So sánh thương hiệu và nhãn hiệu – Việt Luật Hà Nội

So sánh thương hiệu và nhãn hiệu

Khái niệm thương hiệu và nhãn hiệu là một khái niệm phổ biến được dùng để chỉ sản phẩm, hàng hóa của một doanh nghiệp được cung cấp trên thị trường. Thương hiệu và nhãn hiệu là hai khái niệm thường xuyên gây ra sự nhầm lẫn cho người nghe khi chưa nắm rõ nội hàm của chúng. Tuy nhiên, chúng khác nhau như thế nào ? Để giúp khách hàng có thể nhận diện được hai khái niệm này một cách rõ ràng, chính xác luật sư Công ty tư vấn Việt Luật sẽ cung cấp cho khách hàng những thông tin để có cách hiểu chính xác về hai khái niệm thương hiệu và nhãn hiệu.

Điểm giống và khác nhau giữa thương hiệu và nhãn hiệu

Điểm giống nhau thương hiệu và nhãn hiệu

– Cả thương hiệu và nhãn hiệu đều là khái niệm dùng để nhận biết về sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của một doanh nghiệp nào đó trên thị trường.
– Đều là sản phẩm hữu hình và có giá trị lợi ích lớn cho chính doanh nghiệp sở hữu nó.

phan-biet-thuong-hieu-nhan-hieu

Điểm khác nhau giữa thương hiệu và nhãn hiệu :

Thứ nhất, Phân biệt khái niệm 

  • Nhãn hiệu: Theo định nghĩa của Tổ chức Sở hữu trí tuệ nhãn hiệu là “ các dấu hiệu dùng những dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tượng tự của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu là những dấu hiệu dùng phân biệt hàng hóa, dịch vụ (nhãn hiệu hàng hóa ) cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Nhãn hiệu được coi là một loại tài sản vô hình của người hoặc công ty thực hiện hoặc sản xuất và là một trong các đối tượng sở hữu được pháp luật bảo hộ.

  • Thương hiệu : là một cái tên gắn liền với một sản phẩm hoặc một nhà sản xuất. nó thường gắn liền với quyền sở hữu của nhà sản xuất và thường được ủy quyền cho người đại diện thương mại chính thức.

Thứ hai, Về hình thức tồn tại.

  • Nhãn hiệu: Là những dấu hiệu được nhận biết bằng các giác quan thường là thị giác, đó có thể là chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Luật một số nước như Hoa Kỳ còn công nhận nhãn hiệu bằng mùi hương.

  • Thương hiệu: Là một tài sản vô hình của doanh nghiệp nó không dễ nhận biết như nhãn hiệu . Khi nói đến thương hiệu người ta liên tưởng đến những yếu tố tạo nên danh tiếng của sản phẩm đó, bao gồm cả hữu hình lẫn vô hình, như kiểu dáng, chất lượng sản phẩm, định hình nhãn hiệu của sản phẩm, giá cả, thái độ phục vụ của nhân viên bán hàng, cảm nhận của khách hàng.

Thứ ba, Về thời gian tồn tại

  • Nhãn hiệu được tạo ra chỉ trong thời gian đôi khi là rất ngắn, trong khi để tạo dựng được một thương hiệu (tạo dựng hình ảnh về hàng hóa, dịch vụ trong tâm trí người tiêu dùng) đôi khi là cả cuộc đời của doanh nhân.

  • Thương hiệu nổi tiếng sẽ tồn tại mãi theo thời gian nhưng nhãn hiệu hàng hóa thì chỉ có giá trị pháp lý trong thời gian nhất định (thời hạn bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa thường là 10 năm và có thể được kéo dài bằng việc gia hạn).

  • Thương hiệu tồn tại lâu hơn nhãn hiệu. Có những TH nổi tiếng mãi theo thời gian nhưng nhãn hiệu thì thay đổi theo những yếu tố tác động bên ngoài nhất định như thị hiệu người tiêu dùng.

Thứ tư, về giá trị 

  • Nhãn hiệu dau khi thực hiện thủ tục đăng lý tại Cục sở hữu trí tuệ sẽ trở thành tài sản và có thể đem ra định giá. Thương hiệu thì không được đem ra định giá một cách dễ dàng vì nó gắn liền với uy tín, khả năng cung cấp hàng hóa, dịch vụ do đó các doanh nghiệp khác không thế bắt chước hay làm giả được bởi nó bao hàm cả sự tin tượng và thái độ lựa chọn của khách hàng đối với một sản phẩm của một thương hiệu nào đó.

Thứ năm, Về mặt pháp lý

  • Nhãn hiệu: Nhãn hiệu là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam;

  • Thương hiệu: Thương hiệu không là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam;

Trên đây là nội dung phân tích của luật sư Công ty tư vấn Việt Luật nhằm cung cấp cho khách hàng những thông tin cơ bản liên quan đến các quy định của pháp luật về việc phân biệt hai thuật ngữ nhãn hiệu và thương hiệu được sử dụng như thế nào. Để nắm bắt thêm thông tin cụ thể khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Việt Luật qua số điện thoại 0965.999.345 để được tư vấn cụ thể