Sơn xe máy dùng loại nào? 7 loại sơn xe máy NGON – BỔ – RẺ

Sơn xe máy dùng loại nào để đảm bảo tuổi thọ cũng như chất lượng của xe là thắc mắc của rất nhiều người hiện nay. Với mỗi loại bộ phận, chi tiết trên xe sẽ có những yêu cầu khác nhau về loại sơn sử dụng. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cụ thể thông qua các nội dung dưới đây.

son-xe-may-dung-loai-nao

Xem thêm:

Sơn xe máy dùng loại nào? Các loại sơn xe máy tốt nhất hiện nay

Trên toàn bộ xe máy mỗi bộ phận sẽ có yêu cầu về chất lượng sơn khác nhau, dẫn đến giá thành phun sơn xe máy sẽ khác nhau. Để bạn có thể chọn được loại sơn phù hợp chúng tôi đưa ra cho bạn các gợi ý dưới đây.

Sơn xe máy dùng loại nào? Các loại sơn chịu nhiệt dành cho bô xe máy

Bô xe máy là nơi yêu cầu về chất lượng lớp sơn cao nhất bởi nhiệt độ cao. Các loại sơn bô phải vừa có khả năng chịu nhiệt tốt, vừa chống rỉ sét. Dưới đây là 3 loại sơn bô xe máy sử dụng phổ biến hiện nay:

Sơn bô xe máy chịu nhiệt Samurai H2

  • Là loại sơn có nguồn gốc từ Nhật Bản có khả năng chịu nhiệt lên đến 600 độ C.

  • Sơn không bị xỉn màu, hạn chế tối đa tình trạng bong tróc sơn.

  • Dung tích chai là 300ml, đủ cho một chiếc bô xe máy.

  • Không nên sử dụng sơn lên các bề mặt như gỗ, vành sắt, inox,…

son-xe-may-dung-loai-nao

Sơn chịu nhiệt Bosny Hi – Temp

Đây là loại sơn chịu nhiệt được nhập khẩu từ Thái Lan, được sản xuất trên dây chuyền hiện đại có độ bền cao.

  • Sơn có khả năng chịu nhiệt lên đến 1200 độ F.

  • Chất lượng sơn cao, dễ sử dụng, bề mặt sau sơn đều và đẹp.

  • Có khả năng bám dính được trên nhiều loại bề mặt kim loại khác nhau, giảm nguy cơ cháy nổ.

  • Ngoài khả năng chống trầy xước, sơn có khả năng chống thấm, chống ẩm và ăn mòn.

son-xe-may-dung-loai-nao

Sơn xe máy dùng loại nào? Sơn chịu nhiệt BKV

Đây là loại sơn được sản xuất trong nước, được nghiên cứu bởi trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

  • Sơn có khả năng chịu nhiệt lên đến 1000 độ C.

  • Có khả năng chống mài mòn tốt, chịu được các loại dung môi như dầu nhớt, xăng.

  • Thân thiện với môi trường và an toàn cho sức khỏe con người. Đặc biệt sơn không có mùi như các loại sơn khác.

Sơn xe máy dùng loại nào? Các loại sơn màu cho vỏ và các chi tiết xe máy

Các loại sơn vỏ xe máy, lốc máy hay các chi tiết khác yêu cầu về sơn có độ bền cao, độ bóng giúp tăng tính thẩm mỹ cho xe. Các loại sơn này thường có giá rất rẻ chỉ giao động từ 20.000 đồng bạn có thể dễ dàng mua về và tự sơn xe tại nhà.

son-xe-may-dung-loai-nao

Dưới đây là bảng tổng hợp các loại sơn vỏ và chi tiết xe máy bán chạy hiện nay bạn có thể tham khảo:

Loại sơn

Đặc tính

Giá sơn xe máy

Sơn xe máy Dupont

  • Tỷ lệ thành phần bao gồm 30% sớn và 70% mail đơ.

  • Có độ bóng và độ bền cao.

~70.000 đồng

Sơn phủ nao DIY

  • Sơn có khả năng chống nước kính xe máy, phủ bóng xe.

  • Sơn chống trầy xước, sử dụng cho cả xe mới và xe cũ

~180.000 đồng

Sơn xe máy Win100

  • Sử dụng để sơn xe máy hạt nhỏ giúp tăng độ bám dính giữa bề mặt cần sơn và lớp sơn màu.

~35.000 đồng

Sơn xe máy Bosny 100

  • Được sản xuất từ 100% acrylic tinh khiết.

  • Sơn có độ bền cao, nhanh khô, chống chịu với thời tiết tốt

~60.000 đồng

Đây đều là các loại sơn có tiếng được nhập khẩu từ nước ngoài. Chính vì thế sẽ đảm bảo cho bạn về chất lượng cũng như tuổi thọ sản phẩm.

Xem thêm: Quy trình phun sơn xe máy đạt chuẩn

Hướng dẫn cách phun sơn xe máy tại nhà đơn giản

Hiện nay nhu cầu tự mua sơn về và sơn xe máy tại nhà ngày càng phổ biến. Phương pháp này giúp bạn tiết kiệm thời gian cũng như chi phí, tự có thể làm đẹp lại cho xe của mình.

Trước khi tiến hành phun sơn bạn cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ kèm theo như máy nén khí, súng phun sơn, dây hơi, bộ tua vít để tháo các chi tiết xe,… Giúp quá trình phun sơn đạt hiệu quả cao. Quy trình 5 bước tự sơn xe máy tại nhà bao gồm:

Bước 1: Tháo hết các bộ phận cần sơn

Nên tháo một cách nhẹ nhàng tránh làm vỡ hay trầy xước xe.

Phun Son Xe May (1)

Bước 2: Đánh nhám bề mặt cần sơn

  • Sử dụng giấy nhám P400 hoặc P600 là loại chuyên dụng để đánh nhám xe máy.

  • Trước khi đánh nhám nên nhúng giấy qua nước để tăng khả năng làm sạch cũng như hạn chế xước xe.

Bước 3: Phun sơn xe máy bằng sơn lót.

  • Sau khi xả nhám và lau khô bề mặt cần tiến hành sơn lót. Nên chọn màu sơn lót thật cẩn thận để màu sơn chính lên được đúng màu.

  • Đợi sơn lót khô hoàn toàn và không bị dính tay mới chuyển sang sơn phủ.

son-xe-may-dung-loai-nao

Bước 4: Sơn phủ bề mặt

Trước khi tiến hành sơn phủ cần khuấy sơn thật đều đảm bảo sơn mịn và đều màu khi phun.

Bước 5: Phơi khô các chi tiết và lắp ráp hoàn thiện

Sau khi phun sơn xe máy xong cần để cho các bộ phận khô hoàn toàn trước khi lắp ráp. Khi tiến hành lắp ráp các bộ phận cần tỉ mỉ một chút để không làm trầy xước lớp sơn mới.

son-xe-may-dung-loai-nao-4

Trên đây là tổng hợp những thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc “sơn xe máy dùng loại nào?. Mong rằng với những thông tin này hữu ích đối với bạn.

Xổ số miền Bắc