So sánh sự khác nhau giữa công nghệ TV OLED và QLED

Gần đây, nếu như bạn đã có kế hoạch mua sắm tivi, có thể bạn sẽ nhìn thấy một loạt các từ viết tắt như: 4K, Smart tivi, SUHD, OLED…vvv và QLED là một trong những sản phẩm mới nhất được đẩy mạnh trong thời gian gần đây. Một trong những nhà sản xuất đầu tiên là hãng điện tử Samsung. Sự ra đời của OLED và QLED đã tạo nên “một kỷ nguyên mới” cho thị trường TV, dần thay các dòng CRT, LCD hay Plasma. Song song với đó là cuộc chiến chưa hồi kết giữa hai dòng sản phẩm này. Vậy, chính xác là TV QLED là gì? Và giữa tivi QLED so sánh với một TV OLED thì loại nào chiếm ưu thế hơn?

Định nghĩa

Tivi OLED, viết tắt của cụm từ Organic Light Emitting Diode, là dòng tivi sử dụng đi-ốt phát quang hữu cơ, mỗi điểm ảnh sẽ tự phát sáng và bật tắt một cách độc lập khi có dòng điện chạy qua mà không cần hệ thống đèn nền.
Như vậy, công nghệ TV OLED sử dụng tấm nền có các diode hữu cơ phát quang, mỗi điểm ảnh sẽ tự phát sáng và bật tắt một cách độc lập khi có dòng điện chạy qua mà không cần hệ thống đèn nền.

Trong khi đó, QLED (Quantum-dot LED) là dòng TV sử dụng công nghệ chấm lượng tử phủ trên đèn nền LED. Chấm lượng tử này có nhiệm vụ tạo ra màu sắc cho từng điểm ảnh với ánh sáng từ đèn nền LED.

Trước đây chi phí sản xuất OLED khá cao, do đó giá thành sản phẩm chênh lệch nhiều so với QLED. Tuy nhiên thời gian gần đây, OLED đã đạt được mức giá rất cạnh tranh, ngang ngửa QLED.

Để so sánh được điểm khác biệt giữa tivi OLED và QLED, bạn hãy dựa vào một số đặc điểm nổi bật dưới đây:

Về kiểu dáng thiết kế màn hình

Tivi OLED và tivi QLED đều được thiết kế mỏng và nhỏ gọn. Ở một số dòng cao cấp, tivi QLED được đánh giá có kiểu dáng thiết kế đẹp và nổi bật hơn so với tivi OLED.

QLED: Lấy thiết kế màn hình cong và tối giản làm chủ đạo, TV QLED của Samsung năm nay nhìn chung có thiết kế không có nhiều khác biệt dòng SUHD tiền nhiệm năm trước.​
OLED: Nhờ công nghệ điểm ảnh tự phát sáng không cần hệ thống đèn nền mà TV OLED có thể đạt đến độ mỏng khó tin chỉ 2.57mm, mỏng hơn cả những chiếc smartphone mỏng nhất hiện nay, và có thể dễ dàng “đính” lên tường như một bức tranh.

Độ sáng và độ tương phản

Để tối ưu hóa công nghệ QLED, năm 2017 Samsung đã nâng cao độ sáng tối đa lên đến 1.500 – 2.000 nit nhằm tăng cường độ tương phản, trong khi đó TV OLED chỉ đạt độ sáng cao nhất là 1.000 nit. Tuy nhiên, thực tế độ sáng tối đa cao chỉ phù hợp với dòng TV dành làm biển quảng cáo ngoài trời, và khi xem TV có độ sáng quá cao sẽ làm giảm thị lực mắt nghiêm trọng, đặc biệt là đối với người xem là trẻ em.
Về độ tương phản, nhờ các điểm ảnh trên màn hình có thể tắt hoặc mở độc lập nên hiện nay TV OLED là công nghệ TV cho độ tương phản ở mức cao nhất và góc nhìn rộng gần như tuyệt đối.
Thời gian đáp ứng
Trong nhiều năm qua, các TV LCD/LED hay QLED đã được các nhà sản xuất cải thiện thời gian đáp ứng đáng kể. Tuy vậy, TV OLED hiện vẫn là thế hệ TV có tốc độ đáp ứng nhanh nhất, đồng nghĩa với hiện tượng mờ hình sẽ biến mất, những cảnh chuyển động nhanh như thể thao hay phim hành động sẽ trở nên mượt mà hơn.

Về cơ chế đèn nền

Tivi OLED, khi có dòng điện chạy qua và bắt đầu nhận tín hiệu hình ảnh thì các đi-ốt phát quang sẽ tự phát sáng mà không cần phải thông qua đèn nền hoặc bộ lọc màu sắc.

Trong khi, đối với tivi QLED khi có dòng điện chạy qua thì đèn nền và chấm lượng tử mới phát sáng để điều khiển các mức độ sáng khác nhau, từ đó hỗ trợ cho chất lượng hình ảnh hiển thị cao và màu sắc sáng, rực rỡ.

Về công nghệ hình ảnh

Với công nghệ hình ảnh, giữa tivi OLED và QLED cũng có điểm khác biệt lớn, cụ thể như sau:

 

Tivi OLED


Tivi QLED


Độ sáng

Sử dụng pixel để tạo ánh sáng, mang lại độ sáng tương đối tốt nhưng không bằng tivi QLED.

Sử dụng đèn nền riêng biệt kết hợp chấm lượng tử nên mang lại độ sáng tốt.

Độ đen sâu

Mỗi pixel được cấu tạo từ hợp chất hữu cơ, có cấu trúc phân tử đặc thù nên tự sáng khi dòng điện chạy qua và ngược lại, nhờ đó chúng có thể tự tắt để làm tối hoàn toàn cũng như tạo độ đen sâu rất tốt.

Đèn nền và chấm lượng tử cần dòng điện để phát sáng, nên vẫn tồn tại một ít ánh sáng lọt qua khi dòng điện không chạy qua, nhờ đó độ đen sâu không hoàn hảo bằng tivi OLED.

Không gian màu

Độ chính xác, độ sáng và dải màu tương đối tốt.

Nhờ sử dụng các chấm lượng tử nên độ chính xác, độ sáng và dải màu tốt hơn một chút.Nhờ sử dụng các chấm lượng tử nên độ chính xác, độ sáng và dải màu tốt hơn một chút.

Thể hiện màu đen tuyệt đối

Đối với bất kỳ chiếc TV nào, độ sâu màu màu đen luôn là yếu tố hàng đầu để đánh giá chất lượng hình ảnh. Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có dòng TV nào soán ngôi được OLED trong việc thể hiện sắc đen tuyệt đối cùng màu sắc trung thực.
Ngoài ra, vì muốn chạy đua độ mỏng nên TV QLED đã sử dụng công nghệ “LED viền” thay vì “LED nền” dẫn đến chất lượng màu đen không được “sâu”, đây thực sự là một điểm yếu “chết người” trên các TV QLED 2017 của Samsung.

Khả năng tiết kiệm điện năng

Tivi OLED sử dụng tấm panel OLED cực mỏng và hầu như không cần đến blacklight. Nhờ vậy mà tivi OLED thường có trọng lượng nhẹ, mỏng hơn so với Tivi QLED. Điều này đồng nghĩa với việc TV OLED tiết kiệm điện năng hơn.

Độ đồng nhất và góc quan sát

Tivi OLED có độ đồng nhất gần như hoàn hảo và giữ được chất lượng tốt khi nhìn ở mọi góc độ nhờ có độ đen sâu và độ tương phản tốt.

Trong khi, tivi QLED vẫn còn mắc phải nhược điểm là có thể nhìn thấy cả đèn nền hoặc tình trạng bị mất màu khi nhìn từ những góc nghiêng do độ sâu và độ tương phản không hoàn hảo như tivi OLED.

Dù tivi OLED hay tivi QLED thì cũng đều có ưu nhược điểm riêng, để đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. TV QLED tuy không có độ sâu đen tuyệt đối và khả năng tiết kiệm điện tốt như OLED nhưng bù lại nó có giá bán khá rẻ, mẫu mã đa dạng, chất lượng hình ảnh, kiểu dáng thiết kế ngày càng trở nên bắt mắt. Nếu OLED có sự vượt trội trong bóng tối thì TV QLED lại là một thiết bị toàn diện tốt hơn.

Chẳng hạn, nếu như bạn đang có nhu cầu chọn mua tivi với giá thành mềm kèm mẫu mã đa dạng, kiểu dáng bắt mắt và có thể phù hợp cho bất kì không gian nào thì tivi QLED là lựa chọn ưu tiên.

Trong khi, tivi OLED lại phù hợp cho những không gian lớn và sang trọng, nhất là khả năng đạt độ đen sâu hoàn hảo và mang lại tiết kiệm điện tốt hơn so với tivi QLED nhưng lại có giá thành cao

Để lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhất cho mình, bạn nên căn cứ vào điều kiện tài chính, nhu cầu sử dụng cũng như sở thích của bản thân.