Soạn bài: So sánh | Văn 6 tập 2 – Tech12h
Mục lục bài viết
A. Kiến thức trọng tâm
I. So sánh là gì?
a) Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan
So sánh: Trẻ em = búp trên cành =>Đều non tơ, trẻ trung, bụ bẫm, đáng yêu.
b) …Trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
So sánh: Rừng đước = hai dãy trường thành vô tận=>Đều cao, dài, chắc chắn, vững chãi.
=>So sánh là sự đối chiếu sự vật, sự việc với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
II. Cấu tạo của phép so sánh
- Mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm:
- Vế A (nếu lên sự vật, sự việc được so sánh)
- Vế B (nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sánh với sự vật, sự việc nói ở vế A).
- Từ ngữ chỉ phương diện so sánh
- Từ ngữ chỉ ý so sánh ( gọi tắt là so sánh)
- Trong thực tế, mô hình cấu tạo nói trên có thể biến đổi ít nhiều:
- Các từ ngữ chỉ phương diện so sánh và chỉ ý so sánh có thể được lược bớt.
Ví dụ: Trường Sơn: chí lớn công cha
Cửu Long: Lòng mẹ bao la sóng trào
=> Dùng dấu hai chấm ( 🙂 để thay cho từ so sánh.
- Vế B có thể được đảo lên trước vế A cùng với từ so sánh.
Ví dụ: Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất.
=> Đảo vị trí của hai vế. Đáng lẽ viết: “Con người không chịu khuất phục như tre mọc thẳng”.