Soạn Văn Lớp 6 Bài So Sánh (Cực Ngắn)

Chào mừng bạn đến với trungcapluatvithanh.edu.vn trong bài viết về Ngữ văn lớp 6 tập 2 bài so sánh chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây

Sách giải văn 6 bài so sánh (Cực Ngắn), giúp bạn soạn bài và học tốt ngữ văn 6, sách giải ngữ văn lớp 6 bài so sánh sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập văn lớp 6 của bạn, bạn sẽ có những lời giải hay, những bài giải sách giáo khoa ngữ văn lớp 6, giải bài tập sgk văn 6 đạt được điểm tốt:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Soạn Văn Lớp 6
  • Soạn Văn Lớp 6 (Ngắn Gọn)
  • Giải Vở Bài Tập Ngữ Văn Lớp 6
  • Tác Giả – Tác Phẩm Văn Lớp 6
  • Đề Kiểm Tra Ngữ Văn Lớp 6
  • Sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 tập 1
  • Sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 tập 2
  • Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 6 Tập 1
  • Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 6 Tập 2
  • Tập Làm Văn Mẫu Lớp 6

I. So sánh là gì?

Câu 1 (trang 24 Ngữ Văn 6 Tập 2):

Tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh

a. Búp trên cành

b. Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận

Câu 2 (trang 24 Ngữ Văn 6 Tập 2):

– trẻ em so sánh với búp trên cành

-rừng đước so sánh với hai dãy trường thành vô tận

→ Sở dĩ có thể so sánh như vậy vì các sự vật có sự tương đồng , so sánh nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

Câu 3 (trang 24 Ngữ Văn 6 Tập 2):

Sự so sánh trong câu này khác các câu trên ở chỗ đây là so sánh lí luận thiên về chức năng nhận thức hơn là biểu cảm

II. Cấu tạo của phép so sánh

Câu 1 (trang 24,25 Ngữ Văn 6 Tập 2):

Điền vào bảng

Vế A (sự vật được so sánh) Phương diện so sánh Từ so sánh Vế B (sự vật dùng để so sánh) a Trẻ em (tươi non) như búp măng non b Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận c Con mèo vằn vào tranh to hơn cả con hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến

Câu 2 (trang 25 Ngữ Văn 6 Tập 2):

Nêu thêm một số từ so sánh

Xem thêm:: Phân tích bài thơ Chiều tối (Hồ Chí Minh) – Văn mẫu lớp 11

– Từ hô ứng: bao nhiêu….bấy nhiêu

– Từ: là, tựa thế, bằng, hơn , kém, ngang,…

3. Cấu tạo của phép so sánh ở ví dụ có điểm đặc biệt:

a. Dùng dấu hai chấm thay cho từ so sánh

b. Đảo vị trí của hai vế so sánh

Luyện tập

Câu 1 (trang 25,26 Ngữ Văn 6 Tập 2):

a. So sánh đồng loại

– So sánh người với người : Thầy thuốc như mẹ hiền

– So sánh vật với vật:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

(Cảnh khuya- Hồ Chí Minh)

b. So sánh khác loại

Xem thêm:: Bảng 29 Chữ Cái Tiếng Việt Chuẩn (Bộ GD&ĐT) Dành Cho Bé

– So sánh vật với người:

Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

(Mẹ – Trần Quốc Minh)

– So sánh cái cụ thể với cái trìu tượng

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

(ca dao)

Câu 2 (trang 26 Ngữ Văn 6 Tập 2):

– Khỏe như voi

– Đen như thui

– Trắng như trứng gà bóc

Xem thêm:: Top 9 Bài văn phân tích đoạn trích “Tình yêu và thù hận” của Uy-li

– Cao như núi

Câu 3 (trang 26 Ngữ Văn 6 Tập 2):

Các câu văn có dụng phép so sánh trong :

– Bài học đường đời đầu tiên

+ Những ngọn cỏ gãy rạp y như có nhát dao vừa lia qua

+Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc

+Cái chàng Dế Choắt người gầy gòm và dài lêu nghêu như gã nghiện thuốc phiện

…..

– Sông nước Cà Mau

+ Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi kênh rạch càng buả giăng chi chít như mạng nhện

+ Dòng sông Năm Căn mênh mông nước đổ ầm ầm ra biển ngày đêm như thác

+Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận

…..