Sóng Điện Từ Là Gì? Đặc Điểm Và Các Ứng Dụng Của Sóng Điện Từ

1. Sóng điện từ là gì?


Sóng điện từ hay còn gọi là sóng EM là sóng được tạo ra do kết quả của dao động giữa điện trường và từ trường. Do được hình thành khi điện trường tiếp xúc với từ trường nên chúng còn được gọi là bức xạ điện từ. Trong đó điện trường và từ trường của sóng điện từ vuông góc với nhau.

2. Các đặc điểm

  • Sóng lan truyền được trong các môi trường rắn, lỏng, khí cũng như chân không (là sóng duy nhất lan truyền được trong chân không).
  • Nó là sóng ngang nghĩa là các phần tử có hướng dao động vuông góc với hướng lan truyền sóng.
  • Tốc độ lan truyền sóng điện từ trong chân không là lớn nhất. Có độ lớn bằng c = 3.108 m/s.
  • Dao động của điện trường và từ trường tại một điểm luôn là đồng pha nhau.
  • Sóng điện từ cũng có các tính chất của sóng cơ như: giao thoa, phản xạ và khúc xạ,… Cũng như theo các quy luật liên quan như truyền thẳng, giao thoa, khúc xạ,…
  • Sóng này mang năng lượng, trong đó năng lượng của một hạt photon có bước sóng λ (đọc là lamda) là hc/λ. Với h là hằng số Planck và c là vận tốc ánh sáng trong chân không. Như vậy ta có thể thấy bước sóng càng dài thì năng lượng photon càng nhỏ.
  • Phổ sóng rộng
  • Sóng điện từ có phổ sóng rộng, bước sóng từ vài mét đến vài kilomet được dùng trong thông tin liên lạc được gọi là sóng vô tuyến.

3. Các dải sóng điện từ – Phổ điện từ

Bức xạ điện từ được phân loại thành các loại sau, và chúng cũng được gọi là thang sóng điện từ trong vật lý:

  • Bước sóng dưới 10^-12m là bức xạ gamma
  • Bước sóng từ 10^-11m đến 10^- 8m là bức xạ tia X
  • Bước sóng từ 10^-8m đến 3,8×10^-7m là tia cực tím
  • Bước sóng 3,8×10^-7m đến 7,6.×10^-7m là ánh sáng thấy được
  • Bước sóng 7,6×10^-7m đến 10^-3m là bức xạ hồng ngoại
  • Sóng radio có bước sóng từ 10^-3 trở lên

4. Ứng dụng

Phần tiếp theo sẽ giúp bạn hiểu rõ được những ứng dụng của sóng điện từ cũng như sự nguy hiểm của chúng!

4.1 Sóng vô tuyến

Được sử dụng để liên lạc như truyền hình và phát thanh, truyền thông, truyền hình vệ tinh. Nó được truyền dễ dàng qua không khí và không gây ra thiệt hại nếu cơ thể con người hấp thụ.

4.2 Sóng vi ba

Thiết bị tiêu biểu sử dụng sóng vi ba đó chính là lò vi sóng. Được sử dụng để nấu thức ăn, truyền thông tin liên lạc và thông tin vệ tinh. Các nguồn vi sóng cực mạnh có thể gây nguy hiểm thông qua việc đốt nóng các tế bào cơ thể.

4.3 Sóng hồng ngoại


Ánh sáng hồng ngoại (IR) được sử dụng trong lò sưởi điện, bếp nấu thức ăn, liên lạc tầm ngắn như điều khiển từ xa, sợi quang, hệ thống an ninh hay các camera chụp ảnh nhiệt phát hiện người trong bóng tối. Các hiệu ứng làm nóng của ánh sáng hồng ngoại có thể gây bỏng cho da.
Nguồn:

Ánh sáng hồng ngoại (IR) được sử dụng trong lò sưởi điện, bếp nấu thức ăn, liên lạc tầm ngắn như điều khiển từ xa, sợi quang, hệ thống an ninh hay các camera chụp ảnh nhiệt phát hiện người trong bóng tối. Các hiệu ứng làm nóng của ánh sáng hồng ngoại có thể gây bỏng cho da.Nguồn: https://tuoitrechinhphuc.com/