Sử Lược sử dụng phần mềm làm video gì? – Sử Lược Blog

“Sử Lược dùng phần mềm làm video gì?” là 1 trong những câu hỏi mà mình nhận được rất nhiều ở trên kênh Youtube “Sử Lược – Tóm Tắt Lịch Sử”. Vì vậy, bài viết này để giải đáp cho tất cả mọi người về câu hỏi đó.

 

Có lẽ câu hỏi của các bạn chủ yếu là về phần mềm dựng video dạng animation, nhưng thực tế để tạo ra 1 video như thế không phải dùng 1 phần mềm là có thể làm được. Ở đây mình chủ yếu sử dụng 3 phần mềm của Adobe đó là: Photoshop, After Effects và Premiere. Ngoài ra, ban đầu mình có sử dụng 1 chút Illustrator, nhưng về sau mình thấy có thể thay thế nó bằng Photoshop nên hiện tại không có dùng nó nữa. Vậy cụ thể mình đã sử dụng các phần mềm đó vào công việc gì trong quá trình dựng video, các bạn theo dõi trong phần sau của bài viết nhé!

 

1. Adobe Photoshop & Adobe Illustrator

Tất cả hình ảnh mà các bạn nhìn thấy trong video (ngoại trừ ảnh nhân vật và 1 số icon hay hay mình tìm trên mạng) đều là do mình dùng Photoshop để vẽ và cắt ghép. Một số bạn cũng đặt câu hỏi là “bản đồ ad lấy ở đây vậy?”, thì câu trả lời đây nhé!

phan-mem-lam-video-do-hoa

Illustrator cũng dùng để vẽ, nhưng mà mình thấy Photoshop dễ dùng hơn.

2. Adobe After Effects

Phần mềm chính để mình dựng video là Adobe After Effects. After Effects là phần mềm làm kỹ xảo rất mạnh, nhưng ở đây mình sử dụng nó như 1 phần mềm làm video animation, dùng để biến những hình ảnh tĩnh từ Photoshop trở thành chuyển động như trong các video trên kênh. Thông thường thì các thao tác trên After Effects khá là nặng, đòi hỏi cấu hình máy tính rất cao, nên khi dùng cần phải lưu ý 2 điều sau: thứ nhất là bạn phải có 1 cái PC khỏe (chắc phải tầm vài nghìn $ đấy), thứ 2 là các bạn nên chia video thành nhiều đoạn nhỏ và làm từng đoạn một để máy tính xử lý mượt mà hơn.

phan-mem-lam-video-do-hoa

3. Adobe Premiere

Adobe Premiere là phần mềm dựng video khá nổi tiếng rồi, cho nên chắc mình không phải giải thích gì nhiều. Mình dùng Premiere vào công đoạn cuối cùng của quá trình dựng video, bao gồm việc: ghép các đoạn video ngắn sau khi xuất từ After Effects vào với nhau, thêm hiệu ứng chuyển cảnh, thêm hiệu ứng âm thanh, ghép nhạc… Cuối cùng render ra video dạng .mp4 là có thể đăng lên Youtube rồi.

phan-mem-lam-video-do-hoa

Kết

Trên đây là kinh nghiệm cá nhân của mình và cách mình làm ra các video trên kênh Youtube “Sử Lược – Tóm Tắt Lịch Sử”. Có thể nó không đúng với tất cả mọi người vì mình không phải là 1 người giỏi về đồ họa. Hiện tại mình vẫn đang học thêm 1 số kỹ năng để nâng cao chất lượng video trên kênh, nên đừng gạch đá mình nhé! Còn về cách sử dụng các phần mềm này thì mình không thể nào nói hết trong 1 bài viết như thế này được, các bạn có thể tự tìm hiểu trên Youtube nhé.

Xổ số miền Bắc