Soạn bài Ôn tập lớp 7 trang 75 Tập 1 – Ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen”

Đây là một truyện ngắn đặc sắc và hấp dẫn, để lại nhiều ấn tượng cho bạn đọc

-Ý kiến 2: Qua hình ảnh hoa sen, tác giả dân gian muốn gửi gắm những triết lí sống sâu sắc

Thông qua bốn lần thử thách, tác giả dân gian đã đề cao trí tuệ của nhân dân.

lí lẽ và bằng chứng

-Lí lẽ 1: Qua thử thách đầu tiên, tác giả dân gian đề cao sự thông minh trong ứng xử, mà chủ yếu là một phản xạ ngôn ngữ lanh lẹ và sắc sảo.

+ Bằng chứng 1: Trước câu hỏi khó, em bé đã đáp trả lại bằng việc ra lại câu hỏi cho người đố, để chỉ ra rằng, đây là một câu hỏi không thể có câu trả lời

-Lí lẽ 2: Ở thử thách thứ hai và thứ ba, tác giả dân gian muốn khẳng định sự lanh lẹ, thích ứng nhanh của trí tuệ dân gian, qua đó bày tỏ ước mơ về một xã hội phong kiến không còn quá nhiều ràng buộc khắt khe về quan niệm sống, khoảng cách giữa các tầng lớp người trong xã hội cũng được xóa bỏ dần.

+ Bằng chứng 2: hai câu hỏi đều do nhà vua đưa ra, là những câu hỏi tình huống mà ở đó, người trả lời phải đưa ra những giải pháp hợp lí

-Lí lẽ 3: người kể chuyện đã nâng nhân vật em bé lên một tầm cao mới, không còn là danh dự của triều đình nữa mà nhấn mạnh lợi thế áp đảo của trí tuệ dân gian so với trí tuệ triều đình.

+ Bằng chứng 3: 

người kể chuyện đã xếp đặt tình huống để cho người ra đố ở vị trí sứ giả nước ngoài, thậm chí là một nước lớn hơn đang “lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta”, mà nếu không trả lời được thì nước ta sẽ phải thừa nhận sự thua kém và sự thần phục của mình đối với nước láng giềng”.

-Lí lẽ 1: Vẻ đẹp của sen đã được miêu tả một cách khéo léo, tài tình.

+ Lí lẽ 1.1: Câu thứ nhất, tác giả dân gian khẳng định vẻ đẹp không gì sánh nổi của cây sen ở trong đầm.

+ Lí lẽ 1.2: Câu thứ hai, tác giả dân gian miêu tả vẻ đẹp của từng bộ phận cụ thể trong cây sen để chứng minh cho câu thứ nhất.

+ Lí lẽ 1.3: Câu thứ ba có vị trí đặc biệt trong toàn bài.

+Bằng chứng 1.1:

Trạng ngữ “trong đầm” đã hạn chế sự tuyệt đối hóa trong câu ca dao, làm cho trở thành tương đối và có tính thuyết phục.

+ Bằng chứng 1.2: Từ “lá xanh” qua “bông trắng” đến “nhị vàng”, tức là quan sát từ ngoài vào trong, rất tự nhiên hợp lí.

+ Bằng chứng 1.3: Từ “lại” được dùng rất đắt, có tác dụng nhấn mạnh sự đa dạng nhiều thành phần và màu sắc đáng chú ý của cây sen.

Từ “chen” nói lên sự kết chặt giữa hoa và nhị, chứng tỏ đây là một bông hoa vừa mới nở.

-Lí lẽ 2: Qua hình ảnh hoa sen, tác giả dân gian muốn gửi gắm những triết lí sống sâu sắc

-Bằng chứng 2.1: Phần nhiều đều chuyển ngay sang nghĩa bóng, sang hình ảnh con người à ý nghĩa triết lí nhân sinh trong đó.

– Bằng chứng 2.2: “Sen” hóa thành người, bùn trong thiên nhiên hóa thành “bùn” trong xã hội, rồi cả cái “đầm” và mùi “hôi tanh” cũng được coi là hình ảnh tượng trưng, ẩn dụ theo nghĩa bóng. Hình ảnh bông sen tượng trưng cho cách sống cao thượng.

– Chi tiết chiếc lá cuối cùng:

+ Bằng chứng: Sự tồn tại của chiếc lá làm cho tâm trạng nhân vật bất hạnh và có phần Giôn-xi được hồi sinh.

-Kết thúc bất ngờ:

+ Cho đến cuối văn bản, cũng tức là cuối truyện ngắn, Ô Hen-ri mới để cho Xu kể lại cho Giôn-xi về cái chết của cụ Bơ-mơn, về kiệt tác chiếc lá cuối cùng

+ Người kể chuyện không nói hộ ý nghĩ của nhân vật cụ Bơ-mơn, lại cố ý bỏ qua không kể việc cụ đã hoàn thành bức vẽ đó trong đêm như thế nào