Soạn bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc | Ngữ văn 12

Soạn bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc SGK ngữ văn 12 tập 2 hay nhất. Bài soạn dưới đây giúp các bạn nắm được những luận điểm chủ yếu của bài viết và liên hệ với thực tế để có thể hiểu rõ được những đặc điểm của vốn hóa truyền thống của Việt Nam. Bên cạnh đó còn giúp các bạn nâng cao được kỹ năng đọc, nắm bắt và xử lý thông tin trong những văn bản khoa học và chính luận.

Tham khảo thêm:

1. Soạn bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc phần Tác giả

– Tác giả Trần Đình Hượu (1926 – 1995) quê ở xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.

– Ông là một nhà nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến lịch sử tư tưởng và văn học Việt Nam trung cận đại.

-Vào năm 2000, ông đã được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ.

– Một số những công trình nghiên cứu: Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900 – 1930 (1988), Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại (năm 1995), Đến hiện đại từ truyền thống (năm 1996), Các bài giảng về tư tưởng phương Đông (năm 2001)…

2. Soạn bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc nội dung tác phẩm

Xuất xứ của tác phẩm:

– Tác phẩm “Nhìn về vốn văn hóa dân tộc” được trích từ phần II, bài “Về vấn đề tìm đặc sắc văn hóa dân tộc” được in trong cuốn Đến hiện đại từ truyền thống.

– Nhan đề do chính người biên soạn SGK đặt.

Bố cục của bài:

Tác phẩm gồm 3 phần:

– Phần 1: Từ đầu cho đến “nhưng chắc chắn có liên quan gần gũi với nó”: Nội dung là lời nhân xét về nền văn hóa dân tộc.

– Phần 2. Tiếp theo cho đến “để lại dấu vết khá rõ trong văn học”: Nói về đặc điểm của nền văn hóa Việt Nam.

– Phần 3. Phần còn lại: Cho biết con đường hình thành văn hóa.

3. Nhìn về vốn văn hóa dân tộc | Đọc – hiểu văn bản

 a) Nhận xét về nền văn hóa dân tộc Việt Nam:

Lời dẫn dắt “Trong lúc chờ đợi kết quả khoa học…văn hóa dân tộc”: Cách nêu vấn đề rất ngắn gọn và khách quan.

b) Những đặc điểm của nền văn hóa Việt Nam

Những điểm hạn chế và thế mạnh:

* Điểm hạn chế:

– Văn hóa Việt Nam chưa có được những tầm vóc lớn lao, chưa có vị trí quan trọng, chưa nổi bật và chưa có sức ảnh hưởng tới các nền văn hóa khác.

– Hạn chế trên một số các phương diện như:

  • Thần thoại không có sự phong phú.

  • Tôn giáo, triết học không phát triển và ít quan tâm đến giáo lý.

  • Khoa học kỹ thuật không được phát triển thành truyền thống.

  • Âm nhạc, hội họa và kiến trúc không phát triển đến tuyệt kĩ.

  • Thơ ca chưa tác giả nào đạt được những tầm vóc lớn lao.

* Thế mạnh

  • Thế mạnh của nền văn hóa Việt Nam:rất thiết thực, linh hoạt, dung hòa và lành mạnh với những vẻ đẹp dịu dàng, thanh lịch và những con người hiền lành, tình nghĩa.

  • Việt Nam có nhiều tôn giáo nhưng không xảy ra những xung đột.

  • Con người sống có tình có nghĩa: tốt gỗ hơn tốt nước sơn, cái nết đánh chết cái đẹp….

  • Các công trình kiến trúc với quy mô vừa và nhỏ, hài hòa với thiên nhiên.

Những đặc điểm của nền văn hóa Việt Nam

– Tôn giáo: không cuồng tín, cực đoan mà dung hòa giữa các tôn giáo tạo nên sự hài hòa, không tìm sự siêu thoát tinh thần bằng tôn giáo và coi trọng cuộc sống trần tục hơn là thế giới bên kia.

– Nghệ thuật: sáng tạo những tác phẩm rất tinh tế nhưng không có quy mô lớn, không mang vẻ đẹp kì vĩ, tráng lệ và phi thường.

– Ứng xử:trọng tình nghĩa nhưng không chú ý nhiều đến trí, dũng, chuộng sự khéo léo, không kì thị, cực đoan, thích sự bình yên.

– Sinh hoạt: thích chừng mực vừa phải, mong ước thái bình, thích cuộc sống an cư lạc nghiệp để làm ăn no đủ, sống thanh nhàn, thong thả, có đông con, nhiều cháu, không mong ước những gì quá cao xa, khác thường,…

– Quan niệm về cái đẹp: cái đẹp vừa ý là xinh, là khéo, hướng vào những cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng, quy mô vừa phải.

– Kiến trúc: tuy nhỏ nhưng điểm nhấn lại chính là sự hài hòa, tinh tế với thiên nhiên.

– Lối sống: ghét sự phô trương, thích kín đáo, trọng tình nghĩa….

⇒ Văn hóa của người Việt Nam giàu tính nhân bản, luôn hướng đến những sự tinh tế, hài hòa trên nhiều phương diện. Đó chính là bản sắc của nền văn hóa Việt Nam.

c) Con đường hình thành văn hóa

– Sự tạo tác của chính dân tộc ta.

– Khả năng chiếm lĩnh và đồng hóa những giá trị văn hóa ở bên ngoài.

4. Trả lời câu hỏi trong SGK

Câu 1 trang 162 sgk ngữ văn 12 tập 2

Đề bài:Tác giả phân tích những đặc điểm của vốn văn hóa dân tộc dựa trên những phương diện cụ thể nào của đời sống vật chất và đời sống tinh thần?

*Trả lời:

Vật chất:

– Sinh hoạt: thích chừng mực vừa phải, mong ước thái bình,thích cuộc sống  an cư lạc nghiệp để làm ăn no đủ, sống thanh nhàn, thong thả, có đông con, nhiều cháu, không mong ước những gì quá cao xa, khác thường,…

Tinh thần:

– Tôn giáo: không cuồng tín, cực đoan mà dung hòa giữa các tôn giáo tạo nên sự hài hòa, không tìm sự siêu thoát tinh thần bằng tôn giáo, coi trọng cuộc sống trần tục hơn là thế giới bên kia.

– Nghệ thuật: sáng tạo những tác phẩm rất tinh tế nhưng không có quy mô lớn, không mang vẻ đẹp kì vĩ, tráng lệ, phi thường.

– Ứng xử: trọng tình nghĩa nhưng không chú ý nhiều đến trí, dũng, chuộng sự khéo léo, không kì thị, cực đoan và thích sự bình yên.

– Quan niệm về cái đẹp: cái đẹp vừa ý là xinh, là khéo, hướng đến những cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng, quy mô vừa phải.

– Kiến trúc: tuy nhỏ nhưng điểm nhấn lại chính là sự hài hòa, tinh tế với thiên nhiên.

– Lối sống: ghét sự phô trương, thích kín đáo, trọng tình nghĩa…

Câu 2 trang 162 sgk ngữ văn 12 tập 2

Đề bài: Theo tác giả, đặc điểm nổi bật nhất trong việc sáng tạo văn hóa của Việt Nam là gì? Đặc điểm này nói lên những thế mạnh gì của vốn văn hóa dân tộc? Lấy một số dẫn chứng để làm sáng tỏ luận điểm này.

*Trả lời:

– Đặc điểm nổi bật của việc sáng tạo văn hóa Việt Nam là: Văn hóa Việt Nam có tính nhân bản. Tinh thần chung chính là sự thiết thực, linh hoạt và dung hòa. Không có khát vọng hướng đến những sáng tạo lớn mà nhạy cảm, tinh nhan, khôn khéo gỡ các khó khăn và tìm được sự bình ổn.

– Đặc điểm này đã nói lên thế mạnh là tạo ra cuộc sống bình ổn và nhẹ nhàng.

– Dẫn chứng: những tục ngữ của Việt Nam chứa đựng những bài học nhân văn nhẹ nhàng mà sâu sắc.

Câu 3 trang 162 sgk ngữ văn 12 tập 2

Đề bài: Những đặc điểm nào có thể được xem là hạn chế của vốn văn hóa dân tộc?

*Trả lời:

– Văn hóa Việt Nam chưa đạt được những tầm vóc lớn lao, chưa có vị trí quan trọng, chưa nổi bật và chưa có sức ảnh hưởng tới các nền văn hóa khác.

– Hạn chế trên một số các phương diện như:

  • Thần thoại không có sự phong phú.

  • Tôn giáo, triết học không phát triển và ít quan tâm đến giáo lý.

  • Khoa học kỹ thuật không được phát triển thành truyền thống.

  • Âm nhạc, hội họa và kiến trúc không phát triển đến tuyệt kĩ.

  • Thơ ca chưa tác giả nào đạt được những tầm vóc lớn lao.

Câu 4 trang 162 sgk ngữ văn 12 tập 2

Đề bài: Những tôn giáo nào có sức ảnh hưởng mạnh nhất đến nền văn hóa truyền thống Việt Nam? Người Việt Nam đã tiếp nhận tư tưởng của các tôn giáo này theo hướng nào để tạo nên những bản sắc văn hóa dân tộc? Tìm một số ví dụ trong nền văn học để có thể làm sáng tỏ vấn đề này.

*Trả lời:

– Những tôn giáo có sức ảnh hưởng mạnh đến văn hóa truyền thống Việt Nam là: Phật giáo và Nho giáo.

– Người Việt Nam đã tiếp nhận những tư tưởng của các tôn giáo này theo hướng chọn lọc để tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc.

– Ví dụ: Tiếp thu những tư tưởng tích cực như luật nhân quả, đạo hiếu của đạo Phật được tiếp thu…

Câu 5 trang 162 sgk ngữ văn 12 tập 2

Đề bài:  Nhận định “Tinh thần chung của văn hóa Việt Nam là thiết thực, linh hoạt, dung hòa” nhằm nêu lên những mặt tích cực hay hạn chế của văn hóa Việt Nam? Hãy giải thích rõ vấn đề này?

*Trả lời:

– Nhận định: “Tinh thần chung của văn hóa Việt Nam là thiết thực, linh hoạt, dung hòa” nhằm nêu lên những mặt tích cực .

– Giải thích: Ở đây không phải là sự sáng tạo, tìm tòi hay khai phá nhưng nó khẳng định được những sự khéo léo, uyển chuyển của người Việt trong việc tiếp nhận những tinh hoa văn hóa của nhân loại để tạo nên những nét độc đáo của văn hóa Việt Nam.

Câu 6 trang 162 sgk ngữ văn 12 tập 2

Đề bài: Vì sao có thể khẳng định rằng: “Con đường hình thành bản sắc dân tộc của văn hóa không chỉ trông cậy vào sự tạo tác của chính dân tộc đó, mà còn trông cậy vào khả năng chiếm lĩnh, khả năng đồng hóa các giá trị của văn hóa bên ngoài, về mặt đó, lịch sử đã chứng minh là dân tộc Việt Nam có bản lĩnh”. Hãy liên hệ với thực tế lịch sử và văn học của Việt Nam để làm sáng tỏ vấn đề này.

*Trả lời:

– Dân tộc Việt Nam đã trải qua nhiều năm bị đô hộ, áp bức, bóc lột. Trong hoàn cảnh khó khăn đó, chúng ta đã chịu ảnh hưởng của các nền văn hóa nước ngoài. Nhưng sự ảnh hưởng đó được tiếp nhận một cách có chọn lọc, trên cơ sở giữ gìn được những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp. Nhờ đó mà nền văn hóa dân tộc Việt Nam trở nên phong phú và đa dạng hơn.

– Liên hệ thực tế lịch sử: Trong thời kỳ Việt Nam bị thực dân Pháp xâm lược, dân tộc ta đã chịu ảnh hưởng bởi văn hóa của nước Pháp ở kiến trúc, tôn giáo…

5. Luyện tập

Viết một bài luận (dài khoảng 3 trang) về một trong những vấn đề sau đây:

Câu 1 trang 162 sgk ngữ văn 12 tập 2

Đề bài: Các bạn hiểu thế nào là truyền thống “tôn sư trọng đạo” – một nét đẹp của nền văn hoá Việt Nam ? Hãy trình bày những suy nghĩ của các bạn về truyền thống này trong nhà trường và trong xã hội hiện nay.

Gợi ý:

– Giải thích về khái niệm “ Tôn sư trọng đạo”:

  • “Tôn sư”: là tôn trọng thầy cô giáo

  • “Trọng đạo”: Biết coi trọng đạo lí

⇒ “Tôn sư trọng đạo”: được hiểu là cần ghi nhớ những công ơn, tôn trọng ân nghĩa của các thầy cô giáo, coi trọng đạo lý, khắc sâu ơn nghĩa của những người đã dìu dắt và dạy dỗ học trò trong sự nghiệp trồng người.

– Tại sao chúng ta cần phải “tôn sư trọng đạo”?

  • Thầy cô nâng đỡ, truyền đạt tri thức và chắp cánh nâng đỡ con người trong hành trình dài rộng của cuộc đời sau này.

  • Thầy cô dạy ta cách sống, cách làm người và hướng con người ta tới những giá trị sống tốt đẹp

  • Thầy cô là những người bạn luôn bên cạnh chia sẻ với những người học trò mỗi lúc buồn vui hay hạnh phúc.

  • Biết ơn thầy cô giáo là một nét đẹp trong cách sống của con người, là biểu hiện của một người thực sự có văn hóa.

* Liên hệ đến truyền thống Tôn sư trọng đạo trong nhà trường và xã hội:

– Xã hội: ngày 20 tháng 11 hàng năm được lấy là ngày nhà giáo Việt Nam.

  • Học sinh gửi những lời tri ân tới thầy cô nhân ngày 20 tháng 11 hàng năm.

  • Học hành chăm chỉ, lễ phép và ngoan ngoãn với thầy cô giáo…

Câu 2 trang 162 sgk ngữ văn 12 tập 2

Đề bài: Theo các bạn, nét đẹp văn hoá gây ấn tượng nhất trong những ngày Tết Nguyên đán của Việt Nam là gì ? Trình bày những hiểu biết và quan điểm của các bạn về vấn đề này.

*Trả lời:

– Nét đẹp văn hóa gây ấn tượng nhất trong Tết Nguyên đán là tất cả thành viên trong gia đình được sum họp bên nhau ấm áp.

  • Trong cuộc sống thường nhật, tất cả mọi người vì phải lo toan cho cuộc sống mưu sinh nên thường rất bận rộn và ít có dịp gần gũi nhau

  • Ngày Tết mọi người được nghỉ làm vì thế có thời gian để quây quần bên nhau hạnh phúc, kể cho nhau nghe chuyện đã qua trong năm và hướng nhau tới những điều tốt đẹp

Câu 3 trang 162 sgk ngữ văn 12 tập 2

Theo các bạn, hủ tục cần bài trừ nhất trong các ngày lễ, tết ở Việt Nam là gì? Trình bày những hiểu biết và quan điểm của các bạn về vấn đề này.

*Trả lời: 

– Những hủ tục cần được bài trừ trong ngày Tết Việt Nam:

  • Những hoạt động ăn nhậu liên miên, say xỉn rồi điều khiển các phương tiện giao thông gây nguy hiểm cho mọi người

  • Nhiều người buôn thần bán thánh, lợi dụng niềm tin của mọi người nhằm trục lợi cá nhân

  • Tệ nạn cờ bạc và cá độ gia tăng nhanh chóng