Sự khác biệt giữa LCD và OLED, nó ảnh hưởng tới điện thoại của bạn như thế nào
Mục lục bài viết
Màn hình OLED là gì?
OLED – organic light-emitting diode, khác rất nhiều so với LCD. Các pixel trên tấm nền OLED có khả năng tự điều chỉnh độ sáng của mình, với từng pixel một, cũng vì thế mà màn hình OLED không cần lớp đèn nền như LCD. Lớp cảm ứng và lớp kính bảo vệ thì màn hình OLED vẫn có.
Đặc tính nói trên giúp màn hình OLED có thể tắt hẳn các pixel đang hiển thị vùng nội dung màu đen, cũng như điều chỉnh độ sáng của từng pixel cho phù hợp. Thế nên màn hình OLED thường có độ tương phản rất cao. Những hình ảnh hiển thị trong các cảnh quay ban đêm rõ ràng hơn, do nó không bị đèn nền chiếu hắt lên làm sáng cả những pixel đáng ra không cần sáng.
Cũng vì lý do trên mà màn hình OLED có chi phí sản xuất đắt hơn so với màn hình LCD. Thế nên ngày xưa màn hình OLED từng chỉ xuất hiện trên các model smartphone cao cấp. Sau này khi chi phí sản xuất màn hình OLED giảm đi thì đến cả những điện thoại tầm trung cũng đã dùng màn hình OLED, nhưng chi phí vẫn sẽ cao hơn.
Lợi ích của OLED trên điện thoại
Như đã đề cập ở trên, màn hình OLED có độ tương phản cao, khả năng hiển thị nội dung sáng và tối khác nhau rõ rệt. Ví dụ bạn đang xem phim và tới 1 cảnh đánh nhau trong tối, màn hình OLED sẽ giúp bạn vẫn nhìn được hình ảnh trong phim của các nhân vật. Còn nếu dùng màn hình LCD, bạn sẽ khó nhìn hơn và nếu gặp màn hình không đủ tốt thì gần như bạn không thấy gì.
Hoặc khi bạn xem video YouTube, video có tỉ lệ 16:9 nhưng màn hình của bạn dài hơn, tới 18:9 hoặc 21:9, thì màn hình OLED sẽ làm cho các vùng đen xung quanh thật sự đen thui, đem lại trải nghiệm tốt hơn. Còn nếu bạn dùng LCD, đèn nền bắt buộc phải sáng đều ngay cả ở những khu vực không cần sáng nên bạn sẽ thấy nó xám xám, rõ hơn.
Ngoài 2 lớp trên, màn hình còn nhiều lớp nữa nhưng để đơn giản thì bài viết này sẽ bỏ qua không giải thích sâu đến thế. Chỉ có 2 lớp nữa muốn nhắc đến, đó là màn hình của chúng ta giờ có thêm lớp cảm ứng, và 1 lớp kính bảo vệ trên cùng.