Sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội – TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG – Studocu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

—–—–

BÀI THẢO LUẬN

MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Đề tài:

Sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên

Chủ nghĩa xã hội

Giáo viên hướng dẫn :

Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu

Nhóm thực hiện : 04
Lớp HP :

HÀ NỘI – 2021
MỤC LỤC
  • LỜI MỞ ĐẦU
  • CHƯƠNG 1: SỰ BIẾN ĐỔI VỀ QUY MÔ, KẾT CẤU GIA ĐÌNH
      1. Sự biến đổi về quy mô gia đình
      1. Sự biến đổi về kết cấu gia đình
  • GIA ĐÌNH CHƯƠNG 2: SỰ BIẾN ĐỔI TRONG THỰC HIỆN CÁC CHỨC NĂNG CỦA
      1. Sự biến đổi chức năng tái sản xuất con người.
      1. Sự biến đổi chức năng kinh tế, tổ chức tiêu dùng.
      1. Sự biến đổi chức năng giáo dục (xã hội hóa)
      1. Sự biến đổi chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm.
  • CHƯƠNG 3: SỰ BIẾN ĐỔI TRONG CÁC MỐI QUAN HỆ GIA ĐÌNH
      1. Sự biến đổi quan hệ hôn nhân và quan hệ vợ chồng
      1. Sự biến đổi giữa các thế hệ, các giá trị, chuẩn mực văn hóa của gia đình
  • LỜI KẾT THÚC
  • LỜI CẢM ƠN
  • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

CHƯƠNG 1: SỰ BIẾN ĐỔI VỀ QUY MÔ, KẾT CẤU GIA ĐÌNH

1. Sự biến đổi về quy mô gia đình

Gia đình Việt Nam ngày nay có thể được coi là “gia đình quá độ” trong bước
chuyển biến từ xã hội nông nghiệp cổ truyền sang xã hội công nghiệp hiện đại. “Gia
đình đơn” (hay còn gọi là gia đình hạt nhân) đang trở nên rất phổ biến ở các đô thị và
ở cả nông thôn, thay thế cho kiểu “gia đình truyền thống” (gia đình bao gồm nhiều thế
hệ cùng chung sống với nhau) từng giữ vai trò chủ đạo trước đây. Như vậy, sự giải thể
hình thái cũ và hình thành hình thái mới là một điều tất yếu.
Quy mô gia đình ngày nay tồn tại theo xu hướng thu nhỏ hơn so với trước kia,
số thành viên trong gia đình trở nên ít đi. Nếu như gia đình truyền thống xưa có thể tồn
tại đến ba, bốn thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà thì hiện nay, quy mô gia đình
ngày càng được thu nhỏ lại. Gia đình Việt Nam hiện đại chỉ có hai thế hệ cùng sống
chung: cha mẹ – con cái, số con trong gia đình cũng không nhiều như trước,mỗi gia
đình chỉ có 1 đến 2 con, cá biệt còn số ít gia đình đơn thân, nhưng phổ biến nhất vẫn là
loại gia đình hạt nhân quy mô nhỏ. Mỗi thành viên trong gia đình đều muốn được có
khoảng không gian riêng, thoải mái để làm những gì mình thích, không phải bận tâm
đến sự nhận xét của người khác. Do có công ăn việc làm ổn định, con cái đến tuổi kết
hôn cũng không phải phụ thuộc kinh tế nhiều vào cha mẹ, từ đó sẽ nảy sinh ra nhu cầu
ở riêng cho thuận tiện về sinh hoạt. Mặt khác, việc duy trì gia đình truyền thống sẽ kìm
hãm sự tự do, làm cho cái tôi, cá tính riêng, năng lực của con người không có cơ hội
phát triển, dẫn đến sự thiếu hụt về lực lượng nhân tài cho đất nước trong thời buổi
công nghiệp hóa hiện đại hóa.

Quy mô gia đình Việt Nam ngày càng được thu nhỏ, đáp ứng những nhu cầu và
điều kiện thời đại mới đặt ra: Sự bình đẳng nam- nữ được đề cao hơn, cuộc sống riêng
tư của con người được tôn trọng hơn, tránh được những mâu thuẫn trong đời sống gia
đình truyền thống. Sự biến đổi của quy mô gia đình cho thấy chính nó đang làm chức
năng tích cực, thay đổi chính bản thân gia đình và đây là thay đổi hệ thống xã hội, làm
cho xã hội trở nên thích nghi và phù hợp hơn với tình hình mới, thời đại mới.

1. Sự biến đổi về kết cấu gia đình

Gia đình Việt Nam hiện đại có sự thay đổi về kết cấu so với gia đình ở thời kì
phong kiến, người đàn ông làm trụ cột gia đình và có quyền quyết định toàn bộ các
công việc quan trọng trong gia đình, trong khi đó, người phụ nữ phải nghe theo chồng,
họ không hề có quyền đưa ra quyết định. Nguyên nhân gây ra là do thời kì này bị ảnh
hưởng bởi nho giáo, người phụ nữ trong gia đình luôn phải tuân theo “ tam tòng tứ
đức”. Trong đó:
“Tam tòng”: Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử. Tức là khi ở
nhà thì phải theo cha, lấy chồng thì phải theo chồng, chồng mất thì phải theo con trai.
Như vậy, dù ở hoàn cảnh nào người phụ nữ cũng chịu cảnh bị lệ thuộc và không có
tiếng nói trong xã hội phong kiến.
“Tứ đức”: Tứ đức là các tiêu chuẩn về vẻ đẹp của người phụ nữ xưa: công,
dung, ngôn, hạnh. Người phụ nữ phải biết khéo léo trong công việc; nhan sắc phải
xinh đẹp; lời ăn tiếng nói phải biết đúng mực; phải biết nết na, thùy mị.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, kết cấu gia đình thay đổi, ở thời kì
này, sự bình đẳng giới giữa nam và nữ được nâng lên nhiều so với thời kỳ trước, người
phụ nữ được giải phóng khỏi những “xiềng xích vô hình” của xã hội cũ. Một minh
chứng rõ ràng đó là chế độ hôn nhân một vợ một chồng thay vì đàn ông năm thê bảy
thiếp. Vậy nên quyền quyết định trong gia đình sẽ thay đổi theo chiều hướng tích cực
hơn. Họ ngày càng được đối xử bình đẳng hơn và có nhiều điều kiện để phát triển,
nâng cao vị thế xã hội của mình; vai trò của họ trong cuộc sống, trong sản xuất,… ngày
càng trở nên quan trọng hơn, gánh nặng gia đình cũng dần được chia sẻ từ hai phía.
Bình đẳng giới nói riêng và bình đẳng nói chung được tôn trọng làm cho mỗi người
được tự do phát triển mà không phải chịu nhiều ràng buộc bởi các định kiến xã hội
truyền thống.
Ngoài ra, ở thời kỳ này, các “gia đình khuyết” trở nên phổ biến hơn so với thời
kỳ trước. Một gia đình khuyết tức là gia đình không có đầy đủ cả bố mẹ và con cái.
Kết cấu của gia đình khuyết có thể thiếu đi bố hoặc mẹ, kiểu gia đình khuyết này là gia
đình đơn thân. Còn một loại gia đình khuyết khác đó là gia đình có vợ chồng nhưng
không thể sinh con hoặc không có ý định sinh con vì một lý do nào đó.

2. Sự biến đổi chức năng kinh tế, tổ chức tiêu dùng.

Vai trò gia đình trong tổ chức lao động ở các vùng nông thôn ngày càng bị hạn
chế trong những điều kiện dân số ngày càng đông, đất đai canh tác ngày càng bị thu
hẹp.
Sự dôi dư lao động ngày càng nhiều đã đẩy một tỷ lệ lớn những người trong độ
tuổi lao động đi tìm kiếm công việc ở bên ngoài, đi tới các khu công nghiệp hay ra
thành phố. Ở thành phố Hà Nội hiện nay, ước tính có khoảng 80- 85 phụ nữ từ các
vùng nông thôn ra làm nghề giúp việc gia đình. Từ đó, gia đình dần mất đi vai trò của
đơn vị sản xuất và vai trò là đơn vị tiêu dùng ngày càng thể hiện rõ ràng hơn (Theo
“Chức năng gia đình và sự biến đổi từ tiếp cận lý thuyết cấu trúc chức năng”, số 7-
2018). Một nghiên cứu của nhóm tác giả Đặng Thị Ánh Tuyết, Hà Việt Hùng và Phan
Thuận (2016) cho thấy, trong quá trình hiện đại hóa, các chức năng gia đình đang thay
đổi khá mạnh mẽ, trong đó sự biến đổi chức năng kinh tế của gia đình đã dẫn tới sự
thay đổi các chức năng khác của gia đình.
Khi bước sang xã hội công nghiệp hiện đại, gia đình có thay đổi nhanh chóng.
Gia đình không còn thực hiện nhiều chức năng như trước nữa, mà có sự chuyển giao
bớt các chức năng của gia đình cho các thể chế khác. Gia đình mất đi nhiều chức năng
và các thành viên của gia đình tham gia vào tất cả những chức năng của gia đình,
nhưng với tư cách cá nhân, không phải với tư cách thành viên gia đình. Một đặc điểm
nổi bật trong biến đổi gia đình ở các xã hội công nghiệp hóa là sản xuất tách rời khỏi
nhà ở, các thành viên gia đình rời nhà đi làm để kiếm thu nhập mua các hàng hóa mà
trước kia gia đình có thể sản xuất được.
Chức năng kinh tế của gia đình ở mỗi chế độ xã hội đều có nội dung khác nhau.
Trong xã hội phong kiến, mỗi gia đình là một đơn vị kinh tế, còn hiện nay, gia đình
không còn là một đơn vị kinh tế nữa, mà chức năng kinh tế chủ yếu của gia đình là tổ
chức đời sống của mọi thành viên trong gia đình, thỏa mãn những nhu cầu về vật chất
và tinh thần của các thành viên trong gia đình, Với nền kinh tế hàng hoá nhiều thành
phần theo cơ chế thị trường thì kinh tế gia đình chiếm một tỷ trọng đáng kể và có vai
trò quan trọng đối với đời sống gia đình, do vậy đây cũng là một chức năng chủ yếu
của gia đình.

2. Sự biến đổi chức năng giáo dục (xã hội hóa)

Chức năng giáo dục của gia đình là chức năng xã hội quan trọng của gia đình
nhằm tạo ra người con hiếu thảo, người công dân có ích cho xã hội bởi gia đình là
trường học đầu tiên, cha mẹ là những người thầy cô giáo đầu tiên trong cuộc đời mỗi
con người. Do đó nội dung của giáo dục gia đình cũng phải toàn diện bao gồm cả tri
thức, kinh nghiệm, đạo đức, lối sống, ý thức cộng đồng, cách cư xử…
Sự phát triển của nền kinh tế trong mỗi giai đoạn lịch sử luôn có những tác
động tới các yếu tố xã hội khác. Đối với việc thực hiện chức năng giáo dục của gia
đình, có thể thấy sự khác biệt rõ rệt giữa giai đoạn hiện nay và giai đoạn phong kiến
khi trình độ kinh tế-xã hội có sự khác biệt đáng kể. Nền kinh tế thị trường đã tạo cơ
hội cho mỗi cá nhân, mỗi gia đình có điều kiện tích lũy, làm giàu và tự do đầu tư vào
các hoạt động theo nhu cầu. Nhờ đó chức năng giáo dục của gia đình được cải thiện
đáng kể. Trong gia đình con trai và con gái đều được tới trường học tập và được chuẩn
bị cơ sở vật chất cần thiết cho việc thực hiện giáo dục tại gia đình.
Sự phát triển của khoa học, công nghệ tạo điều kiện để con người có cơ hội tiếp
xúc với các ứng dụng mới. Sự phổ biến internet, điện thoại di động… đã có những
tác động không nhỏ tới việc giáo dục nói chung và giáo dục tại gia đình nói riêng..
Điều này đã giúp việc thực hiện chức năng giáo dục ngày càng mở rộng, việc học
tập và thiết bị kết nối dễ dàng hơn
Về mặt chính trị, sự ổn định của môi trường chính trị là một yếu tố góp phần
phát triển mọi mặt của giáo dục. Khi môi trường sống có trật tự, ổn định thì việc thực
hiện các chức năng của gia đình, trong đó có chức năng giáo dục sẽ được đầu tư hơn
về mặt thời gian, công sức, qua đó sẽ thu được những hiệu quả như mong đợi.
Về ảnh hưởng của yếu tố văn hóa, sự tác động của phong tục, tập quán có
những ảnh hưởng nhất định đối với đời sống. Trong thời kỳ phong kiến, do ảnh hưởng
sâu đậm của tư tưởng Nho giáo nên trong gia đình, sự giáo dục thường được thực hiện
bởi người đàn ông – người giữ vai trò gia trưởng. Điều này đã hạn chế sự hiểu biết của
mỗi cá nhân đối với các vấn đề xã hội bên ngoài gia đình. Ngày nay, với việc tăng
cường quyền bình đẳng giới, trong gia đình và ngoài xã hội người phụ nữ được tôn
trọng và được trao quyền nhiều hơn, cả trong giáo dục con cái.
Việc pháp luật ghi nhận trách nhiệm giáo dục con cái là của cha mẹ và quyền
lợi của trẻ em trong gia đình là cơ sở pháp lý đảm bảo việc thực hiện chức năng giáo

CHƯƠNG 3: SỰ BIẾN ĐỔI TRONG CÁC MỐI QUAN HỆ GIA ĐÌNH

3. Sự biến đổi quan hệ hôn nhân và quan hệ vợ chồng

Trong thực tế, hôn nhân và gia đình Việt Nam đang phải đối mặt với những
thách thức, biến đổi lớn. Dưới tác động của cơ chế thị trường, khoa học công nghệ
hiện đại, toàn cầu hóa… các gia đình phải gánh chịu nhiều mặt trái như: quan hệ vợ
chồng – gia đình lỏng lẻo; gia tăng tỷ lệ ly hôn, ly thân, ngoại tình, quan hệ tình dục
trước hôn nhân và ngoài hôn nhân, chung sống không kết hôn. Đồng thời, xuất hiện
nhiều bi kịch, thảm án gia đình, người già neo đơn, trẻ em sống ích kỷ, bạo hành trong
gia đình, xâm hại tình dục..í dụ: Cha đẻ hãm hiếp, cưỡng bức con ruột có thai. Hệ
lụy là giá trị truyền thống trong gia đình bị coi nhẹ, gia đình truyền thống bị phá vỡ,
lung lay và hiện tượng gia tăng dân số hộ gia đình đơn thân, độc thân, kết hôn đồng
tính, sinh con ngoài giá thú..ài ra, sức ép từ cuộc sống hiện đại (công việc căng
thẳng, không ổn định, di chuyển nhiều…) cũng khiến cho hôn nhân trở nên khó khăn
với nhiều người trong xã hội. Ví dụ: Có những người bận kiếm tiền đến nỗi không
thiết tha gì đến việc lấy vợ, lấy chồng.
Trong gia đình truyền thống, người chồng là trụ cột của gia đình, mọi quyền lực
trong gia đình đều thuộc về người đàn ông. Người chồng là chủ sở hữu tài sản của gia
đình, người quyết định các công việc quan trọng của gia đình như: đất đai, nhà cửa,
cưới xin…v.
Trong gia đình Việt Nam hiện đại, ngoài mô hình người đàn ông – người chồng
làm chủ gia đình ra thì còn có ít nhất hai mô hình khác cùng tồn tại. Đó là mô hình
người phụ nữ – người vợ làm chủ gia đình và mô hình cả hai vợ chồng cùng làm chủ
gia đình. Người chủ gia đình được quan niệm là người có phẩm chất, năng lực và đóng
góp vượt trội, được các thành viên trong gia đình coi trọng. Ngoài ra, mô hình người
chủ gia đình phải là người làm ra được tài chính, tức là kiếm được nhiều tiền cho thấy
một đòi hỏi mới về phẩm chất của người lãnh đạo gia đình trong bối cảnh phát triển
kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế.

3. Sự biến đổi giữa các thế hệ, các giá trị, chuẩn mực văn hóa của gia đình

Những biến đổi trong mối quan hệ vợ chồng hiện nay dẫn đến mâu thuẫn và
đấu tranh giữa các giá trị, chuẩn mực văn hóa truyền thống với các giá trị, chuẩn mực
văn hóa hiện đại. Quá trình đó đòi hỏi phải xác lập những giá trị, chuẩn mực văn hóa
mới trong quan hệ vợ chồng phù hợp với sự phát triển kinh tế, pháp luật, đạo đức trong
xã hội mới để xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bảo đảm sự kết
hợp hài hòa lợi ích giữa cá nhân, gia đình và xã hội.
Trong gia đình truyền thống, cha mẹ có uy quyền tuyệt đối với con cái và con
cái phải có bổn phận phục tùng uy quyền của cha mẹ. Trong mối quan hệ giữa cha mẹ
và con cái, người ta ít đề cập tới trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái nhưng lại
nhấn mạnh tới bổn phận của con cái đối với cha mẹ. Nguyên nhân sâu xa của hiện
tượng này bắt nguồn từ quan niệm đạo Hiếu truyền thống, quan niệm này đòi hỏi con
cái phải thành kính và phụng dưỡng cha mẹ .Trong khi đó, với quan niệm “trời sinh
voi thì trời sinh cỏ”, cha mẹ có thể sinh nhiều con cái nhưng trách nhiệm, nghĩa vụ
chăm sóc, giáo dục không phải lúc nào cũng đi cùng. Thậm chí, không ít gia đình, trẻ
em bị “đánh cắp” tuổi thơ, phải lao động nặng nhọc, phải gánh nặng các bổn phận và
trách nhiệm, phải có “hiếu” đối với cha mẹ.
Trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái hiện nay, có một xu hướng đảo
ngược so với truyền thống. Nếu như trong gia đình truyền thống, mối quan hệ giữa cha
mẹ và con cái được nhấn mạnh theo nguyên tắc: quyền của cha mẹ và bổn phận của trẻ
em, thì trong gia đình hiện nay nguyên tắc đó được nhấn mạnh theo chiều hướng
ngược lại, đó là: quyền của trẻ em và bổn phận của cha mẹ. Hiện nay, vai trò giáo dục
và kiểm soát con cái của cha mẹ trong gia đình ngày càng mờ nhạt. Hiện tượng này bắt
nguồn từ nhiều nguyên nhân, đặc biệt do ảnh hưởng của văn hóa phương Tây và sự tác
động của chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước nên quyền trẻ em được coi
trọng mà trong gia đình thì cha mẹ phải là người đầu tiên gương mẫu thực hiện quyền
đó. Việc công nhận quyền trẻ em đã làm thay đổi căn bản những giá trị, chuẩn mực
văn hóa trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Như vậy, có thể thấy không phải
cha mẹ hiện nay muốn từ bỏ quyền kiểm soát trẻ em mà chính là do thời đại mới đã
không chấp nhận để cha mẹ kiểm soát trẻ em theo các chuẩn mực truyền thống. Đó là
sự khủng hoảng của thiết chế gia đình trong việc kiểm soát trẻ em hiện nay. Đánh giá

cha mẹ và con cái ở một mức độ nhất định đang làm mất đi những giá trị, chuẩn mực
văn hóa truyền thống như “phụ từ, tử hiếu”. Không ít cha mẹ hiên nay rơi vào tìnḥ
trạng bất lực trước việc con cái không nghe lời, vô trách nhiệm đối với cha mẹ, ông bà,
thiếu tinh thần trách nhiêm đối với các công việc nhà. ̣
Vấn đề đặt ra trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái là cần phải củng cố
chức năng giáo dục của gia đình, xây dựng mối quan hệ mới giữa cha mẹ và con cái
trên cơ sở tiếp thu những giá trị, chuẩn mực văn hóa mới, đồng thời kế thừa những giá
trị tốt đẹp của gia đình truyền thống, cần tạo cho trẻ em môi trường, điều kiện để phát
triển nhân cách, năng lực nhưng cũng phải quan tâm đến giáo dục gia đình, giúp trẻ em
nhận thức được những giá trị, chuẩn mực truyền thống, đặc biệt phải sống có trách
nhiệm đối với gia đình, cộng đồng và xã hội.

LỜI KẾT THÚC

Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, dưới tác động của nhiều yếu tố
khách quan và chủ quan: sự phát triển của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, xu thế toàn cầu
hóa và hội nhập quốc tế, cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước về gia đình…, gia đình Việt Nam đã có sự biến đổi tương
đối toàn diện về quy mô, kết cấu, các chức năng cũng như quan hệ gia đình. Ngược lại,
sự biến đổi của gia đình cũng tạo ra động lực mới thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Quy mô gia đình Việt Nam ngày nay tồn tại xu hướng thu nhỏ hơn so với trước kia, số
thành viên trong gia đình ít đi, đáp ứng nhu cầu và điều kiện mới của thời đại mới đặt
ra. tuy nhiên, trong quá trình đó cũng gây ra những phản chức năng. Trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội chức năng của gia đình có sự biến đổi về các mặt: tái sản xuất
ra con người, kinh tế và tổ chức tiêu dùng, giáo dục (xã hội hoá) và thoả mãn nhu cầu
tâm sinh lý, duy trì tình cảm. bên cạnh đó, các mối quan hệ trong gia đình cũng có sự
biến đổi lớn. Từ những sự thay đổi ấy Đảng và nhà nước ta đã có những phương
hướng cơ bản để xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. GS. Hoàng Chí Bảo (2021).Giáo trình “Chủ nghĩa xã hội khoa học”(dành
    cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị), NXB Chính trị Quốc gia sự
    thật, Hà Nội.
  2. Phạm Việt Tùng, “Sự biến đổi gia đình Việt Nam dưới góc nhìn xã hội học”,
    Tạp chí VHNT số 319, tháng 1-
  3. Kiều Giang (2021). “Biến đổi về cấu trúc và chức năng các gia đình Việt ngày
    càng sâu sắc”, Báo văn hóa
  4. Phan Thuận (2018). “Chức năng gia đình và sự biến đổi từ tiếp cận lý thuyết
    cấu trúc chức năng”, Tổng cục dân số – kế hoạch hóa gia đình, số 7-
  5. Lê Văn Hùng, “Biến đổi các giá trị chuẩn mực, văn hóa gia đình”, Tạp chí
    Cộng sản ngày 03 tháng 08 năm 2016
  6. Trần Thị Minh Thi, “Những biến đổi của gia đình Việt Nam hiện nay và một số
    khuyến nghị chính sách”, Tạp chí Cộng sản ngày 10 tháng 06 năm 2020