So sánh sự khác nhau giữa đường phổi và đường thốt nốt
Hiện nay, ngoại trừ đường cát trắng được sử dụng khá rộng rãi và phổ biến thì còn có các loại đường như đường phèn, đường phổi, đường nâu, đường thốt nốt, đường bát,… Nếu bạn là người am hiểu về các loại đường thì chắc chắn sẽ biết cách phân biệt từng loại đường khác nhau. Trong số đó, đường phổi và đường thốt nốt là hai loại đường dễ gây nhầm lẫn nhất đối với người sử dụng. Cùng tìm hiểu sự khác nhau của hai loại đường này qua bài viết dưới đây nhé!
Định nghĩa và đặc điểm của đường phổi và đường thốt nốt
Đường phổi và đường thốt nốt khác nhau như thế nào thì chúng ta cần tìm hiểu về một vài đặc điểm cơ bản của hai loại đường này.
Mục lục bài viết
Đường phổi là gì?
Đường phổi là một món ăn đặc sản Quảng Ngãi, được làm từ mật mía, có màu trắng và vàng, vị ngọt thanh đặc trưng của mật mía. Vì hình dạng của mỗi mảnh được tạo ra giống như một lá phổi, nên cái tên đường phổi có lẽ bắt nguồn từ đây.
Đường phổi được chia làm hai loại là đường phổi trắng có hình dạng giống lá phổi, và đường phổi vàng có hình dạng là hình vuông, kích thước khoảng 3cm và dày khoảng 2cm.
Đặc điểm của đường phổi là có vị ngọt thanh, mùi thơm đặc trưng của mật mía, khi cắn vào có cảm giác xốp xốp, vị ngọt không quá gắt, tan chậm.
Đường phổi có 2 loại là đường phổi trắng và vàng, tuy khác nhau về hình dạng và màu sắc nhưng chất lượng thì không đổi
Đường thốt nốt là gì?
Nếu đường phổi là món ăn đặc sản Quảng Ngãi thì đường thốt nốt là một món ăn đặc sản nổi tiếng của An Giang. Đường thốt nốt được làm từ cây thốt nốt nhưng không phải từ các bộ phận như thân, rễ, lá hay quả mà là được chế biến từ nước dịch chảy ra từ nhụy của cây thốt nốt.
Đường thốt nốt còn được gọi là “đường không ly tâm”, bởi vì nó không kéo thành sợi trong quá trình chế biến để loại bỏ mật đường.
Đặc điểm nhận biết đường thốt nốt đó là nó có màu nâu đỏ hoặc vàng nâu, không xuất hiện tinh thể đường bên trên. Đường có mùi thơm đặc trưng của thốt nốt, thỉnh thoảng có mùi khét nhẹ do được nấu bằng phương pháp thủ công, độ chua nhẹ. Độ mịn rất cao, chúng ta có thể dùng bất cứ vật gì cào lên viên đường và sẽ thấy đường rất mịn, nhuyễn và tan nhanh ở nhiệt độ bình thường.
Có 3 loại đường thốt nốt với 3 hình dạng khác nhau:
- Đường thốt nốt viên có đường kính khoảng từ 3 – 5 cm, được dùng phổ biến nhất.
- Đường thốt nốt cô đặc: có dạng rắn hoặc rắn lỏng, được bảo quản trong các hũ nhựa.
- Đường thốt nốt khối, là loại đường rất ít được sản xuất, chỉ sản xuất theo yêu cầu với số lượng lớn.
Đường thốt nốt có màu nâu đỏ hoặc vàng đậm là đường nguyên chất, được sản xuất thủ công.
Cách nhận biết đường phổi và đường thốt nốt đơn giản nhất
Chúng ta có thể dựa vào hình dáng, đặc điểm, màu sắc để phân biệt đường phổi và đường thốt nốt một cách đơn giản nhất.
- Hình dáng: Đường phổi có dạng viên hình vuông, đường kính khoảng 2-3cm, hoặc được cắt thành mảnh lớn với hình lá phổi, đường thốt nốt cũng có dạng viên và nhiều hình dáng khác nhau như hình vuông, tròn, hình khối trụ, dạng cô đặc, dạng khối, dạng bột,…
- Đặc điểm: Đường phổi
- Màu sắc: Đường phổi có 2 loại với 2 màu cơ bản là màu trắng và vàng, đường thốt nốt có màu nâu đỏ, vàng đậm.
Đường phổi có màu vàng tươi, sáng hơn đường thốt nốt
Quy trình nấu đường phổi và đường thốt nốt
Không phải ngẫu nhiên mà đường phổi và đường thốt nốt là một trong những món ăn đặc sản Quảng Ngãi và An Giang, tất cả là bởi chúng có những đặc trưng mà không nơi nào có được, thể hiện qua quy trình sản xuất kỳ công và truyền thống.
Quy trình sản xuất đường phổi
- Đầu tiên, người ta sẽ ép nước mía từ cây mía mật vào chảo để nấu. Nhiệt độ để nấu mật mía là rất cao mới có thể làm “chết” mật mía.
- Trong lúc nấu mật mía, người ta sẽ cho nhiều dầu phộng để tạo độ bóng, cho nước vôi để tinh lọc, lắng cặn đường, loại bỏ tạp chất. Đồng thời cho thêm trứng gà để làm sạch đường và tạo được hương vị đặc trưng.
- Tiếp tục nấu đường cho đến một nhiệt độ nhất định, hay còn gọi là đến khi đường “già” thì mật mía sẽ sôi chậm và đặc dần. Cách để nhận biết độ “già” của đường là dùng một chiếc đũa, lấy một ít đường bỏ vào nước và đặt dưới ánh đèn để xem độ kết dính như thế nào. Nếu đường nấu quá già thì thì phải đổ một ít nước vào nấu và canh lại cho đến khi đạt chuẩn. Lúc này, người thợ sẽ đưa chảo ra ngoài và khuấy, đánh theo vòng tròn cho đến khi đường trương phồng lên và đông đặc lại.
- Từ những bánh đường to, người ta sẽ cắt đường thành những viên hình vuông, có kích thước vừa phải, sau đó đóng gói để tạo thành thành phẩm.
Đường phổi được nấu theo phương pháp thủ công mang đậm nét truyền thống của người Quảng Ngãi
Quy trình sản xuất đường thốt nốt
- Nước thốt nốt sau khi thu hoạch xong sẽ được đem đi nấu ngay trước khi vị chua của men làm biến chất nước thốt nốt, và phương pháp nấu thủ công sẽ được áp dụng.
- Người ta sẽ chuẩn bị một cái chảo lớn bắt lên bếp, sau đó cho nước thốt nốt vào chảo và dùng đũa khuấy liền tay, nước trong chảo sẽ từ từ bay hơi theo nhiệt và sẽ giữ lại phần đường và men thốt nốt cho đến khi chúng cô đặc dần. Càng nấu lâu thì màu đường càng đậm, nếu có màu nâu đỏ thì đó sẽ là đường thốt nốt nguyên chất và cao cấp. Nếu đường có màu vàng bình thường thì thuộc loại phổ thông.
- Sau khi nấu xong, nhân lúc đường thốt nốt còn nóng và ở dạng lỏng thì người ta sẽ tạo hình bằng cách đổ vào các khuôn khác nhau và để đến khi đường nguội, khô lại thì sẽ lấy ra khỏi khuôn.
Đường thốt nốt được nấu thủ công sẽ thơm ngon, đẹp mắt và đúng chuẩn vị hơn
Trên đây là những chia sẻ của Top 5 Quảng Ngãi về cách phân biệt giữa đường phổi và đường thốt nốt. Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu đường phổi và đường thốt nốt.
Nếu thích thì like, hay thì share bạn nhé!
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM