So sánh sự thức tỉnh của nhân vật Mị và nhân vật Chí Phèo

Nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm “Chí Phèo” và Mị trong tác phẩm “Vợ Chồng A Phủ” là hình ảnh đại diện cho người nông dân nghèo trong xã hội xưa, nhưng, tiềm ẩn trong họ là sức phản kháng và sức sống mãnh liệt. Bài viết dưới đây sẽ so sánh sự thức tỉnh của hai nhân vật này thông qua nôi dung bài viết sau

    1

    . Dàn bài so sánh sự thức tỉnh của nhân vật Mị và nhân vật Chí Phèo chi tiết:

    1.1. Mở bài:

    – Giới thiệu tác giả Tô Hoài và Nam Cao

    – Giới thiệu hai tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” và tác phẩm “Chí Phèo” , dẫn dắt đến vấn đề: sự thức tỉnh của hai nhân vật Mị và Chí Phèo.

    1.2. Thân bài:

    a. Sự thức tỉnh của Chí Phèo:

    – Quá trình tha hóa của Chí Phèo:

    + Khi còn nhỏ, là đứa trẻ bị bỏ rơi.

    + Bị đi tù biến và có sự biến đổi lớn trong nhân hình và nhân tính

    => Trở thành con quỹ dữ của làng Vũ Đại bị xã hội đẩy ra bên lề, bị ruồng bỏ và ngày bị lún sâu vào trong tỗi lỗi.

    – Sự thức tỉnh cảu Chí Phèo:

    + Hình ảnh của Thị Nỡ và bát cháo hành có tác động lớn đến sự thức tỉnh của Chí Phèo.

    + Chí thức tỉnh, cảm nhận cuộc sống xung quanh và khao khát làm người lương thiện.

    + Khi bị từ chối quay trở lại con đường lương thiện, Chí Phèo đã giết Bá Kiến – đại diện cho hình hài quỹ dữ trong con người Chí và tự hủy hoại bản thân mình.

    b. Sự thức tỉnh của Mị:

    – Cuộc sống đơn giản, bình yên của Mị trước khi về làm dâu nhà thống lí.

    – Cuộc sống đầy đọa của kiếp trâu bò trả nợ, bị đày đọa cả về thể xác và tinh thần. 

    =>  Cuộc sống bị giam hãm đầy đọa về tinh thần và thể xác làm cho Mị tê liệt ý thức phản kháng.

    – Sự hồi sinh của Mị

    + Nguyên nhân của sự hồi sinh: “hình ảnh tiếng sáo”

    + Biểu hiện của sự hồi Sinh “mong ước được đi chơi ngày xuân”

    + Sau khi thức tỉnh, Mị đã có biểu hiện gay gắt “cắt dây trói cho A phủ và bỏ trốn theo A phủ đến Phiền Xa”.

    c. So sánh:

    – Giống nhau:

    + Nhân vật Chí Phèo và Mị đều là hình ảnh đại diện cho người nông dân nghèo phong kiến cường quyền, bị dồn đẩy đến con đường cùng và bị tha hóa.

    – Khác nhau:

    + Với Chí Phèo: Sự thức tỉnh chỉ có nghĩ như một sự thay đổi trong tư tưởng, nhận thức. Tuy nhiên, sự thức tỉnh đã bị xã hội từ chối.

    + Với Mị: Sự thức tỉnh thực sự là một bước ngoặt làm thay đổi cuộc đời và số phận nhân vật. Ở nhân vật Mị, sự phản kháng của cô có ý nghĩa thay đổi cả số phận và cuộc đời cô. Ở Vợ Chồng A Phủ là sự phản kháng, biết đoàn kết và đấu tranh của những người nghèo cùng chung số phận.

    1.3. Kết bài:

    – Khẳng định lại vấn đề.

    – Khái quát về giá trị của sự thức tỉnh của hai nhân vật.

    2. Dàn  bài số 2 so sánh sự thức tỉnh của nhân vật Mị và nhân vật Chí Phèo ngắn gọn nhất:

    2.1. Mở bài:

    Giới thiệu nhân vật: Nhân vật Chí Phèo (Chí Phèo) và Mị (Vợ chồng A Phủ) là hình ảnh đại diện cho người nông dân nghèo trong xã hội phong kiến xưa. Đồng thời, sự thức tỉnh có ý nghĩa to lớn với giá trị nội dung cho tác phẩm. 

    2.2. Thân bài:

    – Giới thiệu khái quát về Nhân vật Chí Phèo và Mị:

    – Mị và Chí Phèo đều là những người nông dân nghèo khổ, bị cường quyền chèn ép, chà đạp đến mức tê liệt, đánh mất khả năng phản kháng.

    Nhân vật Mị:

    + Mị là người con gái xinh đẹp, yêu đời nhưng buộc trở thành con dâu trừ nợ cho nhà thống lí Bá Tra.

    + Sống ở kiếp làm dâu trả nợ, Mị bị chà đạp cả về thể xác và tinh thần.

    + Mị bị đánh mất đi khả năng phản kháng trước thực trạng đau khổ trước mắt.

    + Trong đêm tình mùa xuân, sức sống bên trong Mị đã được đánh thức, nhưng lại bị thực tại tàn nhẫn đè nén để cô trở lại đối với cuộc sống cam chịu thường ngày.

    + “Giọt nước mắt” của A Phủ đã khiến cho sức sống trong Mị bùng cháy dữ dội đã thôi thúc cô vùng lên cứu sống A Phủ cũng là giải thoát cho cuộc sống của chính mình.

    Nhân vật Chí Phèo:

    + Chí Phèo vốn là một người nông dân lương thiện, nghèo vì sự ghen tuông của Bá Kiến mà bị đẩy vào tù một cách vô lí, oan uổng.

    + Chấp nhận làm tay sai cho Bá Kiến => Chí Phèo bước vào con đường tội lỗi, trở thành con quỷ dữ làng Vũ Đại.

    + Bát cháo hành của Thị Nở đã đánh thức phần nhân tính bên trong con người hắn => Chí khát khao muốn làm hòa với mọi người, muốn trở về với con đường lương thiện.

    + Khi biết mình không thể trở về cuộc đời lương thiện được nữa, Chí Phèo thà lựa chọn cái kết bi thảm nhất cho mình chứ không chịu bắt tay với tội ác một lần nữa, sự phản kháng được thể hiện bằng hành động giết chết Thống lí Bá Tra.

    2.3. Kết bài:

    – Sự hồi sinh của Mị và Chí Phèo thể hiện sự trân trọng, niềm tin của hai nhà văn đối với những giá trị nhân phẩm, sức sống tiềm tàng bên trong con người.

    3. Bài văn mẫu phân tích So sánh sự thức tỉnh của nhân vật Mị và nhân vật Chí Phèo hay nhất:

    Tô Hoài và Nam Cao là hai cây bút xuất sắc trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Đây là hai cây bút ưa thích viết về những người nông dân trong xã hội phong kiến xưa. Nếu như Nam Cao đi sâu khai thác hình ảnh người nông dân chân chất, thông quê, tiêu biểu là nhân vật Chí Phèo. Thì Tô Hoài lại tìm đến những người nông dân chịu thương chịu khó ở vùng núi Tây Bắc xa xôi, tiêu biểu là hình ảnh nhân vật Mị. Tuy mỗi nhân vật đều mang một màu sắc, đặc trưng riêng, nhưng đều có điểm chung là sự hồi sinh thức tỉnh sau những ngày tháng dài sống trong tăm tối.

    Nam Cao và Tô Hoài là hai tác giả có sự đồng điệu trong tâm hồn, gặp gỡ về mặt tư tưởng nhân đạo. Các tác  phẩm là những tiếng nói yêu thương cảm thông sâu sắc với số phận con người trong xã hội phong kiến phải chịu áp bức bóc lột đến tha hóa cả bản thân.Tuy nhiên, nhân vật của họ điều không chịu khuất phục trước bóng đen của quyền lực mà ngay cuối đường họ đã được hồi sinh quay trở lại với bản ngã thiện lương.

    Trước khi hồi sinh về với ước vọng sống bình thường cả Chí và Mị đều là những người nông dân, hiền lành, chăm chỉ và lương thiện. Chí Phèo vốn là một đứa trẻ mồ côi, chăm chỉ và ở đợ cho nhà Bá Kiến. Tuy nhiên, vì sự ghen tuông Bà Ba, Bá Kiến đã đẩy chàng thanh niên lương thiện vào cảnh tù ngục. Nhà tù thực dân nơi đầy oan trái đã làm tha hóa con người hiền lành của Chí trả thành một kẻ mất đi cả nhân hình và nhân tính. Đầu tiên, Nam Cao miêu tả sự thay đổi về ngoại hình nhân vật thông qua những vết sẹo “vằn dọc vằn ngang”, “răng cạo trắng hớn”, “đầu trọc lốc” trông gớm ghiếc. Về nhân tính, hắn được xem như con quỷ của làng Vũ Đại, chuyên rạch mặt ăn vạ. Chí đã phải đối mặt với bi kịch đau đớn nhất khi bị cả xã hội ruồng bỏ, không một ai đón nhận hắn trở về với xã hội. Hắn bị xã hội chối bỏ quyền làm người.

    Mị vốn là một cô gái Tây Bắc xinh đẹp, nết na, lại có tài thổi sáo, được biết bao chàng trai ngưỡng mộ muốn có. Tuy nhiên, người con gái hương sắc vẹn toàn ấy lại rơi vào tấn bi kịch của cuộc đời khi phải gánh chịu món nợ gia đình và phải đi làm dâu trả nợ cho nhà Thống Lí Pá Tra. Từ đây, cuộc đời của Mị bước vào chuỗi ngày dài tăm tối, Mị sống lầm lũi như một con rùa trong xó cửa, ngày ngày chỉ biết quay sợi, thái cỏ ngựa, lên nương, làm quần quật từ sáng đến đêm, mặt cô cũng buồn rười rượi.

    Để lý giải cho sự hồi sinh của hai nhân vật Chí Phèo và Mị cả hai nhà văn đã xây dựng những tình huống kịch tính nhằm thức tỉnh nhân vật có bước chuyển biến về suy nghĩ cũng như hành động.

    Ở nhân vật Chí Phèo, sau những ngày dài chìm trong men rượu, bỗng đêm hôm đấy Chí đã gặp Thị Nở  – người con gái xấu như ma chê quỷ hờn của nàng Vũ Đại. Sau đêm tình trong vườn chuối và hình ảnh bát cháo hành mà Thị Nở bưng đến, nó dường như đánh thức con người của hắn. Hắn dường như đã sống trở lại với thực tại, lại  nghe thấy những tiếng động thân thương của cuộc sống hàng hàng, hắn nhớ ra cũng đã có thời mình mơ ước được sống một cuộc sống bình dị “Vợ chồng bảo nhau làm ăn, nuôi lợn, chăn gà xây dựng gia đình hạnh phúc”. Chí lại muốn làm người lương thiện, nhưng không ai cho hắn lương thiện. Bởi vậy, câu chuyện kết thúc bằng hình ảnh Chí Phèo tìm đến nhà thống lý Bá Kiến, giết chết hắn, đồng thời kết thúc cuộc đời đầy đau khổ của chính mình. Mặc dù, Chí Phèo đã chết, nhưng cái chết của hắn được xem như con đường giải thoát duy nhất cho cuộc đời tăm tối của chính mình.

    Đối với nhân vật Mị, sự thức tỉnh của Mị không chỉ đến một lần, vào đêm tình mùa xuân, khi những tiếng sáo đã thôi thúc sức trẻ và niềm vui sống của Mị, Mị muốn đi chơi. Nhưng thật tế phũ phàm đã dập tắt đi mong ước nhỏ nhoi ấy. Lần thứ hai, ý thức về nguồn sống của Mị được khơi gợi bởi những giọt nước mắt của A Phù – một con người cũng chung cảnh ngộ ở đợ trả nợ như Mị. Lúc ấy, lòng ham sống mãnh liệt được đánh thức trong Mị. Cô biết nếu không chạy khỏi đây thì cũng chết dần chết mòn trong chính những sự tủi ngục và đau đơn, nên Mị đã lấy hết lòng cam đảm đã cởi trói cho A Phủ và cùng anh chốn đi tìm chân trời mới.

    Nét chung trong ngòi bút của Nam Cao và Tô Hoài, đều là tấm lòng xót thương và đồng cảm cho nhân vật của mình. Sự hồi sinh về nhân tính cũng như khát vọng sống mãnh liệt của Chí Phèo và Mị là tiếng nói phê phán gay gắt xã hội phong kiến thối nát, nơi mà con người ta đã dùng quyền lực để áp bức đẩy những người nông dân hiền lành trở nên bị tha hóa mất hết ý thức sống.

    Như vậy, hai truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài và “Chí Phèo” của Nam Cao đều là những tác phẩm tiêu biểu trong nền văn học Việt Nam về đề tài người nông dân. Tuy, mỗi nhân vật đều mang những nét tính cách và số phận khác nhau, nhưng điểm chung mang trong mình một sức sống mãnh liệt, họ đều khao khát một sức sống và niềm tin về cuộc đời.