là giá trị nhân đạo mà hai tác phẩm mang lại, tìm ra được lối đi cho các nhân vật trong câu chuyện của mình.
>>> XEM THÊM :
Loading…
Spread the love