So sánh văn bản quy phạm và văn bản hành chính

Đánh giá post

Nước ta có một hệ thống văn bản đồ sộ với rất nhiều loại văn bản khác nhau bao gồm các văn bản chuyên ngành, văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính… các loại văn bản này được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, phục vụ cho công việc của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động chuyên môn, hoạt động quản lý, thi hành chính sách pháp luật, chủ trương của Đảng, nhà nước, hoạt động quản lý hành chính trong các đơn vị, cơ quan… Để sử dụng đúng các loại văn bản phù hợp với từng mục đích khác nhau, đòi hỏi chúng ta phải có sự hiểu biết về công dụng, kỹ thuật soạn thảo, ban hành của từng loại văn bản. Trong phạm vi bài viết này chúng ta cùng so sánh văn bản quy phạm và văn bản hành chính.

So sánh văn bản quy phạm và văn bản hành chính

Xem thêm: Văn bản hành chính

Khái niệm văn bản quy phạm và văn bản hành chính

Trước tiên, chúng ta cùng tìm hiểu về hai khái niệm: văn bản quy phạm và văn bản hành chính là gì?

Văn bản quy phạm hay văn bản quy phạm pháp luật được định nghĩa theo Điều 2 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 có nội dung như sau: văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật trong nhiều lĩnh vực khác nhau như thương mại, hành chính, hình sự,… được ban hành theo trình tự, thủ tục, hình thức, thẩm quyền, kỹ thuật xây dựng và soạn thảo theo quy định của Pháp luật.

Văn bản hành chính được định nghĩa theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 30/2020/NĐ-CP của chính phủ về công tác văn thư có nội dung như sau: văn bản hành chính là loại văn bản hình thành trong quá trình chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc của các cơ quan, tổ chức. Bao gồm hai loại văn bản là: văn bản hành chính thông thường và văn bản hành chính cá biệt

Văn bản hành chính thông thường là những văn bản hành chính mang tính thông tin, trao đổi, ghi chép điều hành là chủ yếu, một số văn bản nhằm thực hiện, thi hành các văn bản QPPL, các văn bản khác liên quan hoặc dùng để giải quyết một hoặc một số công việc cụ thể nhất định nhằm phản ánh tình hình, giao dịch, trao đổi,… công việc trong các cơ quan, tổ chức hoặc giữa các cơ quan tổ chức với nhau. 

Văn bản hành chính cá biệt là loại văn bản hành chính dùng để thể hiện, thi hành, cụ thể hoá các quyết định, quy định quản lý của cơ quan quản lý nhà nước trên cơ sở những quy định chung của pháp luật, quy định của cơ quan mình hoặc quyết định mang quy phạm của  các cơ quan cấp trên nhằm giải quyết những công việc cụ thể trong hoạt động quản lý

Xem thêm: Văn bản quy phạm pháp luật có mấy loại

Điểm giống nhau của văn bản quy phạm và văn bản hành chính

So sánh văn bản quy phạm và văn bản hành chính

  • Đều được xây dựng trên ngôn ngữ là tiếng Viết để đảm bảo không làm thay đổi nghĩa của từ, nội dung ban hành sát với ý chí của chủ thể ban hành nhất có thể,  trình bày đầy đủ, chính xác, mạch lạc toàn bộ nội dung về các vấn đề phát sinh trong quản lý nhà nước, dễ hiểu, dễ nắm bắt vì vậy giúp cho đối tượng thi hành dễ dàng hơn trong việc thực hiện văn bản; đồng thời giúp chuyển tải, lưu trữ, khai thác thông tin một cách nhanh chóng, tiện lợi phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước.

  • Đều được chủ thể có thẩm quyền ban hành nhằm đảm bảo sự hoạt động trơn tru, ổn định, linh hoạt của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.

  • Có nội dung thể hiện ý chí của chủ thể ban hành hướng tới đạt được mục tiêu quản lý;

  • Hình thức văn bản được pháp luật quy định khá cụ thể và chi tiết;

  • Đều ban hành theo những trình tự, thủ tục nhất định do pháp luật quy định;

Xem thêm: Thủ tướng Chính phủ được ban hành văn bản nào

Điểm khác nhau giữa văn bản quy phạm và văn bản hành chính

Các tiêu chí đánh giá

Văn bản quy phạm

Văn bản hành chính

Khái Niệm

Văn bản quy phạm hay văn bản quy phạm pháp luật được định nghĩa theo Điều 2 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 có nội dung như sau: văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật trong nhiều lĩnh vực khác nhau như thương mại, hành chính, hình sự,… được ban hành theo trình tự, thủ tục, hình thức, thẩm quyền, kỹ thuật xây dựng và soạn thảo theo quy định của Pháp luật.

 

Văn bản hành chính được định nghĩa theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 30/2020/NĐ-CP của chính phủ về công tác văn thư có nội dung như sau: văn bản hành chính là loại văn bản hình thành trong quá trình chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc của các cơ quan, tổ chức.

Hiệu lực pháp lý

Văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn văn bản hành chính, thường được áp dụng trong phạm vi cả nước, áp dụng nhiều lần cho từng đối tượng điều chỉnh khác nhau.

Văn bản hành chính Có hiệu lực pháp lý thấp hơn văn bản quy phạm pháp luật và thường được sử dụng nhằm để triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, thường áp dụng một lần cho một hoặc một nhóm đối tượng.

Nội dung

Chứa đựng những quy tắc xử sự chung áp dụng nhiều lần cho các đối tượng cụ thể, có tính bắt buộc, được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

Nội dung chỉ mang tính chất thông tin, trao đổi, ghi chép, yêu cầu…  nhằm giải quyết các công việc cụ thể.

Hình thức

Được quy định tại Luật Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, và các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan, có các loại văn bản như: Hiến pháp, Luật, Nghị Quyết, Nghị Định,…

Được quy định tại Nghị định 30/2020/NĐ-CP có các loại văn bản như: Quyết định, Hợp đồng, công văn, kế hoạch, tờ trình, đề nghị…..

Thủ tục xây dựng, ban hành

Được xây dựng và ban hành theo những trình tự, thủ tục được quy định tại Luật Ban hành văn bản Quy phạm pháp luật năm 2015.

Được quy định tại Nghị Định 30/2020/NĐ-CP, tuy nhiên, Các cơ quan, đơn vị, cá nhân cũng có thể linh hoạt soạn thảo và ban hành dựa trên nhu cầu sử dụng và đặc thù của đơn vị.