So sánh sự giống và khác nhau của quá trình quang hợp và hô hấp ở thực vật
Lục lạp là nhân tố quan trọng của thực vật, đóng vai trò là giúp cây thực hiện chức năng quang hợp để duy trì sự phát triển và sinh sản. Vậy chức năng lục lạp là gì? So sánh quá trình quang hợp và hô hấp ở thực vật? Câu trả lời sẽ có trong nội dung bài viết dưới đây.
Chức năng của lục lạp
– Tham gia vào quá trình quang hợp
Lục lạp là bào quan có chứa các sắc tố quang hợp. Chức năng của các nhóm sắc tố cụ thể như sau:
+> Nhóm sắc tố chính (Clorophyl)
-
Khiến cho lá cây hoặc thân, rễ chồi trên mặt đất có màu xanh
-
Diệp lục có khả năng hấp thụ ánh sáng mặt trời (ánh sáng xanh 430nm và ánh sáng đỏ 662nm ) để chuyển hóa nó thành năng lượng
-
Vận chuyển năng lượng ánh sáng đến trung tâm phản ứng
-
Diệp lục a tham gia vào quá trình biến đổi năng lượng ánh sáng hấp thụ được thành năng lượng dùng để tổng hợp nên các phân tử ATP, NADPH và tích lũy vào trong các phân tử cacbohydrat
+> Nhóm sắc tố phụ (Caroic)
-
Làm cho lá cây, củ, quả có màu đỏ, vàng hoặc cam
-
Chỉ hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền năng lượng đó tới trung tâm phản ứng ở diệp lục ạ mà không tham gia vào quá trình chuyển hóa năng lượng. Caroten hấp thụ ánh sáng có bước sóng dao động từ 446 – 476 nm còn xantophyl hấp thụ ánh sáng có bước sóng dao động từ 451 – 481 nm
-
Trong trường hợp ánh nắng có cường độ cao thì caroten còn vai trò là lọc ánh sáng và bảo vệ diệp lục hay chính là bảo vệ các hệ thống quang hợp không bị cháy nắng
-
Lục lạp sử dụng năng lượng từ ATP và NADPH để tạo nên các phân tử hữu cơ từ cacbon dioxit theo chu trình Calvin. Sản phẩm chính của quá trình quang hợp sẽ là khí oxy và đường, hay chính là tinh bột
– Tham gia tổng hợp các axit béo, một số amino axit và tham gia vào các phản ứng miễn dịch ở thực vật.
Chức năng của lục lạp
So sánh sự giống và khác nhau của quá trình quang hợp và hô hấp ở thực vật
1. Giống nhau
– Đều là quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng thông qua chuỗi các phản ứng oxy hoá – khử phức tạp trong tế bào dưới sự tham gia của chất vận chuyển là electron để cung cấp dưỡng chất cho cây sinh trưởng, phát triển.
Cung cấp dưỡng chất cho cây sinh trưởng, phát triển
2. Khác nhau
2.1. Quá trình quang hợp
– Khái niệm: Là quá trình thu nhận và chuyển hóa năng lượng mặt trời bằng chất diệp lục của thực vật, tảo và một số vi khuẩn nhằm tạo ra các chất hữu cơ
– Loại tế bào thực hiện: Tế bào thực vật, tảo và một số loại vi khuẩn.
– Bào quan thực hiện: Lục lạp
– Phương trình tổng quát: 6 CO2 + 12 H2O → C6H12O6 + 6 O2 + 6 H2O
– Cơ chế: Chia làm 2 pha là pha sáng và pha tối.
+ Pha sáng xảy ra khi có ánh sáng, trên các hạt grana và diễn ra theo 2 giai đoạn:
-
Giai đoạn quang lý: Là giai đoạn diệp lục hấp thu năng lượng ánh sáng và chuyển năng lượng giữa các sắc tố tới diệp lục a. Sau khi hấp thu năng lượng ánh sáng, phân tử diệp lục a ở trạng thái kích động và dồi dào năng lượng.
-
Giai đoạn quang hoá: Là giai đoạn chỉ dùng năng lượng photon hấp thụ được vào các phản ứng quang hoá để tạo ra các các hợp chất khử và hợp chất dự trữ năng lượng. Quá trình quang hóa diễn ra như sau: Quang hoá khởi nguyên → Quang phân li nước → Photphoril hoá quang hoá. Sản phẩm của pha sáng là ATP, NADPH2 và oxy.
+ Pha tối của quá trình quang hợp diễn ra cả khi có ánh sáng và không có ánh sáng chất nền stroma. Pha tối sử dụng sản phẩm của pha sáng là ATP, NADPH2, các enzyme trong chất nền và đường ribozơo 1,5đi (P) để cố định cacbonic.
– Sự chuyển hoá năng lượng: Chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học trong các hợp chất hữu cơ.
– Sự chuyển hoá vật chất: Là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ.
Quá trình quang hợp
2.2. Quá trình hô hấp
– Khái niệm: Là quá trình oxy hóa các phân tử cacbonhydrat thành khí cacbonic và nước, đồng thời giải phóng năng lượng để nuôi dưỡng cây và một phần năng lượng đó được tích lũy trong ATP.
Quá trình hô hấp
– Loại tế bào thực hiện: Tất cả các loại tế bào
– Bào quan thực hiện: Các tế bào và ti thể của mọi tế bào sống
– Phương trình tổng quát: C6H12O6 + 6H2O → 6CO2 + 6H2O + Năng lượng
– Cơ chế: Quá trình phân giải đường → Khử carboxyl hóa oxy hóa pyruvate → Chu kỳ Crep → Phosphoryl hóa oxy hóa
– Sự chuyển hoá năng lượng: Giải phóng năng lượng có trong các hợp chất hữu cơ thành năng lượng dễ sử dụng dạng ATP.
– Sự chuyển hoá vật chất: Là quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ thành các chất vô cơ.
Sự chuyển hoá vật chất
Hy vọng rằng với những chia sẻ ở trên, các bạn đã nắm được chức năng của lục lạp cũng như các vấn đề liên quan đến quá trình quang hợp diễn ra ở thực vật. Để xem thêm nhiều bài viết hay và ý nghĩa hơn, các bạn vui lòng truy cập tiếp vào website labvietchem.com.vn và tìm hiểu với chúng tôi nhé.
THÔNG TIN LIÊN HỆ LABVIETCHEM:
-
Địa chỉ khu vực Hà Nội: Số 219, Nguyễn Khoái, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
-
Địa chỉ khu vực Hồ Chí Minh: 158/30 Hoàng Hoa Thám, Phường 12, Quận Tân Bình.
-
Địa chỉ khu vực Cần Thơ: K2-2, Võ Nguyên Giáp, P. Phú Thứ, Q. Cái Răng. TP Cần Thơ.
-
Nhà máy: Văn Lâm – Hưng Yên.
-
Hotline: 0826 020 020
-
Email: [email protected]
-
Website: labvietchem.com.vn