Sự khác biệt giữa hoạt động đại diện cho thương nhân và đại diện trong dân sự?

Thưa luật sư, Cho Em hỏi sự khác biệt cơ bản giữa hoạt động đại diện cho thương nhân và đại diện trong dân sự? Em cảm ơn! Người gửi thùy nguyễn thị

 

Trả lời:

1. Đại diện cho thương nhân

Căn cứ theo điều 141 Luật Thương mại 2005 thì đại diện cho thương nhân là việc một thương nhân nhận ủy nhiệm ( gọi là bên đại diện) của thương nhân khác gọi là bên giao đại diện, để thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thù lao về việc đại diện. Còn nếu như trong trường hợp mà thương nhân cử người của mình để làm đại diện cho mình thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự. 

Hợp đồng đại diện cho thương nhân thì phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên đại diện được thực hiện một phần hoặc toàn bộ hoạt động thương mại thuộc phạm vi hoạt động của bên giao đại diện

Về thời hạn đại diện cho thương nhân thì pháp luật tôn trọng và công nhận sự thỏa thuận của hai bên nếu hai bên không có thỏa thuận thì thời hạn đại diện chấm dứt khi bên giao đại diện thông báo cho bên đại diện về việc chấm dứt hợp đồng đại diện hoặc là bên đại diện thông báo cho bên giao đại diện về việc chấm dứt hợp đồng. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu bên giao đại diện đơn phương thông báo chấm dứt hợp đồng đại diện theo quy định thì bên đại diện có quyền yêu cầu bên đại diện trả một khoản thù lao do việc bên giao đại diện giao kết các hợp đồng với khách hàng mà bên đại diện đã giao dịch và những khoản thù lao khác mà đáng lẽ mình được hưởng. 

Trường hợp hời hạn đại diện chấm dứt theo quy định tại khoản 2 điều này theo yêu cầu của bên đại diện thì bên đại diện bị mất quyền hưởng thù lao đối với các giao dịch mà đáng lẽ mình được hưởng nếu các bên không có thỏa thuận khác. 

Bên cạnh đó thì Luật thương mại 2005 cũng quy định về nghĩa vụ của bên đại diện và nghĩa vụ của bên giao đại diện. Cụ thể như sau:

Điều 145 Nghĩa vụ của bên đại diện. theo đó thì trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên đại diện có các nghĩa vụ như sau:

– Thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa vì lợi ích của bên giao đại diện

– Thông báo cho bên giao đại diện về cơ hội và kết quả thực hiện các hoạt động thương mại đã được ủy quyền

– Tuân thủ chỉ dẫn của các bên giao đại diện nếu chỉ dẫn đó không vi phạm quy định pháp luật

– Không được tiết lộ hoặc cung cấp cho người khác các bí mật liên quan đến hoạt động thương mại của bên giao đại diện trong thời gian làm đại diện và trong thời hạn hai năm kể từ khi chấm dứt hợp đồng đại diện

– Bảo quản tài sản, tài liệu được giao để thực hiện hoạt động đại diện

Điều 146 quy định về nghĩa vụ của bên giao đại diện thì theo đó trừ trường hợp mà có thỏa thuận khác, bên giao đại diện sẽ có nghĩa vụ sau đây:

– Thông báo ngay cho bên đại diện về việc giao kết hợp đồng mà bên đại diện đã giao dịch, việc thực hiện hợp đồng mà bên đại diện đã giao kết, việc chấp nhận hay không chấp nhận các hoạt động ngoài phạm vi đại diện mà bên đại diện thực hiện

-Cung cấp tài sản, tài liệu, thông tin cần thiết để bên đại diện thực hiện hoạt động đại diện

– Trả thù lao và các chi phí hợp lý khác cho bên đại diện

– Thông báo kịp thời cho bên đại diện về khả năng không giao kết được, không thực hiện được hợp đồng trong phạm vi đại diện. 

 

2. Đại diện theo pháp luật dân sự

Căn cứ theo điều 134 thì đại diện là việc cá nhân, pháp nhân sau đây gọi chung là người đại diện nhân danh vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi là người đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. 

Cá nhân, pháp nhân có thể xác lập thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện. Cá nhân không được để người khác đại diện cho mình nếu pháp luật quy định họ phải tự xác lập thực hiện giao dịch đó

Trường hợp pháp luật có quy định thì người đại diện là người phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện. Quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người đại diện và người đại diện( sau đây gọi là đại diện theo ủy quyền); theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật ( sau đây gọi chung là đại diện theo pháp luật) 

Đại diện theo pháp luât dân sự thì bao gồm đại diện theo pháp luật của cá nhân, đại diện theo pháp luật của pháp nhân

– Đại diện theo pháp luật của cá nhân thì là cha, mẹ đối với con chưa thành niên; người giám hộ đối với người được giám hộ,người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được tòa án chỉ định; người do tòa án chỉ định trong trường hợp mà không xác định được người đại diện như trên

– Đại diện theo pháp luật của pháp nhân: Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ; người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật; người do tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại tòa án

 

3. Sự khác biệt đại diện cho thương nhân và đại diện theo pháp luật dân sự. 

Đại diện cho thương nhân và đại diện trong pháp luật dân sự là những hoạt động diễn ra nhiều và phổ biến trong đời sống hiện nay. Bởi thế mà những quy định về đại diện cho thương nhân hay là đại diện theo pháp luật dân sự đều được quy định một cách cụ thể và rõ ràng trong những quy định của pháp luật Việt Nam. 

Tiêu chí
Đại diện cho thương nhân
Đại diện theo 

căn cứ pháp lý
Luật Thương mại 2005
Bộ luật Dân sự 2015

Khái niệm
Đại diện cho thương nhân là một thương nhân nhận uỷ nhiệm (gọi là bên đại diện) của thương nhân khác (gọi là bên giao đại diện) để thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thù lao về việc đại diện
Đại diện là việc cá nhân nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.

Mục đích
Mục đích nhằm sinh lời
Không nhất thiết là phải có mục đích sinh lời. 

Hình thức hợp đồng
Hợp đồng đại diện cho thương nhân phải được thành lập bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. 
Không nhất thiết phải lập thành văn bản có thể thực hiện bằng hành vi và lời nói…

Chủ thể
Bắt buộc là thương nhân, có đủ tư cách thương nhân gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh
Bất kỳ ai miễn là đáp ứng các điều kiện về năng lực chủ thể theo quy định của bộ luật dân 

Tuy nhiên thì đại diện cho thương nhân và đại diện trong dân sự có sự giống nhau đó là đều là hình thức đại diện, tức là việc một người (sau đây là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của người khác( sau đây gọi là người đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện. Đại diện cho thương nhân chính là một dạng của đại diện theo ủy quyền trong dân sự nên có đặc điểm của đại diện theo ủy quyền

Trên đây là toàn bộ những thông tin mà chúng tôi muốn cung cấp cho các bạn có liên quan đến hoạt động đại diện. Hi vọng thông qua những thông tin và nội dung mà chúng tôi cung cấp thì các bạn đã có thêm những kiến thức về đại diện cho thương nhân và đại diện trong dân sự. Nếu các bạn còn có những câu hỏi thắc mắc có liên quan đến đại diện cho thương nhân và đại diện theo pháp luật dân sự thì các bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi thông qua số điện thoại của tổng đài 1900.6162 để có thể được tư vấn hướng dẫn một cách nhanh chóng. Minh Khuê xin chân thành cảm ơn sự theo dõi của quý khách hàng trong thời gian qua.